Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 97 - 99)

5. Kết cấu luận văn

4.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị RRTD phải xuất phát từ khâu thu hút nhân lực, khâu đào tạo nhân lực và giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng tốt. Ngành tài chính - ngân hàng hiện nay đang có điểm yếu về nguồn nhân lực, đó chính là thừa nguồn nhân lực ở những vị trí công việc giản đơn (giao dịch, quỹ,…) nhưng lại thiếu nhân lực chất lượng cao ở các vị trí công việc đòi hỏi trình độ chuyên sâu như quản trị RRTD. Chính vì vậy, làm sao để thu hút, đào tạo và giữ chân được nhân lực tốt là mới giải pháp phát triển bền vững và nâng cao chất lượng quản trị

RRTD của tổ chức tín dụng. Đây là nhóm giải pháp phải được chú trọng thực hiện trong nội bộ VIB Thái Nguyên và cần thêm cả sự hỗ trợ của VIB hội sở.

Nhóm giải pháp về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao:

- Để thu hút được nguồn nhân lực tốt phải xuất phát từ việc quảng bá được một hình ảnh tốt về môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cởi mở; chế độ phúc lợi xã hội tốt;

- Có chế độ đánh giá năng lực người lao động đúng đắn và cơ chế thăng tiến tốt. Hiện tại VIB cũng đã bước đầu có những động thái tốt trong việc thực hiện chú trọng vào môi trường làm việc và chế độ cho người lao động.

- Tuy nhiên, để tăng cường thu hút nhân lực chất lượng cao, cần có sự khẳng định và tạo ra những hành động cụ thể hơn nữa, thể hiện qua sự rõ ràng trong phân công công việc của các vị trí, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc rõ ràng, có cơ chế khen thưởng minh bạch, rõ ràng.

- Ngoài ra, để thu hút được nhân lực chất lượng cao, cũng cần xây dựng bảng mô tả công việc, đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng cho các chức danh, vị trí công việc. Từ đó hướng tới đối tượng tuyển dụng mục tiêu và có chính sách tuyển dụng phù hợp. Việc xây dựng và hoàn thiện bảng mô tả công việc này không chỉ có tác dụng trong việc đánh giá nhân sự cần thu hút mà còn đánh giá được chất lượng nhân sự đang sử dụng, về lâu dài có tác dụng rất tốt cho hoạt động của ngân hàng

Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:

- Khi nhân tài sẵn dùng đang hiếm, thì cách tốt nhất để tự nâng cao chất lượng nhân lực của nội bộ chính là chính sách đào tạo, đào tạo lại. Ngân hàng cần thường xuyên đào tạo, đào tạo lại đội ngũ các bộ công nhân viên. Việc đào tạo không nên dừng lại ở những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, mà cần đào tạo thêm các kiến thức liên quan tới pháp luật, quản lý, các kỹ năng mềm như: giao tiếp, bán hàng, đàm phán,… đồng thời, cũng cần quan tâm tới việc đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên.

- Bên cạnh việc đào tạo chính thức, ngân hàng cũng nên tạo điều kiện cho các chi nhánh giao lưu, thi tài, chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong các lĩnh vực chuyên môn cũng như việc xử lý các tình huống khó. Nên có một ấn phẩm chuyên ngành của

toàn hàng để định kỳ cập nhập các nội dung kiến thức, nghiệp vụ, các cách thức xử lý tình huống khó mà thực tế xảy ra tại các chi nhánh,…

Nhóm giải pháp về giữ chân được nhân lực tốt:

- Tuyển dụng được lao động chất lượng cao đã khó, làm thế nào để giữ chân được nhân lực chất lượng cao cũng là bài toán cần giải quyết trong thời kỳ cạnh tranh nhân lực gay gắt hiện nay. Để giữ chân được người lao động, ngân hàng cần nghiên cứu và triển khai cơ chế động lực hợp lý để thực sự có tác dụng tích cực, một mặt kích thích người lao động hoàn thành các nhiệm vụ được giao, mặt khác, tạo sự yên tâm trong công tác cho người lao động.

- Để làm được điều này, ngân hàng cần xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được giao (chỉ tiêu trên KPIs) để xây dựng và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trên cơ sở đó đưa ra cơ chế phân phối tiền lương phù hợp nhằm động viên người lao động làm việc có năng suất, chất lượng; khen thưởng xứng đáng đối với những lao động có trình độ chuyên môn cao, đóng góp lớn đối với ngân hàng.

- Bên cạnh đó có cơ chế phạt, thậm chí sa thải đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc, suy thoái về đạo đức, lối sống ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Bên cạnh việc đánh giá đúng năng lực cá nhân người lao động, ngân hàng cần tạo ra một môi trường làm việc vừa thân thiện, vừa chuyên nghiệp để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, cống hiến và gắn bó cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)