5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Đối với tỉnh Phú Thọ
- Chỉ đạo Trường chính trị tỉnh cần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, tăng cường mở các lớp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng là cán bộ chủ chốt cấp xã; chỉ đạo các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm giáo dục thường xuyên vả đào tạo cán bộ tỉnh mở nhiều lớp đạo tạo về các chuyên ngành khoa học - kỹ thuật, nông - lâm - ngư nghiệp, kinh tế, du lịch, thương mại... cho cán bộ chủ chốt cấp xã và cán bộ trong diện quy hoạch nhằm nâng cao trình độ, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
- Chỉ đạo các sở, ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất, xây dựng cơ chế đặc thù về thu hút cán bộ, sinh viên có trình độ về công tác tại các xã; tăng cường đầu tư xây dựng nhà ở công vụ cho cán bộ được luân chuyển, tăng cường từ huyện, tỉnh về công tác tại xã, huyện. Trên cơ sở quy định của Đảng, Nhà nước và điều kiện kinh tế của tỉnh cần xây dựng chính sách tiền lương, phụ cấp công vụ phù hợp với điều kiện sống thực tế ở các xã của tỉnh.
- Tích cực chỉ đạo thực hiện luân chuyển cán bộ có năng lực, trình độ, có chiều hướng phát triển ở tỉnh, huyện về xã để đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ ở cấp xã; thực hiện nghiêm túc quy định đối với lãnh đạo chủ chốt cấp huyện bắt buộc phải giữ chức vụ người đứng đầu ở cấp xã ít nhất 2 năm trở lên trước khi được giao vị trí chủ chốt cấp huyện.
- Chỉ đạo các cơ quan tổ chức cán bộ, các ngành, các địa phương thực hiện tốt việc bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ; thực hiện nghiêm túc việc nhận xét, đánh giá, phân loại chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt hằng năm; kiên quyết điều động đối với những cán bộ yếu về phẩm chất chính trị, uy tín và năng lực chuyên môn, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Kiện toàn về tổ chức bộ máy và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức cán bộ cấp huyện,
nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổ chức thực hiện về công tác cán bộ cấp huyện, cấp xã.