Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 71)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Các yếu tố khách quan

* Thể chế quản lý

Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kỳ họp 12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, là Bộ luật quan trọng để nhà nước ta xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ công chức. Qua hơn một năm thực hiện cùng với sự phát triển của nền hành chính và cải cách hành chính, nhiều nội dung của luật đã phát huy tích cực trong xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nhưng mặt khác thực tiễn cũng đã đòi hỏi phải có những đổi mới để phù hợp với sự phát triển KT-XH và cải cách hành chính.

Để triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Bộ Nội vụ đã tập trung xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện để hoàn thiện khung pháp lý cho quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Kết quả, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011 quy định mức lương tối thiểu chung; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2003 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Tại Quyết định này đã quy định chế độ bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức và miễn nhiệm đối với cán bộ công chức lãnh đạo. Qua đó chủ trương bổ nhiệm có thời hạn của Đảng được thể chế hóa. Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định và quyết định nói trên.

Trên cơ sở đó, huyện Thanh Ba luôn chỉ đạo thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ công chức theo đúng quy định của pháp luật

hiện hành. Đặc biệt bám sát thực hiện Luật cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh. Đồng thời, UBND huyện đã giao phòng Nội vụ ban hành các văn bản hướng dẫn, giúp cho công tác quản lý, tuyển dụng và sử dụng cán bộ công chức được cụ thể và sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương.

* Mức độ phát triển kinh tế

Khi kinh tế phát triển cao, đời sống của con người được ổn định ở mức cao hơn, có điều kiện để nâng cao sức khỏe, trình độ chuyên môn được nâng cao. Mặt khác, kinh tế phát triển cùng với việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình toàn cầu hóa và thương mại quốc tế là điều kiện cạnh tranh của các nước, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại đội ngũ cán bộ, công chức phải cập nhật kiến thức để kịp thời đáp ứng với trào lưu của khu vực và thế giới. Ngược lại, chất lượng đội ngũ công chức được nâng cao là điều kiện quyết định để phát triển KT - XH.

Với sự chuyển đổi của nền kinh tế, một bộ phận công chức của huyện Thanh Ba chưa thực sự năm vững cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường đã tác động đến chất lượng đội ngũ công chức nói chung.

Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, dân tới sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, thay đổi về vị trí việc làm; yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc dân đến khoảng cách giữa yêu cầu của công việc và năng lực hiện có của người thực hiện công việc có xu hướng ngày càng xa nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)