Phân tích các nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 81 - 84)

5. Kết cấu luận văn

3.4.2. Phân tích các nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng quản trị

Theo phân tích đã chỉ ra, các nguyên nhân dẫn tới RRTD thuộc 3 nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân về năng lực quản trị của ngân hàng, những yếu tố thuộc về khác hàng và các yếu tố khách quan khác. Nhóm nguyên nhân về năng lực quản trị của ngân hàng đã được đánh giá thông qua việc đánh giá chất lượng quản trị RRTD của ngân hàng. Vì vậy, trong phần đánh giá nguyên nhân này, phiếu điều tra chủ yếu tập trung vào điều tra nhóm nguyên nhân thuộc về khách hàng và các yếu tố khách quan. Phiếu khảo sát tập trung vào 9 nhóm nguyên nhân chính: (1) Do khách hàng cố ý lừa đảo; (2) Do Ngân hàng thiếu thông tin về KH trong quá trình thẩm định, cho vay; (3) Do Trình độ của Cán bộ tín dụng còn yếu; (4) Do cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng; (5) Do thiếu các căn cứ để thẩm định các thông tin KH cung cấp; (6) Do ngân hàng đầu tư quá mức vào một số khách hàng; (7) Do thiếu kiểm tra, kiểm soát khi cho vay; (8) Do thiếu thông tin về quy hoạch nhà đất, định giá tài sản đảm bảo; (9) Do xử lý tài sản đảm bảo khó khăn và một số nguyên nhân khác. Qua phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo, những chuyên viên làm việc lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, thì đây là 9 nguyên nhân chính dẫn tới RRTD cho ngân hàng. Việc đưa 9

nguyên nhân này vào giúp đánh giá, đối với VIB Thái Nguyên, đâu là nguyên nhân chính hiện đang gây ra RRTD cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Kết quả điều tra thu được như sau:

Bảng 3.9: Đánh giá nguyên nhân dẫn tới RRTD giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Phiếu S TT Chỉ tiêu Rất phổ biến Phổ biến Ít xảy ra Rất ít xảy ra Không xảy ra Điểm trun g bình (5) (4) (3) (2) (1) 3,7 1 Do khách hàng cố ý lừa đảo 5 11 14 0 0 3,4 2

Do Ngân hàng thiếu thông tin về KH trong quá trình thẩm định, cho vay 0 12 18 0 0 2,733 3 Do Trình độ của Cán bộ tín dụng còn yếu 0 0 22 8 0 1,933 4 Do cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng 0 0 4 20 6 3,333 5 Do thiếu các căn cứ để thẩm định

các thông tin KH cung cấp 0 11 18 1 0 2,433

6 Do ngân hàng đầu tư quá mức vào

một số khách hàng 0 0 14 15 1 2,433

7 Do thiếu kiểm tra, kiểm soát khi

cho vay 0 0 14 15 1 2,633

8 Do thiếu thông tin về quy hoạch

nhà đất, định giá tài sản đảm bảo 0 0 19 11 0 3,467

9 Do xử lý tài sản đảm bảo khó khăn 0 14 16 0 0 3,7

10 Các nguyên nhân khác (nếu có)

………

Kết quả điều tra cho thấy, nguyên nhân phổ biến nhất liên quan tới việc khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng (5/30 phiếu, chiếm 17% đánh giá là rất phổ biến, 11/30 phiếu, chiếm 37% đánh giá là phổ biến và 14/30 phiếu chiếm 46% đánh giá là ít xảy ra. Điều này, liên quan tới khách hàng cụ thể của các quản lý khách hàng, nên việc đánh giá là theo kinh nghiệm thực tế của quản lý khách hàng. Thực tế cho thấy, khi khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng thì bằng nghiệp vụ thông thường, các quản lý khách hàng sẽ rất khó phát hiện ra. Điều này là khá phù hợp với kết quả đánh giá là

thiếu thông tin về khách hàng và thiếu căn cứ để kiểm tra thông tin khách hàng. Để không bị khách hàng lừa đảo thì bản thân cán bộ quan hệ khách hàng phải tích lũy đủ kinh nghiệm, các mối quan hệ để có thể phân tích thông tin một cách tốt nhất, đưa ra đánh giá khách quan nhất để có thể có kết luận thẩm định đúng đắn nhất.

Nguyên nhân thứ 2 là khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm (14/30 phiếu, chiếm 47% đánh giá là phổ biến, 16/30 phiếu, chiếm 53% cho rằng ít xảy ra). Việc xử lý tài sản bảo đảm là động sản thường dễ dàng hơn do tính khả mại và liên quan tới việc dễ chuyển giao quyền sở hữu. Xử lý tài sản bảo đảm đối với bất động sản thường gặp khó khăn nếu người chủ tài sản không hợp tác. Trong trường hợp này sẽ rất khó xử lý vì ngân hàng không thể tự bán mà phải đưa ra tòa ra phán quyết và bán theo hình thức đấu giá. Trong trường hợp đưa ra tòa, thông thường, mỗi vụ kiện thường kéo dài thời gian trên một năm để tòa có thể thu thập đủ hồ sơ và ra phán quyết. Trường hợp, hồ sơ thủ tục đầy đủ, không có dấu hiệu sai phạm, lừa đảo, thì việc ra phán quyết sẽ có lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên, một số trường hợp liên quan tới cố ý làm sai của cả quản lý khách hàng và khách hàng sẽ khiến cho vụ kiện kéo dài, và hướng giải quyết có thể bất lợi cho ngân hàng. Chính điều này dẫn tới RRTD cho ngân hàng là khá lớn. Nguyên nhân phổ biến tiếp theo là do ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng trong quá trình thẩm định, cho vay. Có 12/30 phiếu, chiếm 40% đánh giá là phổ biến. Việc thu thập thông tin để thẩm định vay vốn là nhiệm vụ của quản lý khách hàng. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan như khách hàng cố ý che dấu thông tin, thông tin ít người biết, nên khi thẩm định, quản lý khách hàng vẫn thẩm định thiếu một số thông tin về khách hàng và khoản vay. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là do quản lý khách hàng chưa thực sự nỗ lực trong việc khai thác và tìm kiếm thông tin liên quan tới khách hàng và khoản vay nên dẫn tới trình trạng ra quyết định đề xuất tín dụng trong tình trạng thiếu thông tin.

Nguyên nhân thứ ba là do thiếu các căn cứ để thẩm định thông tin khách hàng cung cấp. Nguyên nhân này có hệ lụy từ việc thiếu thông tin bên ngoài, thiếu các mối quan hệ cần thiết để thẩm định lại thông tin. Đây có thể nói chính là lỗi của cán bộ quản lý khách hàng trong việc thu thập thông tin và thẩm định hồ sơ khách hàng. Tuy nhiên, ngoài lỗi từ cán bộ quản lý khách hàng, đây cũng có thể xem xét lỗi của hệ

thống cung cấp thông tin. Khi mà hiện giờ thông tin tín dụng là tối quan trọng. Trung tâm cung cấp thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước được lập ra nhưng hoạt động cung cấp thông tin còn hạn chế ở thông tin khách hàng, nhóm nợ, tài sản hiện thế chấp. Còn lại các thông tin khác, nếu có nhu cầu các ngân hàng sẽ phải yêu cẩu thêm và trả phí để được cung cấp. Như vậy, hệ thống cung cấp thông tin mang tính công cộng này vẫn chưa đáp ứng được vai trò cần thiết của nó. Để khắc phục tình trạng thiếu thông tin này, cần thiết phải có hành động từ hội sở khi lập lên các cơ sở dữ liệu hệ thống cho toàn hàng và hành động của Ngân hàng Nhà nước trong việc bổ sung và cung cấp kịp thời hơn các thông tin liên quan khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)