Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 39 - 40)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

2.2.2.1. Thông tin và số liệu thứ cấp

Các thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập trên:

- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học có liên quan đến đề tài.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Số liệu báo cáo kết quả kinh doanh, dư nợ, trạng thái các khoản nợ của VIB Thái Nguyên và số liệu tổng quan của VIB.

2.2.2.2. Thông tin và số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém. Để khắc phục nhược điểm này, người ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị gọi là điều tra chọn mẫu.

Để thu thập dữ liệu sơ cấp tác giả tiến hành khảo sát đánh giá của cán bộ nhân viên về các việc thực hiện các công việc liên quan tới chất lượng quản trị RRTD, đánh giá về nguyên nhân dẫn tới RRTD và các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng quản trị RRTD tại chi nhánh VIB Thái Nguyên.

Cỡ mẫu điều tra: Đề tài tập trung vào nghiên cứu về chất lượng hoạt động quản trị RRTD tại chi nhánh VIB Thái Nguyên, vì vậy, sẽ tập trung làm rõ: (i): Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quản trị RRTD tại VIB Thái Nguyên; (ii) Chất lượng các hoạt động liên quan tới công tác quản trị RRTD tại VIB Thái Nguyên. Những yếu tố này sẽ được xác định dựa trên việc điều tra đánh giá của chính các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới chất lượng quản trị RRTD tại chi nhánh. Tổng số cán bộ, chuyên viên thực hiện các công việc liên quan tới hoạt động quản trị RRTD tại VIB 30 người. Đề tài thực hiện việc điều tra tổng thể tất cả những cán bộ đang làm việc tại các bộ phận liên quan này. Trong tổng số 30 người gồm: 05 cán bộ làm việc, quản lý trong lĩnh vực cho vay và liên quan tới khách hàng tổ chức, 05 cán bộ hỗ trợ tín dụng, 20 cán bộ tín dụng trong lĩnh vực cho vay đối với khách hàng cá nhân.

Công cụ thu thập số liệu:

- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý ngân hàng. - Bảng câu hỏi dành cho cán bộ phụ trách tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)