Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Luận văn sẽ tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu, thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đánh giá chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề xuất những giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp bao gồm: Nghị quyết của Trung ương Đảng, nghị quyết của cấp ủy các cấp; Các Luật và văn bản hướng dẫn thi hành; Các văn bản là đề án, kế hoạch, chương trình… của cơ quan có thẩm quyền Tỉnh; sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố; các báo cáo, số liệu của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học.

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

* Chọn đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra là các công chức đang công tác tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

* Chọn mẫu điều tra

Số liệu sơ cấp được thu thập thông tin qua điều tra và phỏng vấn chuyên gia theo mẫu điều tra chuẩn bị trước (xem Phụ lục).

Cỡ mẫu điều tra:

Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin:

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể. Với N = 152 (tổng số công chức đang làm việc tại huyện Thanh Ba năm 2017 là 152 người).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n = 152/ (1 + 152 * 0,052) = 110,14 => quy mô mẫu: 115 mẫu.

* Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

+ Phần 1: Thông tin chung

+ Phần 2: Đánh giá về chất lượng công chức huyện Thanh Ba

Nội dung đánh giá dựa trên thang đo Likert được thống kê theo các mức sau: Mức Khoảng Mức đánh giá 1 4,20 - 5,00 Rất Tốt 2 3,40 - 4,19 Tốt 3 2,60 - 3,39 Khá 4 1,80 - 2,59 Trung bình 5 1,00 - 1,79 Kém 2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Tác giả có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như các phần mềm xử lý như excel để tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá.

2.2.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn,… Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

2.2.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, đánh giá mức độ hài lòng đối với các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu. Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đánh giá sự biến động của đội ngũ công chức tại huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017.

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu đội ngũ công chức

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba như sau:

- Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ công chức:

- Số lượng đội ngũ công chức: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế công chức được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...

- Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ công chức hiện có mặt trên các độ tuổi khác nhau.

- Cơ cấu giới tính của đội ngũ công chức: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.

2.3.2.Các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng đội ngũ công chức * Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn:

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ chuyên môn (bằng cấp) mà đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ được giao hay không, có đủ kiến thức, khả năng để lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực được giao hay không. Khi đánh giá về trình độ chuyên môn của công chức người ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ cán bộ, công chức không qua đào tạo.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức được đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Các chỉ tiêu đánh giá tổng thể về trình độ chuyên môn thông dụng là: Thứ nhất: Tỷ lệ cán bộ, công chức qua đào tạo so với lực lượng cán bộ, công chức đang làm việc. Chỉ tiêu này thường dùng để đánh giá kết quả về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị.

Thứ hai: Tỷ lệ cán bộ công chức theo cấp bậc đào tạo được tính toán cho các cơ quan, đơn vị để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân lực của UBND huyện Thanh Ba ở từng giai đoạn phát triển.

Phương pháp tính là % số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn theo bậc đào tạo so với tổng số cán bộ, công chức đang làm việc. Khi đánh giá chất lượng cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Thanh Ba về trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị tác giả luận văn cũng sử dụng phương pháp đánh giá như phương pháp đánh giá trình độ chuyên môn.

* Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBND huyện Thanh Ba được đào tạo, xem có nắm vững về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân hay không.

*Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Là chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ công chức có thể thông qua:

- Kết quả đánh giá, xếp loại công chức theo công thức sau: Tỷ lệ công chức hoàn thành

công việc (%) =

Số lượng công chức hoàn thành công việc

x100 Tổng số công chức

Chỉ tiêu về phẩm chất đạo đức

Là chỉ tiêu phản ánh về phẩm chất, đạo đức, tính cách của công chức xem có tinh thần yêu nước, tận tuỵ phục vụ nhân dân hay không; có kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có ý thức tổ chức kỷ luật, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư hay không; có gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tính nhiệm hay không.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý, địa hình: * Vị trí địa lý, địa hình:

Thanh Ba là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Phú Thọ. Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa phía Bắc - Đông bắc giáp huyện Đoan hùng; Phía đông giáp huyện Phù Ninh; Phía Tây- Tây Nam giáp huyện Cẩm Khê; Phía Nam giáp huyện Tam Nông và Phía Đông - Đông nam giáp Thị xã Phú Thọ. Trung tâm huyện Thị là Thị trấn Thanh Ba cách thành phố Việt trì khoảng 45km về phía Tây Bắc.

Địa hình huyện Thanh Ba có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống tây Nam theo hướng ra Sông Hồng, chủ yếu núi thấp và gò đồi. Xét theo các góc độ tính chất địa hình, Thanh Ba được chia thành 3 tiểu vùng chính: Vùng đồng bằng, vùng ven sông và vùng gò đồi sen kẽ ruộng dộc. Đặc điểm địa hình này cho phép Thanh Ba có thể xây dựng cơ cấu nông nghiệp đa dạng kể cả trồng trọt và chăn nuôi cũng như khả năng phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Tuy vậy với địa hình của một huyện miền núi, địa bàn bị chia cắt nhiều bởi núi và đồi, cũng gây bất lợi cho việc phát triển giao thông nhỏ, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp. Địa bàn huyện chia thành 27 đơn vị hành chính bao gồm 26 xã và 01 Thị trấn [29].

* Về đất đai

Đất đai của huyện Thanh Ba chia làm 02 nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất gò đồi. Nhóm đất đồng bằng chịu ảnh hưởng của quá trình tích tụ của các sản phẩm bị rửa trôi, quá trình glay hóa. Những đá mẹ có thành phần khoáng vật và thành phần

hóa học dễ bị phong hóa nên phong hóa nhanh và tầng đất dầy. nhóm đất đồi gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất glay lẫn pecmatich và phiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình feralitic là chủ yếu.

Tổng quỹ đất (diện tích đất tự nhiên) là 19.503,41 ha được phân bổ như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 10.019,18 ha chiếm 51,37 % tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp: 4.612,57 ha, chiếm 23,65% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chuyên dùng 1.538,21ha chiếm 7,88% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất ở: 846,65 ha, chiếm 4,34% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: 2.124.51 ha (bao gồm cả đất sông suối và mặt nước) chiếm 10,89% tổng diện tích đất tự nhiên. Số liệu trên cho thấy đất nông - lâm nghiệp ở Thanh Ba chiếm tỷ trọng cao nhất, thể hiện thế mạnh về phát triển nông lâm nghiệp ở huyện [29].

* Khí hậu, thủy văn, sông ngòi

Thanh Ba nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 23,20 C. Thanh Ba nằm gần như trọn vẹn tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện Thanh Ba khá đồng nhất. Lượng mưa trung bình khoảng 1.835mm nhưng phân bổ không đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7,8,9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kể. Độ ẩm trung bình năm là 84% và sự chênh lệch giữa các tháng cũng không lớn lắm, tháng cao nhất (Tháng 3) là 89% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 77%.

Sông Hồng nằm ở phía tây - Tây nam của huyện với tổng chiều dài khoảng 32 km, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nước nông nghiệp cũng như phục vụ cho các hoạt động dân sinh của các xã nằm dọc theo bờ sông. Ngoài ra , các ao hồ, Đầm của Thanh Ba mặc dù phân bố không đều nhưng cũng đóng vai trò quan trọng cho công tác tưới tiêu và là tiềm năng to lớn cho phát triển Thủy sản [29].

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Lĩnh vực Kinh tế

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp quốc doanh tăng nhanh và đột biến là do đầu tư một số nhà máy sản xuất xi măng như nhà máy xi măng Sông Thao, nhà máy xi măng Vĩnh Phú, nhà máy bia rượu sài gòn Đồng Xuân và một số nhà máy sản xuất chè; nghề thủ công của tập thể và tư nhân duy trì sản xuất tương đối ổn định. Đã củng cố và kiện toàn các HTX thủ công nghiệp theo Luật HTX, đến nay còn 35 HTX đi vào hoạt động ổn định; chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá và hoạt động công ích, đầu tư chiều sâu vào sản xuất. Tiếp tục tìm kiếm thị trường và mở thêm ngành hàng mới.

Xác định tầm quan trọng của mình đối với việc phát triển kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, huyện Thanh Ba đã huy động tốt các nguồn lực để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước thực hiện là 2.081,3 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng là 670,54 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Nguồn vốn này được phân bổ khá toàn diện trên các lĩnh vực như: đầu tư sản xuất, đầu tư cho khoa học công nghệ và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trong đó lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được đặc biệt ưu tiên, chiếm tới gần 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện. Hàng trăm công trình lớn nhỏ đã được triển khai thực hiện và đưa vào khai thác, sử dụng. Tiêu biểu trong số các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải kể đến các dự án như: Tuyến đường 314 nối với quốc lộ 2 tạo thuận lợi cho thương nhân trao đổi hàng hóa và các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng… Qua đó đã trực tiếp làm thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại [29].

* Nông - lâm nghiệp

Tiếp tục khai thác lợi thế của nông nghiệp cận đô thị, tăng thêm đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất. Tiếp thu thành tựu khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công tác khuyến nông đưa các giống lúa lai, ngô lai vào sản xuất. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất có nhiều chuyển biến, chủ động ban hành kế hoạch phát triển cây chè để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, khuyến khích người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh [29].

* Thương mại - dịch vụ

Các ngành dịch vụ phát triển khá, ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, cụ thể: dịch vụ bưu chính viễn thông tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)