5. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ,viên chức tại Trung tâm dịch vụ việc làm
làm Phú Thọ
Cho đến thời điểm hiện nay, Trung tâm hiện có 59 cán bộ, viên chức. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, viên chức tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Phú Thọ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng CNXH, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, có lối sống giản dị, trong sáng và tâm huyết với nghề.
Lãnh đạo Trung tâm đã nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vị trí, yêu cầu của công tác cán bộ và nâng cao chất lượng cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác cán bộ trong thời gian gần đây, đặc biệt là nhiệm kỳ 2016 - 2018 ngày càng đổi mới hơn, đảm bảo khách quan, dân chủ, chặt chẽ và đúng quy trình.
Cán bộ, viên chức tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ từng bước được chuẩn hóa, việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, bố trí, sử dụng được thực hiện dân chủ, nề nếp hơn, đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn lượt cán bộ, nâng cao trình độ cả về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý xã hội; thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ, viên chức.
3.2.1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm theo độ tuổi, giới tính
* Theo giới tính:
Bảng 3.1: Cơ cấu lao động theo giới tính tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 -2018
Giới tính
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Lao động nam 20 38,4 22 39.2 24 40,6 Lao động nữ 32 61,6 34 60,8 35 59,4 Tổng 52 100 56 100 59 100
Theo bảng 3.1 cho thấy: Cán bộ nữ chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số CBVC tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ ( năm 2016 chiếm 61,6%, năm 2017 chiếm 60,8 %, năm 2018 chiếm 59,4%. Tỷ lệ tăng của lao động nữ qua các năm cũng luôn cao hơn so với tỷ lệ lao động nam. Điều này là hoàn toàn phù hợp ở một đơn vị đặc thù công việc hành chính tại Trung tâm DVVL.
* Theo độ tuổi:
Bảng 3.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 -2018
Độ tuổi
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Dưới 30 11 21,1 13 23,2 15 25,4 Từ 30-45 24 46,1 29 51,7 32 54,2 Trên 45 17 32,8 14 25,1 12 20,4 Tổng 52 100 56 100 59 100
( Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức – Kế toán- Trung tâm DVVL Phú Thọ)
Nhìn vào Bảng 3.2 cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016- 2018 có thể thấy: đội ngũ CB, VC tại Trung tâm đang từng bước được trẻ hóa. Giảm dần số người trong độ tuổi trên 45 và tăng dần số người ở độ tuổi dưới 30, chủ yếu là lao động độ tuổi từ 30 đến dưới 45 tuổi.
Nhóm dưới 30 tuổi có sự tăng lên trong giai đoạn 2016- 2018, tuy nhiên, số lượng không nhiều. Cụ thể: 21%, 23,2% và 25,4%. Nhóm này những thanh niên trẻ, giàu nhiệt huyết, tuy nhiên kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của nhóm này chưa được chín muồi nên cần nhiều sự đào tạo, bồi dưỡng. Sức trẻ là một lợi thế cho CB, VC ở nhóm tuổi này có thể thích ứng được với sự thay đổi như vũ bão của khoa học và công nghệ trong thời kỳ hội nhập.
Đội ngũ CB, VC trong độ tuổi từ 30-45 luôn chiếm một tỉ lệ cao, bình quân là 50% trong giai đoạn 2016 -2018. CB, VC trong độ tuổi này có
độ chín muồi cả về chuyên môn và kinh nghiệm do đó hiệu quả làm việc, chất lượng công việc sẽ cao hơn so với 2 nhóm tuổi còn lại. Họ đang ở đỉnh cao của công việc.
Nhóm trên 45 tuổi tại Trung tâm DVVL Phú Thọ giảm dần trong giai đoạn này, giảm từ 32,6% năm 2016 xuống 25,1% năm 2017 và chỉ còn 20,4% vào năm 2018. Có sự thay đổi này do đội ngũ CB, VC đến tuổi nghỉ hưu, về nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước.
3.2. 2. Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc - Về lý luận chính trị
Bảng 3.3. Tình trạng cán bộ, viên chức đạt chuẩn theo trình độ lý luận, ngoại ngữ, tin học từ năm 2016 - 2018
TT Tiêu chuẩn
2016 2017 2018 Số
Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng lượng lượng
1 Lý luận chính trị 30 57,6 34 60,7 41 69,49 2 Quản lý nhà nước 29 51,7 31 55,3 40 67,8
3 Ngoại ngữ 18 34,6 21 37,5 27 45,7
4 Tin học 27 51,9 31 55,3 42 71,1
( Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức – Kế toán- Trung tâm DVVL Phú Thọ)
Qua số liệu Bảng 3.3 ta thấy, tỷ lệ cán bộ có trình độ lý luận đạt chuẩn (từ sơ cấp trở lên) từ năm 2016 đến năm 2018 chiếm khoảng 62,3 % tổng số cán bộ tại Trung tâm. Tỷ lệ cán bộ, viên chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước chiếm tỉ lệ khá cao, trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 tỷ lệ này dao động từ 51,7% đến 67,8 %. Số lượng cán bộ viên chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước trong giai đoạn này lần lượt 29,31 và 40 cán bộ. Việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước rất quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, viên chức bởi vì sau khi được tuyển dụng vào đội ngũ này phải trải qua lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước để làm quen với công việc sẽ đảm nhiệm trong cơ quan nhà nước, đồng thời tích lũy các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu việc chuẩn hóa cán bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Số lượng CB, VC đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học tăng qua các năm từ năm 2016 đến năm 2018. Số lượng cán bộ đạt chuẩn về ngoại ngữ năm 2016 là 18 người thì đến năm 2018 con số này là 40, tăng thêm 12 cán bộ đạt chuẩn ngoại ngữ. Mặc dù tổng số cán bộ đạt chuẩn ngoại ngữ đều chiếm trên 50% trong thời kỳ 2016- 2018, tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp một phần do tính chất công việc ít sử dụng ngoại ngữ.
Số lượng CB, VC đạt chuẩn về tin học năm 2016 là 27 thì đến năm 2018 con số này là 42 chiếm tỷ lệ 71,1%. Sự tăng lên về số lượng cán bộ cán bộ đạt chuẩn về tin học giúp đáp ứng được nhu cầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan sự nghiệp của nhà nước, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu công việc được giao.
- Về phẩm chất chính trị
Với 47 người vào Đảng chiếm tỷ lệ 79,6% (trên tổng số 59CB, VC); với người chưa vào Đảng là 12 chiếm tỷ lệ 20,4 %. Đây là một tỷ lệ rất cao, đáp ứng được yêu cầu của cán bộ, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước.
Bảng 3.4. Thực trạng cán bộ, viên chức là đảng viên năm 2018 TT Đối tượng Số lượng CB(người) Tỷ lệ %
1 Đảng viên 47 79,6
2 Chưa vào Đảng 12 20,4
Tổng số 59 100
( Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức – Kế toán- Trung tâm DVVL Phú Thọ) - Về đạo đức lối sống
Theo quan niệm phổ biến thì lối sống thường phản ánh thái độ của một cá nhân đối với các vấn đề liên quan đến họ như: gia đình, xã hội, pháp luật, bạn bè, đồng nghiệp…; lối sống thuộc về cá nhân, cá tính của mỗi người; lối sống bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như gia đình, nơi sinh sống, giáo dục, văn hóa và đặc biệt là truyền thông.
Đại đa số CB, VC tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ có lối sống giản dị, chan hòa với đồng nghiệp và người LĐ, người có nhu cầu sử dụng LĐ khi đến làm việc tại Trung tâm.
3.2. 3. Thực trạng năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tại TTDVVL tỉnh Phú Thọ đã được nâng cao đáng kể. Trong giai đoạn 2016- 2018, không có cán bộ, viên chức có trình độ chuyên môn sơ cấp, Cao đẳng,Trung cấp và PTTH chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.
Bảng 3.5. Tình hình CB, VC theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ năm 2016 đến năm 2018
Trình độ
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Trên Đại học 1 1,9 2 3,6 3 5,1 Đại học 44 84,6 48 85,7 51 86,4 Cao đẳng,Trung cấp, THPT 7 13,5 6 10,7 5 8,5 Tổng 52 100 56 100 59 100
( Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức – Kế toán- Trung tâm DVVL Phú Thọ)
Qua bảng 3.5 ta có thể thấy, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ tại Trung tâm tương đối tốt, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học luôn chiếm gần 90%. Quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ luôn không ngừng nâng cao trình độ các cán bộ, cán bộ để phục vụ tốt cho công việc. Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp giảm giần và có sự tăng lên đáng kể của lực lượng lao động có trình độ đại học. Cụ thể là: 84,6%; 85,7 % và 86,4% trong thời kỳ 2016, 2017 và 2018
Điều này cho thấy Ban Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ có tầm nhìn chiến lược. Ban Giám đốc đã nhận định đúng: muốn Trung tâm phát triển thì phải có đội ngũ cán bộ, cán bộ có trình độ, có năng lực, và luôn luôn có những chính sách chiêu mộ người tài. Chính vì lẽ đó, để mang lại sự hài lòng của người dân khi đến sử dụng dịch vụ tại trung tâm, BGĐ một mặt cần động ̣viên, khuyến khích CB, CC bằng các chính sách, chế độ hợp lý nhằm tạo động lực giúp họ phục vụ ngày càng tốt hơn. Mặt khác, chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn, đồng thời cấp kinh phí về đồng phục cho nhân viên, tạo cảm giác chuyên nghiệp trong hoạt động của Trung tâm.
3.2. 4. Thực trạng về thể lực
Để nâng cao sức khỏe cho đội ngũ CB, VC, hàng năm Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Phú Thọ đã thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ CB-VC tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Kết quả khám sức khỏe định kỳ được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.6. Kết quả khám sức khỏe định kỳ của đội ngũ CB-VC tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018
Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số LĐ Tỉ lệ % Số LĐ Tỉ lệ % Số LĐ Tỉ lệ % 1. Thực hiện khám SKĐK 52 100 56 100 59 100 Số người được khám SKĐK 45 86,5 52 92,8 57 96,6
Số người chưa được khám 7 13,5 4 7,2 2 3,4
2. Kết quả phân loại SK 52 100 56 100 59 100
Loại I,II,III 42 76,9 50 89,2 52 88,1
Loại IV 8 15,3 5 8,9 7 11,9
Loại V 2 7,8 1 1,9 0 0
( Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức – Kế toán- Trung tâm DVVL Phú Thọ)
Bảng số liệu 3.6 cho thấy: Tỷ lệ tham gia khám sức khỏe định kỳ của đội ngũ CB, VC có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể: Số CB, VC tham gia khám sức khỏe định kỳ năm 2016 là 45 người chiếm 86,5%, đến năm 2017 là 52 người chiếm 92,8. Đến năm 2018 là 57 người, chiếm 96,6%. Điều này cho thấy Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Phú Thọ đã quan tâm, chú trọng đến chăm sóc và khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ CB, VC.
Theo kết quả phân loại sức khỏe của đội ngũ đội ngũ CB, VC ta thấy qua các năm số CB, VC có sức khỏe loại I, II, III luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 95%), không có người nào mắc bệnh nghề nghiệp. Số CB, VC có sức khỏe loại IV, V chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Đặc biệt năm 2018, số CB, VC có sức khỏe loại V là 0 người.
Ngoài ra, để nâng cao sức khỏe cho đội ngũ CB, VC, Trung tâm Dịch vụ việc làm Phú Thọ đã trang bị cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi tập thể dục và tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tổ chức đi tham quan... để giúp cho đội ngũ CB, VC tại trung tâm có điều kiện nâng cao sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần, tạo động lực cho họ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
3.2.5.Thực trạng tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ
Kết quả thực hiện công việc là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá chất lượng lao động cũng như chất lượng NNL. Thông qua kết quả thực hiện công việc, người sử dụng lao động đánh giá được hiệu quả làm việc của người lao động mà mình thuê, sự phù hợp của lao động đó với công việc được giao. Tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ, kết quả thực hiện công việc của CB,VC được chia thành 4 mức độ với số liệu thống kê như sau:
Bảng 3.7: Thực trạng về kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ năm 2016 đến năm 2018
Tiêu chuẩn
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số LĐ Tỉ lệ % Số LĐ Tỉ lệ % Số LĐ Tỉ lệ %
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 8 15,3 9 16,1 12 20,3 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 34 65,3 40 71,4 46 64,4
Hoàn thành nhiệm vụ 8 15,3 6 10,7 3 77,9
Không hoàn thành nhiệm vụ 2 4,1 1 1,8 0 0
Tổng số lao động 52 100 56 100 59 100
( Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức – Kế toán- Trung tâm DVVL Phú Thọ)
Qua bảng số liệu tại Bảng 3.7 cho thấy: kết quả đánh giá thực hiện công việc của cán bộ viên chức tại Trung tâm được chia thành 4 mức. Trong đó, tỷ lệ “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (luôn trên 70%). Tỷ lệ “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và tỷ lệ “hoàn thành tốt nhiệm vụ” có xu hướng tăng đều qua các năm, Tỷ lệ “ Hoàn thành nhiệm vụ “ và tỷ lệ “không hoàn thành nhiệm vụ” chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy: CB, VC tại Trung tâm vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để hoàn thành công việc tương đối tốt, năng lực làm việc được nâng cao. Ý thức, trách nhiệm, tinh thần của người
lao động trong công việc được cải thiện. Kết quả đánh giá thực hiện công việc cũng là căn cứ để Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ thực hiện khen thưởng, kỉ luật, là cơ sở để thực hiện các chính sách nhân sự tại Trung tâm như: đề bạt, thăng tiến, đào tạo lại, cho thôi việc,....
*Tinh thần trách nhiệm và phối hợp thực hiện nhiệm vụ
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, người lao động không chỉ cần có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm mà còn cần có ý thức, trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao; thái độ ứng xử với cấp trên, đồng nghiệp và đối tác, khách hàng; việc thực hiện nội quy, kỉ luật lao động;…
Trung tâm đã xây dựng cho mình bản Nội quy kỷ luật lao động, đây là cơ sở quan trọng để Trung tâm quản lý lao động, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Nội quy kỷ luật lao động cũng là cơ sở để Trung tâm xây dựng nên các tiêu chuẩn về thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động, cũng như các tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua cá nhân và tập thể hàng tháng.
Hàng năm, các phòng trong Trung tâm thực hiện bình xét thi đua cá nhân và tập thể. Trong đó, thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá. Yếu tố này thường được Trung tâm đánh giá qua các tiêu chí như: việc thực hiện Nội quy kỉ luật lao động; tình trạng lãng phí giờ công (đi muộn, về sớm, trốn việc,làm việc riêng trong giờ làm việc,…); mức độ hoàn thành công việc được giao; chất lượng công việc; tính tự giác; sự sáng tạo, linh hoạt trong công việc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp;…
Theo thông tin từ Phòng Tổ chức – Hành chính – Kế toán, thì từ năm 2016 đến nay, Nội quy kỷ luật lao động luôn được đảm bảo thực hiện tốt, không để xảy ra vi phạm nghiêm trọng. Bảng Nội quy kỷ luật lao động được treo ở vị trí dễ quan sát tại nơi làm việc để mọi người dễ theo dõi, nhắc nhở người lao động chấp hành tốt. Những lao động mới được tuyển dụng cũng được hướng dẫn, phổ biến cụ thể để thực hiện.