Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm phú thọ (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp *Nguồn tài liệu

Các nguồn thông tin, tài liệu thống kê về đội ngũ cán bộ, viên chức tại Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ qua các năm 2016-2018. Sách, báo, tạp chí, các công trình đã công bố nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học về nâng cao chất lượng cán bộ viên chức.

Báo cáo tình hình về cán bộ, viên chức tại Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ qua các năm 2016-2018. Quan điểm, định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ trong một số năm tiếp theo.

Ngoài ra sử dụng một số các nghị quyết, văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh Phú Thọ về nâng cao chất lượng cán bộ, viên chức các đơn vị hành chính sự nghiệp.

* Tiến hành thu thập:

Tác giả sẽ trực tiếp đến các Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ.

chức có liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ; kinh nghiệm của một số địa phương trong nước.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu có sử dụng bảng hỏi.

a. Đối tượng điều tra

- Để đánh giá chất lượng cán bộ, viên chức của Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ tác giả tiến hành điều tra người dân đến làm việc với Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ.

- Để đánh giá chất lượng đội ngũ và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ tác giả tiến hành điều tra cán bộ, viên chức đang làm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ.

b. Chọn mẫu nghiên cứu

- Đối với đối tượng điều tra là người dân đến làm việc với Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ: tác giả đã thống kê số người đến làm việc với Trung tâm đến tháng7/2017 đạt 261 người, áp dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2) (1)

Trong đó:

n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.

Như vậy tính toán được n = 158 người, tác giả sẽ phát phiếu điều tra cho 158 người dân này.

- Đối với đối tượng điều tra là cán bộ, viên chức đang làm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ: Số lượng cán bộ, cán bộ, viên chức hiện đang làm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ là 59 người. Do đó tác giả sẽ tiến hành điều tra tổng thể toàn bộ mẫu này. Như vậy sẽ có 59 phiếu hỏi được phát ra và thu về theo nội dung bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng liên quan đến việc đánh giá của các cán bộ, viên chức tại Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ theo thang đo Likert 5 mức độ.

Đối tượng điều tra Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Cán bộ 37 62,7

2. Viên chức 22 37,3

Tổng 59 100

(Nguồn: Tác giả xây dựng) c. Mẫu phiếu điều tra

* Phiếu điều tra người dân:

Để đánh giá chất lượng cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra người dân đến làm việc với Trung tâm. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…

- Phần 2: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết.

*Phiếu điều tra cán bộ, viên chức: Để đánh giá chất lượng đội ngũ và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra các cán bộ, viên chức tại trung tâm. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa,…

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết. *Thang đo của bảng hỏi: Để đánh giá chất lượng cán bộ viên chức, chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức, trong các bảng hỏi luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ cho các câu hỏi.

- Giá trị bình quân của thang đo Likert cho từng câu hỏi: Xi = (∑ Xi*fi)/ (∑fi)

Trong đó:

Xi: là biến quan sát theo thang đo Likert fi: Số người trả lời cho giá trị Xi

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5= 0,8 Từ đó ta có: Giá trị trung bình và ý nghĩa của thang đo Likert:

Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt

1.00 - 1.80 1.81 - 2.60 2.61 - 3.40 3.41 - 4.20 4.21 - 5.00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm phú thọ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)