Công tác đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Công tác đào tạo bồi dưỡng

Tỉnh chủ động cân đối và bố trí nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ở nước ngoài tương tự hình thức Đề án 165 của Trung ương. Hoàn thành Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện "Nghị quyết số 19-NQ/TU, ngày 21/10/2016 về Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đến năm 2020" với phạm vi, quy mô toàn tỉnh, bao phủ toàn diện về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; Huyện Thanh Ba đã liên kết với các trường đại học trong và ngoài tỉnh, cử 1 số đội ngũ công chức đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ cho ngành, địa phương mình; tạo điều kiện thuận lợi cho công chức đi đào tạo tại nước ngoài nhằm xây dựng một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, là chuyên gia đầu ngành trong một số lĩnh vực tỉnh có yêu cầu.

Ngoài những cơ chế, chính sách của Trung ương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để đẩy mạnh công tác phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, như: Quyết định số 2867/2008/QĐ-UBND ngày 19/8/2004 quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và thu hút nhân tài; Quyết định số 844/QĐ-UBND ngày 04/07/2012 về việc “Ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”; Quyết định số 1427/QĐ- UBND ngày 07/10/2014 về việc “Phê duyệt Kế hoạch tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên theo nhiệm vụ Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020, xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới toàn diện dạy và học ngoại ngữ năm 2014”.

Bảng 3.9. Đánh giá về công tác đào tạo đội ngũ công chức huyện Thanh Ba

TT Nội dung Giá trị

trung bình Ý nghĩa

1 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả,

thực tế, có tính khả thi 2,71 Khá

2 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, đảm bảo chất

lượng, hiệu quả 2,46 Trung bình

3

Cử đội ngũ công chức đi học các lớp lý luận chính trị và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, quản lý nhà nước, tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn

2,68 Khá

4 Cử đội ngũ công chức đi học trên đại học nâng cao

trình độ 2,27 Trung bình

5 Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho những đối tượng

trong quy hoạch nguồn 2,38 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Trong số 5 tiêu chí đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức thì có 3 tiêu chí được đối tượng điều tra đánh giá ở mức trung bình, đó là

hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả”, “cử

đội ngũ công chức đi học nâng cao trình độ” và “đào tạo bồi dưỡng cho

những đối tượng trong diện quy hoạch”. Đây là điểm mà huyện Thanh Ba cần

chú ý quan tâm nếu muốn nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)