Với cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 113)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Với cấp huyện

- Lãnh đạo huyện chủ động chỉ đạo trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phối hợp với Trường chính trị của tỉnh tăng cường mở các lớp đào tạo về trình độ trung cấp lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước; về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã và trong diện quy hoạch tại huyện.

- Thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm đối với cán bộ chủ chốt cấp xã trong cấp uỷ và HĐND cùng cấp và công tác nhận xét của tập thể cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú đối với cán bộ chủ chốt cấp xã.

- Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho các trung tâm đào tạo của huyện để nâng cao chất lượng đào tạo về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã học tập, tự học để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Trên cơ sở các quy định của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, căn cứ vào điều kiện kinh tế của huyện, cần xây dựng chế độ đặc thù về tiền lương, phụ cấp công vụ, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thu hút nhân tài về công tác tại xã.

KẾT LUẬN

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba, bản luận văn đã làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức; đi sâu phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức trong mối quan hệ với số lượng, kết cấu và quá trình hình thành, phát triển của đội ngũ cán bộ công chức huyện. Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về công chức, chất lượng công chức, nghiên cứu bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước, một số nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba.

Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba. Luận văn đã làm rõ ngững nguyên nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH của địa phương và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của cả nước như: Trình độ chuyên môn, năng lực điều hành, thực hiện công việc, kỹ năng nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; chưa có sự đổi mới về nội dung, hình thức tuyển dụng cán bộ, công chức; công tác quy hoạch, kiểm tra đánh giá cán bộ công chức còn chưa được coi trọng đúng mức; môi trường làm việc còn nhiều bất cập; chính sách đãi ngộ còn chưa thỏa đáng…

Từ đó luận văn đã đưa ra các quan điểm và nhóm giải pháp chủ yếu trước mắt (như: Xây dựng chức danh tiêu chuẩn phù hợp với nhiệm vụ của mỗi vị trí công chức đảm nhận; Đổi mới phương pháp đánh giá công chức gắn với bố trí sắp xếp phù hợp với năng lực, sở trường và phát hiện nhân tài; Tạo môi trường thuận lợi để công chức phát huy hết năng lực) và nhóm giải pháp lâu dài (như: Hoàn thiện công tác quy hoạch các chức danh công chức quản lý; Đổi mới nội dung và hình thức tuyển dụng; gắn việc tuyển dụng công chức với việc thi tuyển các chức danh lãnh đạo; Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thực hiện tốt công tác luân chuyển công chức và cán bộ lãnh đạo, quản lý; Thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với công chức) nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tổ chức Trung ương (2003), Hướng dẫn số 17-HD/TCTW ngày 23/4, về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

2. Bộ Luật Lao động 10/2012/QH13 năm 2012.

3. Bộ Nội vụ (2004), Báo cáo về tình hình công chức nhà nước năm 2004, Hà Nội.

4. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư 07/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 07 năm 2010 hướng dẫn thực hiện một số điều quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức.

5. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư 08/2001/TT-BNV ngày 02 tháng 06 năm 2011 hướng dẫn một số điều của Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

6. Chi cục Thống kê huyện Thanh Ba, Niên giám thống kê năm 2015, 2016, 2017.

7. Chính phủ (2003), Nghị định số 114/2003/NĐCP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

8. Chính phủ (2009), Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

9. Chính phủ (2010), Nghị định 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2010 về quản lý biên chế công chức.

10.Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ Quy định những người là công chức.

11.Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của

Chính phủ về ĐTBD công chức.

12.Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

13. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Ban hành Chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoạn 2011 - 2020.

14.Chính phủ (2012), Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

15.Chính phủ (2013), Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

16.Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

17. Chính phủ (2015), Nghị định 110/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức.

18.Chính phủ (2015), Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

19. Chính phủ (2015), Thông tư 05/2016/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.

20.Chính phủ (2016), Thông tư 103/2016/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP, điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP.

21.Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 09 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

22.Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW, ngày 30/11 của BCT về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy

mạnh CNH-HĐH đất nước, Hà Nội.

23.Lê Bá Phong (2017), nâng cao chất lượng công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, luận văn Thạc sĩ trường Đại học kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

24.Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, 2004, tập 5, trang 269. 25.Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, 2004, tập 5, trang 240.

26.Huyện ủy Thanh Ba (2017), Kế hoạch số 42-KH/HU, ngày 13 tháng 02 năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 21/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đến năm 2020.

27.Huyện ủy Thanh Ba (2018), Kế hoạch hành động số 84-KH/HU, ngày 18 tháng 01 năm 2018 về Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) " Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thông chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

28.Huyện ủy Thanh Ba (2018), Kế hoạch hoạnh động số 85-KH/HU, ngày 18 tháng 01 năm 2018 về Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập".

29.Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính trị Quốc gia. 30.Nguyễn Trọng Điều (2002), “Luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý

một yêu cầu bức thiết trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.

31..Trần Thị Thủy (2011), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ trường Đạ học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội.

32.Ủy ban nhân dân Huyện Thanh Ba (2017), Báo cáo số 27/BC-UBND, ngày 26/01/2018 về Đánh giá tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.

33.Tỉnh ủy Phú Thọ (2013), Kế hoạch số 42-KH/TU, ngày 09 tháng 10 năm 2013 về Kế hoạch luân chuyển điều động cán bộ cấp huyện và cơ sở. 34.Tỉnh ủy Phú Thọ (2011), Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 24 tháng 11 năm

2011 về Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020. 35.Tỉnh ủy Phú Thọ (2016), Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 21 tháng 10 năm

2016 về Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đến năm 2020.

PHỤ LỤC 01

PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ CÔNG CHỨC

(Dành cho cán bộ lãnh đạo và công chức cấp huyện)

I. Thông tin chung:

1. Họ tên: 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Trình độ học vấn và chuyên môn Chưa tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp PTTH

Đã qua đào tạo sơ cấp và trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học

Trên đại học

Ngành nghề được đào tạo? ...

II. Đánh giá về thực trạng nâng cao chất lượng công chức tại huyện Thanh Ba

TT Các tiêu chí đánh giá

Không hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả I Công tác quy hoạch, tuyển dụng

1 Lập kế hoạch về công tác quy hoạch và tuyển dụng

đội ngũ công chức

2 Đánh giá cơ cấu, chất lượng đội ngũ công chức và

viên chức

3 Các tiêu chí tuyển dụng đội ngũ công chức về

chuyên môn, năng lực, trình độ, kinh nghiệm...

4 Thông báo công khai về tuyển dụng đội ngũ công

chức tại các cơ quan có yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, sức khỏe, phẩm chất chính trị

5 Có chế độ chính sách với đội ngũ công chức có

TT Các tiêu chí đánh giá Không hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả

6 Thực hiện hiện sự chặt chẽ, bảo đảm tính công

khai, công bằng, chính xác khi tuyên dụng

7 Có chế tài với trường hợp vi phạm pháp luật trong

tuyển dụng, hối lộ, tiêu cực trong tuyển dụng

II Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức

1 Xây dựng kê hoạch đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả,

thực tê, có tính khả thi

2 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, đảm bảo

chất lượng, hiệu quả

3 Cử đội ngũ công chức đi học các lớp lý luận chính

trị và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, quản lý nhà nước, tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn

4 Cử đội ngũ công chức đi học trên đại học nâng cao

trình độ

5 Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho những đối tượng

trong quy hoạch nguồn

III Sử dụng đội ngũ công chức

1 Lập kế hoạch về số lượng đội ngũ công chức hằng năm,

từ đó có biện pháp để bố trí sử dụng và luân chuyển

2 Phân công đúng định mức lao động, có chế độ

chính sách đối với các trường hợp làm thêm giờ (chú ý sức khỏe, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm..)

3 Xây dựng kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch và sát với thực tế

4 Trong quá trình thực hiện điều động, luân chuyển

công chức gắn công tác tổ chức với công tác tư tưởng, vừa động viên, vừa yêu cầu đội ngũ công chức nghiêm túc chấp hành

5 Phân công công việc đản bảo tính công bằng,

TT Các tiêu chí đánh giá Không hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả IV Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá

1 Cơ quan chuyên môn làm công tác cán bộ đã xây

dựng được kế hoạch cụ thể, mang tính lâu dài, có tính khả thi đối với công tác này

2 Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng

đội ngũ công chức đã thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc và đúng với quy định

3 Sau công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan chuyên

môn đã đánh giá một cách chính xác, đảm bảo tính khách quan, minh bạch

4 Cơ quan chuyên môn kịp thời đưa ra những quyết

định điều chỉnh thiết thực và mang lại hiệu quả

5 Công tác thanh tra, kiêm tra, đánh giá đã thực sự

tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ công chức

6 Sử dụng có hiệu quả kết quả thanh tra, kiêm tra,

đánh giá và coi đây là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng

V Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật

1 Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của Đảng,

Nhà nước đối với đội ngũ công chức

2 Thực hiện nghiêm túc, kịp thời chế độ, chính sách

đối với đội ngũ công chức

3 Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng,

kỷ luật

4 Xây dựng chế độ chính sách riêng về đãi ngộ, khen

thưởng đối với đội ngũ công chức đạt thành tích cao trong công tác, năng lực tốt, chuyên môn vững

5 Có chế tài phạt, cảnh cáo và sa thải đội ngũ công

chức suy thoái đạo đức, tham ô, tham nhũng, sách nhiễu dân...

PHỤ LỤC 02

PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ CÔNG CHỨC

(Dành cho người dân)

I. Thông tin chung:

1. Họ tên:

2. Giới tính: Nam Nữ

II.Đánh giá thực trạng đội ngũ công chức tại huyện Thanh Ba

TT Các tiêu chí đánh giá Rất

kém

Kém Trung bình

Tốt Rất tốt I Phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ

1 Lập trường tư tưởng chính trị vững vàng;

chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ

2 Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành

mạnh; quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, đoàn kết, giữ quan hệ trong công tác

3 Chấp hành các chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của nhà nước, quy định của ngành, của cơ quan

4 Thông báo công khai về tuyển dụng đội

ngũ công chức tại các cơ quan có yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)