Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm phú thọ (Trang 85 - 96)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

Đề nghị với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho Trường chính trị tỉnh mở lớp trung cấp, làm việc với các trường Đại học như: Học viên Hành chính Quốc Gia, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh..mở các lớp về chuyên ngành chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức QLNN nhằm tạo điều kiện cho CB,VC được học tập nâng cao trình độ, kể cả những CB, VC chưa thuộc diện quy hoạch và tiếp tục ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác các địa phương, trong đó có Trung tâm DVVL tỉnh

Đề nghị sớm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII về chương trình trọng tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học trên địa bàn - nơi đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung.

KẾT LUẬN

Chất lượng NNL có vai trò rất lớn đến sự phát triển kinh tế. Các mô hình phát triển kinh tế đều khẳng định điều này khi cho rằng sự phát triển bền vững đòi hỏi phải tích lũy vốn, phát triển kỹ thuật và công nghệ. Đây là những nhân tố gắn liền và phụ thuộc vào chất lượng NNL, khi chất lượng lao động thấp hay vốn nhân lực ít thì việc tạo ra và thực hiện tích lũy vốn và phát triển kỹ thuật công nghệ khó mà thực hiện được.

Qua quá trình nghiên cứu, thông qua khảo sát và phân tích thực trạng chất lượng CB, VC tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Phú Thọ, luận văn đã:

-Hệ thống hóa cơ sở lý luận, chất lượng cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

-Tiến hành phân tích được thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ từ đó đã chỉ ra được những ưu điểm và đặc biệt đã chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế như: Năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác còn chưa cao gây ra nhiều khâu còn trì trệ; Còn tồn tại một bộ phận CB, VC yếu kém về phẩm chất, đạo đức chưa gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối Đảng và pháp luật của Nhà nước; Việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa được chú trọng, nội dung đào tạo còn trùng lặp, mang nặng tính lý thuyết, ít có tính thực tiễn, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn thực hiện công việc được giao chưa cao.

-Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CB, VC tại Trung tâm trong giai đoạn tới như: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ; Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện công vụ của cán bộ; Việc phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ không phải là một việc đơn giản, cộng với đó là kinh nghiệm thực tiễn của tác giả chưa có nhiều nên nội dung của luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, thậm chí là sai sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến

đóng góp quý báu của cô giáo hướng dẫn đã giúp hoàn thiện luận văn này, rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của các Thầy giáo, Cô giáo của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, các đồng nghiệp để luận văn này được củng cố, hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Nhơn (2015), Giáo trình Quản lý và Phát triển nhân lực xã hội, NXB Tư pháp , Hà Nội.

2. Đinh Ngọc Giang (2015), Thu hút và trọng dụng nhân tài trong giai đoạn hiện nay, http://tcnn.vn/

3. Đỗ Xuân Trường (2012), “Tái cấu trúc nền kinh tế và vai trò mới của Quản trị nhân lực”, Kỷ yếu ngày Nhân sự Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

4. Hồ Như Hải, Vũ Hoàng Giang (2014), “Thu hút và sử dụng nhân tài trong doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Kỷ yếu ngày Nhân sự Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

5. Lê Thanh Hà (2014), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Lê Quân (2014), Bài giảng về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, ĐH Thương Mại, Hà Nội

7. Lê Chi Mai (2014) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Lý thuyết về khung năng lực và vận dụng vào xây dựng năng lực thực thi công vụ ở Việt Nam”

8. Ngô Thành Can, “Chất lượng thực thi công vụ - Vấn đề then chốt của cải cách hành chính” Học viện Hành chính Quốc gia

9. Nguyễn Văn Hiệu (2015), Đào tạo nhân lực với chiến lược phát triển dịch vụ bán lẻ ở các ngân hàng thương mại.

10. Nguyễn Ngọc Hưng (2014), “Tầm nhìn lãnh đạo với phát triển nguồn lực doanh nghiệp thời hội nhập”, Kỷ yếu ngày Nhân sự Việt Nam 2012, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

11. Nguyễn Tấn Thịnh (2013), Giáo trình Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Thế Thắng (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Tạ Ngọc Hải, (2013), Một số nội dung về nhân lực và phương pháp đánh giá nhân lực.

14. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Trung (2010), Phát triển nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.

15. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2005) “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức”, Nhà xuất bản Chình trị quốc gia, Hà Nội. 16. Trần Văn Tình (2016), “Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ”,

http://tcnn.vn

17. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB thế giới, Hà Nội

18. Võ Xuân Tiến (2014), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nhân lực. 19. Võ Kim Sơn (chủ biên), Lê Thị Vân Hạnh và Nguyễn Thị Hồng Hải (2010), Giáo

trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nxb thống kê, Hà Nội. 20. Vlphutho.vieclamvietnam.gov.vn

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM PHÚ THỌ

Kính chào Anh/chị!

Tôi là Nguyễn Thị Thanh Huệ

Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ”. Xin Anh/chị vui lòng bớt chút thời gian cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây. Mọi thông tin mà Anh/chị cung cấp chỉ dành cho cuộc nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/chị!

Phần 1: Thông tin chung

Xin hãy trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách tích (x) vào ô lựa chọn tương ứng hoặc ghi câu trả lời:

Họ và tên:……….…. Tuổi: ……….. Năm……….. Giới tính: Nam Nữ Nghề nghiệp: ……….……..…. Trình độ:………. Phòng/ban:……….

Phần 2: Nội dung khảo sát

Theo thứ tự từ 1 đến 5, đánh giá mức độ đồng ý của Anh/Chị đối với câu hỏi (bằng cách đánh dấu “X” vào 1 trong 5 mức độ dưới đây ở các câu hỏi) :

1 : Kém; 2 : Yếu;

2.1. Đánh giá về việc xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp trên, cùng cấp của Trung tâm

Câu hỏi Mức độ

1 2 3 4 5

Việc xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới

Việc xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ giữa cấp dưới với cấp trên

Việc xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ cùng cấp

2.2. Đánh giá về tính trách nhiệm, sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau của các thành viên trong tổ chức để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Trung tâm

Câu hỏi Mức độ

1 2 3 4 5

Tính trách nhiệm

Sự chia sẻ,hỗ trợ, giúp đỡ nhau

2.3. Đánh giá về công tác quản trị nhân lực của Trung tâm

Câu hỏi Mức độ

1 2 3 4 5 Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng CB, VC

Anh/Chị có cho rằng Quy trình hoạch định chi tiết, chặt chẽ tuân theo quy định của cơ quan QLNN? Anh/Chị có cho rằng công tác quy hoạch CB, VC xuất phát từ kế hoạch hoạt động của tổ chức?

Anh/Chị có cho rằng các khoá đào tạo của Trung tâm DVVL Phú Thọ là đa dạng?

thực hiện tốt?

Sau khi được đào tạo, Anh/Chị có thể áp dụng vào thực tế công việc?

Công tác tuyển dụng CB, VC

Anh/chị cho biết mức độ đánh giá về quy trình tuyển dụng (minh bạch, công khai, tuân thủ theo quy định của Nhà nước)

Anh/chị cho biết mức độ đánh giá về kế hoạch tuyển dụng (rõ ràng, công khai)

Công tác sử dụng CB, VC

Anh/Chị có cho rằng mức độ công việc đang đảm nhận phù hợp với năng lực của CB, VC?

Anh/Chị có cho rằng mức độ công việc đang đảm nhận phù hợp với chuyên môn của CB, VC?

Công tác đánh giá CB, VC

Anh/Chị có cho rằng đội ngũ CB, VC có phấm chất, đạo đức lối sống, tác phong và lề lối làm việc tốt? Anh/Chị có cho rằng tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của CB, VC là tốt?

Anh/Chị có cho rằng Thái độ phục vụ nhân dân

Công tác kiểm tra, giám sát CB, VC

Theo anh chị, công tác kiểm tra, giám sát CB, VC tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ có được thực hiện thường xuyên, công khai, mình bạch?

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO NGƯỜI DÂN ĐẾN LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM PHÚ THỌ

Kính chào Anh/chị!

Tôi là Nguyễn Thị Thanh Huệ

Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ”. Chúng tôi muốn tìm hiểu những suy nghĩ, nhận định, đánh giá của Anh (Chị) đối với CB, VC tại Trung tâm DVVL Phú Thọ về: Kết quả giải quyết công việc; phẩm chất, đạo đức lối sống; tinh thần thái độ phục vụ, trách nhiệm với công việc ....

Xin Anh/chị vui lòng bớt chút thời gian cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây. Mọi thông tin mà Anh/chị cung cấp chỉ dành cho cuộc nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/chị!

Phần 1: Thông tin chung

Xin hãy trả lời những câu hỏi dưới đây bằng cách tích (x) vào ô lựa chọn tương ứng hoặc ghi câu trả lời:

Họ và tên:……….…. Tuổi: ……….. Năm……….. Giới tính: Nam Nữ Nghề nghiệp: ……….……..…. Trình độ:………. Phòng/ban:……….

Phần 2: Nội dung khảo sát

Theo thứ tự từ 1 đến 5, đánh giá mức độ đồng ý của Anh/Chị đối với câu hỏi (bằng cách đánh dấu “X” vào 1 trong 5 mức độ dưới đây ở các câu hỏi) :

1 : Hoàn toàn không đồng ý; 2 : Không đồng ý; 3:Bình thường; 4 : Đồng ý; 5 : Hoàn toàn đồng ý

Câu hỏi: Theo Anh (Chị) kết quả giải quyết công việc; phẩm chất đạo đức, lối sống và thái độ, trách nhiệm của CB, VC tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào?

TT Tiêu chí đánh giá

Tốt Khá TB Yếu kém

5 4 3 2 1

1 Kết quả giải quyết công việc 2 Phẩm chất đạo đức lối sống

3 Thái độ, trách nhiệm với công việc

PHỤ LỤC 03

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CB, VC TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TỈNH PHÚ THỌ

STT Tiêu thức

đánh giá Nội dung

Điểm tối đa I Chỉ tiêu chất lượng công việc 20

Mức 5 Hoàn thành xuất sắc công việc 20

Mức 4 Hoàn thành tốt công việc được giao 18

Mức 3 Hoàn thành công việc ở mức độ khá 16

Mức 2 Hoàn thành công việc ở mức độ bình thường 12

Mức 1 Chưa hoàn thành công việc được giao 0

II Chỉ tiêu khối lượng công việc 20

Mức 5 Thực hiện công việc với khối lượng ở mức rất cao 20 Mức 4 Thực hiện công việc với khối lượng ở mức cao 18 Mức 3 Thực hiện công việc với khối lượng ở mức khá 16 Mức 2 Thực hiện công việc với khối lượng ở mức trung bình 12 Mức 1 Thực hiện công việc với khối lượng ở mức độ thấp 0

III Mức độ phức tạp của công việc 20

Mức 5 Tính sáng tạo cao, tạo ra những ý tưởng mới trong thực hiện

công việc 20

Mức 4

Xử lý những thông tin tương đối phức tạp đòi hỏi rất nhạy bén, có vận dụng kiến thức ngoài hoặc tạo ra quy trình, quy chế có chất lượng

18 Mức 3 Yêu cầu tính độc lập và có sáng tạo trong công việc 16 Mức 2 Công việc đòi hỏi có tính linh hoạt khi xử lý công việc trong

khuôn khổ quy định 12

Mức 1 Chỉ thực hiện theo đúng quy trình và quy chế có sẵn 8

IV Thái độ làm việc 10

Mức 5 Rất tích cực trong công việc 10

Mức 4 Tích cực trong công việc 8

Mức 3 Có trách nhiệm trong công việc 6

Mức 2 Có trách nhiệm trong công việc, tuy nhiên đôi khi thiếu tập

Mức 1 Chưa tích cực trong công việc 0

V Khả năng hiểu biết 12

1 Trình độ học vấn cơ bản 4

Mức 4 Trình độ trên đại học 4

Mức 3 Trình độ Đại học và tương đương 3

Mức 2 Trình độ Cao đẳng và tương đương 2

Mức 1 Trình độ trung học phổ thông 1

2 Kỹ năng, kinh nghiệm, thâm niên công tác 4

Mức 4 Trên 10 năm 4

Mức 3 Từ 05 năm đến 10 năm 3

Mức 2 Từ 02 năm đến 05 năm 2

Mức 1 Dưới 02 năm 1

3 Hiểu biết trong công việc 4

Mức 4 Rất có hiểu biết trong công việc thực hiện 4

Mức 3 Hiểu biết tốt trong công việc 3

Mức 2 Có hiểu biết trong công việc, đổi khi cần có hướng dẫn khi

thực hiện công việc 2

Mức 1 Có hiểu biết công việc ở mức độ vừa phải, thỉnh thoảng cần

có sự hướng dẫn khi thực hiện công việc 0

VI Kỹ năng quản lý 10

Mức 4 Quản lý nhóm lớn, các nhiệm vụ phức tạp (>5 người) 10 Mức 3 Quản lý nhóm lớn, các nhiệm vụ thường nhật (3 - 5 người) 8 Mức 2 Quản lý nhóm nhỏ, các nhiệm vụ phức tạp ( > 3 người) 6

Mức 1 Độc lập trong công việc 4

VII Ý thức tổ chức kỷ luật 8

Mức 5 Gương mẫu về ý thức tổ chức kỷ luật, nội quy lao động 8

Mức 4 Thực hiện tốt nội quy lao động 6

Mức 3 Đảm bảo thời gian làm việc, thỉnh thoảng vắng mặt không

có lý do 4

Mức 2 Thỉnh thoảng đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ 2 Mức 1 Thường xuyên đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ. 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm phú thọ (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)