5. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát
a. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giải pháp
Thực tiễn cho thấy, những sai phạm của đội ngũ CB, VC nếu không được kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ tạo cơ hội cho những sai lầm lớn hơn dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân, uy tín của Đảng, của Nhà nước đối với nhân dân bị giảm sút, nhiều trường hợp phải kỷ luật buộc thôi việc, khai trừ khỏi Đảng. Vì vậy, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của CB, VC phải được tiến hành thường xuyên, không chờ khi cán bộ vi phạm nghiêm trọng mới kiểm tra xử lý kỷ luật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy
cũng vô ích”
b. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của CB, VC tại Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ, bảo đảm cho hoạt động của CB, VC được nhất quán, nhịp nhàng, có trật tự và hướng tới tính hiệu lực, hiệu quả.
c. Nội dung của giải pháp
Thứ nhất, cần có quyđịnh cụ thểhơn về thanh tra, kiểm tra, giám sátđối với CB, VC. Đó là điều kiện bảo đảm cho CB, VC thực hiện nhiệm vụ, công vụ một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, có hiệu quả cao. Thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp cho cấp trên biết được CB, VC thuộc quyền thực hiện công việc được giao đến đâu, có đúng không, có gì sai sót không? Nếu có sai phạm thì có chỉ đạo, uốn nắn kịp thời. Đồng thời, thông qua đó còn có cơ sở thực chất để xem xét, đánh giá được đường lối, chủ trương của mình có thực hiện được hay không. Cũng qua thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp cho CB, VC thấy được ưu điểm, nhược điểm của mình để có hướng điều chỉnh cho đúng, không bị trượt vào những sai lầm.
Thứ hai, muốn thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sátđược, phải cócông cụ. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, công cụ số một, quan trọng nhất là pháp luật. Phải có những quy định rõ về thẩm quyền và cơ chế bảo đảm thực thi thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát từ phía Nhà nước, hệ thống chính trị và nhân dân đối với CB, VC nhất là việc thực thi quyền khiếu nại, tố cáo một cách dễ dàng, thuận lợi; đồng thời phải có quy định rõ việc CB, VC phải chịu trách nhiệm về những sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ của mình gây ra bằng cách quy định chế độ kỷ luật đối với CB, VC
Thứ ba, đểbảođảm hoạtđộng của CB, VC đượcđúngđắn,thực sự hướng tới phục vụ nhân dân, rất cần thiết phải có những quy định cụ thể về thanh tra, kiểm tra, giám sát những hoạt động của CB, VC còn cần phải có các quy định về kiểm tra, sát hạch thường xuyên và định kỳ đối với CB, VC; kết quả đó phải được công bố công khai, là cơ sở để xét nâng bậc lương, để bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và xét hưởng các chế độ đãi ngộ khác.
răn đe; đồng thời cũng phải đảm bảo việc xử lý nhanh nhất; nếu có vi phạm nghiêm trọng thì CB, VC đó có thể bị đình chỉ công việc ngay. Điều này sẽ tạo thêm hiệu lực cho việc chấp hành kỷ luật hành chính; ngăn ngừa việc tiêu cực ngay trong bản thân những người thực hiện việc thanh tra công vụ bằng cách lựa chọn những cán bộ, viên chức trong sạch, hiểu biết pháp luật, ý thức kỷ luật cao để làm công tác thanh tra công vụ. Trong quá trình hoạt động, các đoàn thanh tra phải có sự kiểm tra chéo lẫn nhau. Bên cạnh đó còn có sự kiểm tra và giám sát của dân và của chính đối tượng thanh tra trong hoạt động thanh tra công vụ. Tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí, sử dụng và thực hiện nhiệm vụ thực thi công vụ của CB, VC.