5. Kết cấu luận văn
3.3.2. Các chỉ tiêu định tính về chất lượng quản trị RRTD
3.3.2.1. Các chính sách về quản trị RRTD
Để đánh giá được chất lượng quản trị RRTD của ngân hàng, yếu tố không kém phần quan trọng cần đánh giá là về các chính sách quản trị RRTD của ngân hàng. Các mặt cần đánh giá của chính sách quản trị RRTD gồm: sự kịp thời, nhất quán, dễ hiểu, dễ thực thi, dễ kiểm tra, đánh giá và kiểm soát, phù hợp với điều kiện của bản thân NHTM, với hoàn cảnh kinh tế trong nước và quốc tế. Thông thường, tại các NHTM sẽ đưa ra các loại chính sách sau: (i) Chính sách đối với khách hàng; (ii) Chính sách về phân bổ tín dụng; (iii) Chính sách về thẩm quyền phán quyết; (iv) Chính sách về phân loại nợ, trích lập dự phòng; (v) Các quy định về báo cáo, kiểm tra, giám sát rủi ro. Tại VIB, các chính sách này được thực hiện như sau:
- Chính sách đối với khách hàng: Chính sách khách hàng của VIB thể hiện khá nhất quán từ quy định chung trong sổ tay tín dụng tới các chính sách cụ thể trong từng thời điểm. Chính sách đối với khách hàng thể hiện việc phân loại khách hàng. Trên
cơ sở phân loại, ngân hàng đưa ra chính sách tiếp thị, ưu tiên cấp tín dụng, chính sách về hạn mức cho vay, tài sản bảo đảm, lãi suất biên áp dụng đối với từng khách hàng. Các chính sách này của VIB được xem là khá chặt chẽ, từ công đoạn phân loại khách hàng. Bên cạnh đó, hàng năm, ngân hàng đều bổ sung chính sách đối phát triển khách hàng cụ thể trong từng giai đoạn. Tạo sự chủ động cho các chi nhánh trong việc phát triển các mảng tín dụng ưu tiên. Các chi nhánh chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với chính sách của ngân hàng. Việc tuân thủ theo chính sách khách hàng, giúp ngân hàng có sự sàng lọc khách hàng ngay từ khâu đầu tiên của cấp tín dụng. Từ đó, giúp giảm thiểu RRTD cho ngân hàng.
- Chính sách về phân bổ tín dụng: Dựa trên những điều tra thị trường trong từng giai đoạn, mỗi năm VIB đều có chính sách nhất quán về phân bổ tín dụng, theo đó, sẽ có ưu tiên phát triển cho các mảng tín dụng khác nhau. Ví dụ: ưu tiên cho phát triển ngành thép, ưu tiên cho ngành đóng tàu, ưu tiên cho tiêu dùng, ưu tiên phát triển thẻ tín dụng,… Những chính sách này được xem là phù hợp và về tới chi nhánh sẽ căn cứ trên phân bổ tín dụng thực hiện điều chỉnh dư nợ vay phù hợp. Từ đó cũng góp phần giảm thiểu RRTD cho chi nhánh nói riêng và toàn hàng nói chung.
- Chính sách về thẩm quyền phán quyết: Với mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, VIB có chính sách phân bổ thẩm quyền phán quyết tín dụng (thẩm quyền xét duyệt hạn mức tín dụng tối đa cho khách hàng) rất rõ ràng. Những căn cứ để phân thẩm quyền phán quyết gồm: uy tín của giám đốc đơn vị kinh doanh, số năm kinh nghiệm của giám đốc đơn vị, trình độ của giám đốc đơn vị, đặc điểm khu vực đơn vị kinh doanh, đặc điểm của khách hàng khu vực đơn vị kinh doanh,… Mức phán quyết dành cho chi nhánh thông thường ở mức 2 tỷ/phán quyết. Những món tín dụng có hạn mức cao hơn sẽ phải trình lên tái thẩm định ở cấp cao hơn chi nhánh. Việc phân thẩm quyền phán quyết này có nhược điểm là làm chậm quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, ưu điểm của nó nhờ hạn chế bớt quyền lực của giám đốc chi nhánh nên giảm thiểu tối đa RRTD tại đơn vị kinh doanh.
- Chính sách về phân loại nợ, trích lập dự phòng RRTD: Hiện VIB tuân thủ việc phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD theo điều 10 của thông tư 02/2013/TT-
khoanh vùng và trích lập dự phòng đầy đủ. Tuy điều này làm giảm lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh tại năm kế toán, nhưng lại đảm bảo cho chi nhánh kiểm soát và hạn chế được hậu quả của nợ xấu xảy ra.
- Các quy định về báo cáo, kiểm tra, giám sát rủi ro: VIB Thái Nguyên tuân thủ chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát RRTD của VIB và của Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Nguyên. Việc tuân thủ báo cáo là chặt chẽ với việc nộp đầy đủ và đúng hạn các loại báo cáo: Báo cáo dư nợ, báo cáo dự phòng,…
3.3.2.2. Công nghệ sử dụng quản trị RRTD
Để góp phần vào nâng cao chất lượng quản trị RRTD không thể không kể tới vai trò của công nghệ quản trị RRTD. Công nghệ hiện đại có thể giúp ngân hàng cảnh báo sớm về nguy cơ tiềm ẩn của rủi ro, chỉ ra được nhóm khách hàng, ngành nghề đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Từ đó, giúp ngân hàng ra những chính sách ứng phó kịp thời. Công nghệ hiện đang được VIB ứng dụng là công nghệ core-banking từ những năm 2006. Năm 2014 VIB đã kết hợp với IBM và đối tác kinh doanh của IBM để triển khai một giải pháp điện toán đám mây ảo hóa, dựa trên các hệ thống IBM PureFlex System Express, IBM System Storage và phần mềm IBM SmartCloud Entry. Công nghệ hiện đại giúp VIB bảo mật thông tin khách hàng, duy trì hệ thống quản trị và mở rộng tiện ích cho khách hàng. Nhờ đó, sẽ gia tăng được uy tín cho ngân hàng, mang lại nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng hơn. Theo đánh giá, công nghệ này có hệ thống báo cáo quản trị khá tốt về nhóm khách hàng, ngành hàng hiện mang tới nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Sự vận hành hệ thống công nghệ như vậy cũng góp phần không nhỏ vào thành công của quản trị RRTD cho ngân hàng.