Khái quát kết quả hoạt động của Trung tâm từ năm 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm phú thọ (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Khái quát kết quả hoạt động của Trung tâm từ năm 2016-2018

TTDVVL tỉnh Phú Thọ là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động không vì lợi nhuận có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ, cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí. Theo đó, với mạng lưới rộng khắp, phong phú, đa dạng nên Trung tâm là chỗ dựa cho tất cả các đối tượng NLĐ và NSDLĐ, đặc biệt là lao động yếu thế. 100% lao động và NSDLĐ đến với trung tâm có nhu cầu đều được tư vấn.

Trong thời gian từ năm 2016-2018, Sở LĐTB &XH đã phối hợp với các cơ quan truyền thông như: Báo Phú Thọ, Đài PT- TH tỉnh, Cổng giao tiếp điện tử Tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật và hệ thống thông tin khác về công tác GQVL& XKLĐ. Báo Phú Thọ đã đăng tải trên 100 tin, bài ; Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh xây dựng và phát trên 200 tin bài, phóng sự truyền hình; Đài truyền thanh, truyền hình các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn đã biên tập nhiều tin, bài, duy trì hiệu quả các thông tin điện tử của các doanh nghiệp góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, giúp người lao động và doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách giải quyết việc làm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tác phong trong lao động sản xuất, thông tin về xuất khẩu lao động và thị trường lao động, các mô hình tạo việc làm hiệu quả.

Trong thời kỳ 2016-2018, đã tổ chức 20 lớp tập huấn nghiệp vụ cho đối tượng là lãnh đạo, cán bộ làm công tác GQVL và XKLĐ, trưởng các đoàn thể ở cấp huyện, cấp xã và trưởng khu dân cư. Thường xuyên cấp phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền về chính sách xuất khẩu lao động, đăng tải các thông tin về các chương trình đi XKLĐ, quy trình đi XKLĐ, danh sách địa chỉ, số điện thoại liên hệ các doanh nghiệp XKLĐ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh trên website của Sở. Tổ chức triển khai và tuyên truyền các chủ trương chính sách về GQVL và XKLĐ tại các huyện nghèo theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Nhà nước về GQVL và XKLĐ được tiến hành thường xuyên, nội dung tuyên truyền bao gồm: Luật Việc làm, Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn thực hiện để người dân biết, nắm bắt thông tin về thị trường lao động

cũng như quy trình tham gia, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Pháp luật. Qua đó đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, chỉ đạo, thực hiện của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh trong việc thực hiện chính sách và tham gia GQVL và XKLĐ

Từ năm 2016 đến hết quý 3 năm 2018, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu về lao động và việc làm. Cả tỉnh giải quyết việc làm tăng thêm cho 48.059 lao động, riêng 3 tháng đầu năm 2018 đã tạo việc làm tăng thêm cho khoảng 3230 lao động. Trong đó, đưa được 8.241 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bình quân, mỗi năm đưa được trên 2.500 người, bằng 17% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Tập trung vào các thị trường ổn định, truyền thống như: Đài Loan, Nhật Bản, Trung Đông, Hàn Quốc và một số thị trường khác. Địa phương có số người đi xuất khẩu lao động đạt mức cao như: Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Thanh Ba và Hạ Hòa. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị ở mức 3%, tăng thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn đến hết năm 2017 là 85,7%; Tỉ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 58% trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 26,2%

Số đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt trên 4000 đơn vị, chiếm 80% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 123.544 người.

Từ năm 2016 – 2018, có 17.520 lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, riêng quý 1/2018 là 878 người. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp là 187,042 tỉ đồng. Trong đó, lao động phổ thông chiếm 90,5%; lao động trình độ từ sơ cấp trở liên chiếm 9,5%. Lao động ở độ tuổi 25-40 chiếm 60,6% dưới 24 chiếm 26,6%, trên 40 chiếm 12,8%. Lao động nữ chiếm 61,3%. Tỉ lệ ở ngành may mặc và giầy da là khá cao.

Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng kịp thời, đúng quy định trong việc xác nhận, cấp các giấy tờ có liên quan đến hoạt động tìm kiếm việc làm; Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật, đồng thời chỉ đạo tăng cường nắm tình hình, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật trong giải quyết việc làm và XKLĐ; chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan giải quyết các vụ ngừng việc tập thể để giữ ổn định sản xuất cho

các doanh nghiệp. Trung tâm DVVL tỉnh Phú Thọ thực sự trở thành cầu nối giữa NLĐ và người SDLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức tại trung tâm dịch vụ việc làm phú thọ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)