Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba gia

2015-2017

3.2.2.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước là trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong những năm qua, huyện Thanh Ba đã chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức và bản thân các công chức cũng nhận thức được sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức huyện Thanh Ba ngày càng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, cụ thể:

Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Người, %

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trên đại học 7 5,47 9 6,34 11 7,24 Đại học, Cao đẳng 58 45,31 72 50,71 84 55,26 Trung cấp 49 38,28 53 37,32 51 33,55 Còn lại 14 10,94 8 5,63 6 3,95 Tổng 128 100 142 100 152 100

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba

Qua bảng 3.2 dưới cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba tăng đáng kể trong vòng 3 năm trở lại đây (2015 - 2017). Số công chức có trình độ trên đại học không nhiều so với tổng số công chức của toàn huyện (chiếm 7,24% năm 2017), nhưng luôn tăng về số lượng đây cũng là biểu hiện của nhiều công chức đã chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Số công chức có trình độ đại học, cao đẳng

năm 2015 là 58 người (chiếm 45,31 %), năm 2016 số công chức có trình độ đại học, cao đẳng tăng 14 người so với năm 2015 (chiếm 50,71%) so tổng số công chức hành chính huyện. Năm 2017 số công chức có trình độ đại học, cao đẳng là 84 người (chiếm 55,26%) tăng 12 người so với năm 2016. Số công chức có trình độ trung cấp khá cao và số chưa qua đào tạo có xu hướng giảm dần trong những năm về gần đây. Tuy nhiên, cho thấy từ năm 2015-2017, cơ bản huyện Thanh Ba đã quan tâm đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của đơn vị.

3.2.2.2. Về trình độ ngoại ngữ, tin học

Chất lượng công chức không chỉ biểu hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà cả trình độ ngoại ngữ, tin học. Công chức được trang bị đầy đủ kiến thức ngoại ngữ, tin học sẽ phát huy được trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba về cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập của tỉnh và được thể hiện qua bảng thống kê 3.3.

Bảng 3.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Người, %

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ

tăng bình quân (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1.Ngoại ngữ 128 100 142 100 152 100

Chưa qua đào tạo 21 16,41 16 11,27 13 8,55 -21,32

Trình độ A 50 39,06 59 41,55 64 42,11 13,14

Trình độ B 42 32,81 48 33,80 52 34,21 11,27

Trình độ C 15 11,72 19 13,38 23 15,13 23,83

2.Tin học 128 100 142 100 152 100 8,97

Chưa qua đào tạo 17 13,28 14 9,86 13 8,55 -12,55

Trình độ A 69 53,91 65 45,77 62 40,79 -5,21

Trình độ B 24 18,75 35 24,65 43 28,29 33,85

Trình độ C 18 14,06 28 19,72 34 22,37 37,44

* Trình độ ngoại ngữ

Số lượng công chức chưa qua đào tạo ngoại ngữ giảm nhanh từ 21 người (chiếm 16,41%) năm 2015 xuống còn 13 người (chiếm 8,55%) năm 2017, tốc độ giảm bình quân trong giai đoạn này đạt mức 21,32%. Trong khi đó, số công chức có trình độ ngoại ngữ B và C tăng dần trong giai đoạn 2015- 2017, trong đó trình độ ngoại ngữ C có mức tăng bình quân là 23,83%. Tuy nhiên, số công chức có trình độ A chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng dần (năm 2015 là 39,06%; năm 2016 là 41,55%; năm 2017 là 42,11%). Bên cạnh đó, thực tế một số công chức được đào tạo, bồi dưỡng nhưng trong quá trình công tác ít sử dụng nên bị mai một hoặc khả năng giao tiếp còn hạn chế. Với trình độ ngoại ngữ như vậy, còn có nhiều công chức chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của ngạch công chức và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong khi yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi khả năng giao tiếp với người nước ngoài, khả năng nghiên cứu tài liệu, khả năng nắm bắt những diễn biến về kinh tế, xã hội trên thế giới ngày càng cao và quy định mới của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 74/2005/TT-BNV ngày 26/7/2005 thì tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với ngạch chuyên viên là trình độ B trở lên. Do vậy, huyện Thanh Ba cần tiếp tục có chủ trương đào tạo bồi dưỡng 13 người chưa qua đào tạo và 52 người trình độ B học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ trong những năm tới đảm bảo tiêu chuẩn ngạch công chức và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

* Trình độ tin học

Qua số liệu tại bảng 3.3 cho thấy: Số lượng công chức chưa qua các lớp đào tạo tin học cơ bản có xu hướng giảm dần từ 17 người (chiếm 13,28%) năm 2015 xuống còn 13 người (chiếm 8,55%) năm 2017. Trong khi đó, số lượng cán bộ, công chức có trình độ tin học từ B trở lên có xu hướng tăng dần từ 24 người (chiếm 18,75%) năm 2015 lên 43 người (chiếm 28,29%) năm 2017. Tăng mạnh nhất trong giai đoạn này là công chức đạt tin học trình độ C với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 37,44%. Điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, đòi hỏi cán bộ phải tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ tin học tiếp cận với máy tính, đồng thời việc tuyển dụng số công chức mới đã

góp phần nâng cao trình độ Tin học của đội ngũ cán bộ, công chức huyện. Tuy nhiên số cán bộ, công chức có trình độ chuyên sâu về tin học còn tăng chậm và chiếm tỷ lệ chưa cao. Bên cạnh đó, số đã được đào tạo thì phần lớn chỉ sử dụng máy vi tính thay máy đánh chữ, nên khả năng ứng dụng tin học vào công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nhiều công chức chưa được trang bị máy vi tính độc lập, hoặc được nối mạng nhưng việc sử dụng, khai thác các thông tin còn hạn chế. Ngược lại, có những công chức lãnh đạo quản lý được trang bị máy móc hiện đại nhưng ngại học tập nên kiến thức tin học không có, hiệu suất sử dụng máy vi tính rất hạn chế. Vì vậy, để thực hiện tốt tin học, mỗi cơ quan đơn vị và cá nhân cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý điều hành của địa phương. Đối với những cán bộ tuổi còn trẻ có thể gửi đi đào tạo ở các trường đại học, trang bị máy vi tính cá nhân, mạng internet và đào tạo họ biết sử dụng một cách thành thạo và khai thác các thông tin toàn cầu phục vụ cho công tác chuyên môn.

3.2.2.3. Trình độ lý luận chính trị

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển về kinh tế- xã hội, huyện Thanh Ba đã rất quan tâm đến vấn đề đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ công chức của huyện. Từ đó, hình thành đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực và chuyên môn để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, cụ thể:

Bảng 3.4. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Người, %

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ

tăng bình quân (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Cử nhân 3 2,34 3 2,11 4 2,63 15,47 Cao cấp 18 14,06 22 15,49 25 16,45 17,85 Trung cấp 42 32,81 64 45,07 74 48,68 32,74

Chưa qua đào tạo 65 50,78 53 37,32 49 32,24 -13,18

Tổng 128 100 142 100 152 100 8,97

Từ bảng số liệu trên cho thấy số lượng công chức được đào tạo bài bản về lý luận chính trị, trong đó công chức được đào tạo các trình độ về lý luận chính trị ngày càng cao như: Số công chức được đào tạo trình độ cao cấp và trung cấp chính trị có tỷ trọng ngày càng tăng từ 14,06% năm 2015 lên 16,45% năm 2017 (trình độ cao cấp) và từ 32,81% năm 2015 lên 48,68% năm 2017 (trình độ trung cấp). Tuy nhiên, số công chức chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị còn chiếm tỷ trọng cao (trên 30%), do vậy, huyện cần có chính sách quan tâm, hỗ trợ số công chức chức này tham gia đào tạo trình độ lý luận chính trị để noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực thi công vụ.

3.2.2.4. Trình độ quản lý nhà nước

Một trong những điều kiện quan trong để nâng ngạch công chức là công chức phải qua đào tạo để được cấp chứng chỉ QLNN ở ngạch công chức đó. Trong giai đoạn 2015-2017, trình độ QLNN của công chức huyện Thanh Ba được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 3.5. Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Người, %

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ

tăng bình quân (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Chuyên viên chính và tương đương 2 1,56 3 2,11 3 1,97 22,47 Chuyên viên và tương đương 28 21,88 34 23,94 40 26,32 19,52 Còn lại 98 76,56 105 73,94 109 71,71 5,46 Tổng 128 100 142 100 152 100 8,97

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba

Trình độ QLNN của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba tập trung nhiều ở ngạch chuyên viên và tương đương (23,32% vào năm 2017), trình độ QLNN ngạch Chuyên viên chính và tương đương chiếm tỷ lệ rất thấp (dưới

2%). Với trình độ QLNN như trên về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tuy nhiên số này vẫn còn ít, chưa phù hợp với trình độ và nhiệm vụ của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba hiện nay.

Như vậy, để nâng cao chất lượng công chức huyện Thanh ba trong thời gian tới cần tiếp tục có kế hoạch đào tạo trình độ ngoại ngữ, tin học và trình độ QLNN, lý luận chính trị cho đội ngũ công chức hành chính.

3.2.2.5. Kết quả thực hiện công việc

Trong những năm vừa qua, đội ngũ công chức huyện Thanh Ba đã có nhiều cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, cố gắng hoàn thành công việc được giao và tu dưỡng đạo đức, học tập để tự hoàn thiện mình trước yêu cầu nhiệm vụ.

Huyện Thanh Ba cũng thường xuyên thực hiện việc đánh giá công chức cũng như đánh giá việc thực hiện công việc của công chức. Công tác đánh giá được thực hiện trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; trước khi điều động, luân chuyển và kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái; trước khi cử đi ĐTBD; trước khi khen thưởng kỷ luật; Đánh giá định kỳ hàng năm. Hàng năm, Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ đều có hướng dẫn cụ thể việc đánh giá công chức gửi đến các cơ quan làm căn cứ để các cơ quan triển khai thực hiện công tác đánh giá công chức đảm bảo đúng quy định, trình tự và thời gian.

- Đối với đánh giá công chức hàng năm, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.

- Đối với đánh giá trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, các phòng chuyên môn, bộ phận giúp việc của cơ quan tổ chức họp giới thiệu, nhận xét, đánh giá và đề nghị cơ quan, đơn vị xem xét đưa vào quy hoạch đối với các chức danh lãnh đạo từ cấp phòng và tương đương trở lên. Chức danh quy hoạch là lãnh đạo các ngành, huyện (Giám đốc, Phó Giám đốc Sở; Chủ

tịch, Phó Chủ tịch UBND), thì cơ quan, đơn vị tổ chức họp xét toàn cơ quan, giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm theo các chức danh, đảm bảo tỷ lệ số phiếu cao nhất vào những chức vụ quy hoạch và báo cáo về Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

- Đối với đánh giá trước khi điều động, luân chuyển và kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái; trước khi cử đi ĐTBD; trước khi khen thưởng kỷ luật các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh căn cứ Quy chế của tỉnh, ngành, của cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, đảm báo khách quan, dân chủ, đúng luật. Kết quả đánh giá công chức các huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017 được trình bày trong bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá công chức huyện Thanh ba giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Người, % Năm Tổng số (người)

Mức độ hoàn thành trách nhiệm, nhiệm vụ

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực còn hạn chế Không hoàn thành nhiệm vụ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2015 128 18 14,06 82 64,06 14 10,94 14 10,94 2016 142 20 14,08 96 67,61 13 9,15 13 9,15 2017 152 24 15,79 107 70,39 10 6,58 11 7,24

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba

Từ bảng số liệu bảng 3.6 cho thấy, kết quả đánh giá mức độ hoàn thành của công chức huyện Thanh Ba được các cơ quan đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên qua các năm chiếm trung bình khoảng 82%, chỉ có trung bình khoảng 8,89 % được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực còn hạn chế và trung bình khoảng 9,11% được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.

Sở dĩ có kết quả đánh giá tốt như vậy chính là do công tác đánh giá còn mang tính hình thức, chưa đánh giá đúng khả năng, chất lượng công tác của công chức. Việc đánh giá còn mang nặng định tính, chưa xây dựng và đánh giá được theo tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm và tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc.

Bên cạnh đó, nếu kết quả đánh giá đúng thực chất (82% hoàn thành nhiệm vụ trở lên) sẽ ít có trường hợp công chức vi phạm kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả xử lý kỷ luật năm 2017, đã thực hiện xử lý kỷ luật đối với 05 cán bộ, công chức

Như vậy, trong thời gian tới để nâng cao chất lượng công chức huyện Thanh Ba cần xây dựng được tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm và tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc để công tác đánh giá công chức được sát đúng với tình hình thực hiện nhiệm vụ.

3.3. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Công tác quy hoạch, tuyển dụng

Trong thời gian qua, huyện Thanh Ba đã chủ động tích cực chỉ đạo triển khai việc quy hoạch, tuyển dụng và bố trí công chức đảm bảo khoa học, minh bạch, đúng quy trình, từ đó đã góp phần tạo ra sự ổn định, đoàn kết, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ công chức.

Ban tổ chức huyện ủy và phòng Nội vụ thường xuyên phối hợp trong công tác cán bộ; phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng đội ngũ công chức huyện từ khâu nhận xét, đánh giá, xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, nhiệt tình, uy tín để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của huyện. Việc đổi mới công tác cán bộ được thực hiện theo hướng tinh gọn, rõ người, rõ việc đúng hướng dẫn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)