Các chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu đội ngũ công chức

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba như sau:

- Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ công chức:

- Số lượng đội ngũ công chức: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế công chức được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...

- Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ công chức hiện có mặt trên các độ tuổi khác nhau.

- Cơ cấu giới tính của đội ngũ công chức: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.

2.3.2.Các chỉ tiêu về đánh giá chất lượng đội ngũ công chức * Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn:

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ chuyên môn (bằng cấp) mà đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ được giao hay không, có đủ kiến thức, khả năng để lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực được giao hay không. Khi đánh giá về trình độ chuyên môn của công chức người ta căn cứ vào một số chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ cán bộ, công chức không qua đào tạo.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức được đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Các chỉ tiêu đánh giá tổng thể về trình độ chuyên môn thông dụng là: Thứ nhất: Tỷ lệ cán bộ, công chức qua đào tạo so với lực lượng cán bộ, công chức đang làm việc. Chỉ tiêu này thường dùng để đánh giá kết quả về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị.

Thứ hai: Tỷ lệ cán bộ công chức theo cấp bậc đào tạo được tính toán cho các cơ quan, đơn vị để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân lực của UBND huyện Thanh Ba ở từng giai đoạn phát triển.

Phương pháp tính là % số cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn theo bậc đào tạo so với tổng số cán bộ, công chức đang làm việc. Khi đánh giá chất lượng cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân huyện Thanh Ba về trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị tác giả luận văn cũng sử dụng phương pháp đánh giá như phương pháp đánh giá trình độ chuyên môn.

* Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị

Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan UBND huyện Thanh Ba được đào tạo, xem có nắm vững về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng nhân dân hay không.

*Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc

Là chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thành công việc của đội ngũ công chức có thể thông qua:

- Kết quả đánh giá, xếp loại công chức theo công thức sau: Tỷ lệ công chức hoàn thành

công việc (%) =

Số lượng công chức hoàn thành công việc

x100 Tổng số công chức

Chỉ tiêu về phẩm chất đạo đức

Là chỉ tiêu phản ánh về phẩm chất, đạo đức, tính cách của công chức xem có tinh thần yêu nước, tận tuỵ phục vụ nhân dân hay không; có kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay không; có ý thức tổ chức kỷ luật, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư hay không; có gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tính nhiệm hay không.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý, địa hình: * Vị trí địa lý, địa hình:

Thanh Ba là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Phú Thọ. Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa phía Bắc - Đông bắc giáp huyện Đoan hùng; Phía đông giáp huyện Phù Ninh; Phía Tây- Tây Nam giáp huyện Cẩm Khê; Phía Nam giáp huyện Tam Nông và Phía Đông - Đông nam giáp Thị xã Phú Thọ. Trung tâm huyện Thị là Thị trấn Thanh Ba cách thành phố Việt trì khoảng 45km về phía Tây Bắc.

Địa hình huyện Thanh Ba có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống tây Nam theo hướng ra Sông Hồng, chủ yếu núi thấp và gò đồi. Xét theo các góc độ tính chất địa hình, Thanh Ba được chia thành 3 tiểu vùng chính: Vùng đồng bằng, vùng ven sông và vùng gò đồi sen kẽ ruộng dộc. Đặc điểm địa hình này cho phép Thanh Ba có thể xây dựng cơ cấu nông nghiệp đa dạng kể cả trồng trọt và chăn nuôi cũng như khả năng phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Tuy vậy với địa hình của một huyện miền núi, địa bàn bị chia cắt nhiều bởi núi và đồi, cũng gây bất lợi cho việc phát triển giao thông nhỏ, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp. Địa bàn huyện chia thành 27 đơn vị hành chính bao gồm 26 xã và 01 Thị trấn [29].

* Về đất đai

Đất đai của huyện Thanh Ba chia làm 02 nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất gò đồi. Nhóm đất đồng bằng chịu ảnh hưởng của quá trình tích tụ của các sản phẩm bị rửa trôi, quá trình glay hóa. Những đá mẹ có thành phần khoáng vật và thành phần

hóa học dễ bị phong hóa nên phong hóa nhanh và tầng đất dầy. nhóm đất đồi gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất glay lẫn pecmatich và phiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình feralitic là chủ yếu.

Tổng quỹ đất (diện tích đất tự nhiên) là 19.503,41 ha được phân bổ như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 10.019,18 ha chiếm 51,37 % tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp: 4.612,57 ha, chiếm 23,65% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chuyên dùng 1.538,21ha chiếm 7,88% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất ở: 846,65 ha, chiếm 4,34% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: 2.124.51 ha (bao gồm cả đất sông suối và mặt nước) chiếm 10,89% tổng diện tích đất tự nhiên. Số liệu trên cho thấy đất nông - lâm nghiệp ở Thanh Ba chiếm tỷ trọng cao nhất, thể hiện thế mạnh về phát triển nông lâm nghiệp ở huyện [29].

* Khí hậu, thủy văn, sông ngòi

Thanh Ba nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 23,20 C. Thanh Ba nằm gần như trọn vẹn tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện Thanh Ba khá đồng nhất. Lượng mưa trung bình khoảng 1.835mm nhưng phân bổ không đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7,8,9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kể. Độ ẩm trung bình năm là 84% và sự chênh lệch giữa các tháng cũng không lớn lắm, tháng cao nhất (Tháng 3) là 89% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 77%.

Sông Hồng nằm ở phía tây - Tây nam của huyện với tổng chiều dài khoảng 32 km, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nước nông nghiệp cũng như phục vụ cho các hoạt động dân sinh của các xã nằm dọc theo bờ sông. Ngoài ra , các ao hồ, Đầm của Thanh Ba mặc dù phân bố không đều nhưng cũng đóng vai trò quan trọng cho công tác tưới tiêu và là tiềm năng to lớn cho phát triển Thủy sản [29].

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Lĩnh vực Kinh tế

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp quốc doanh tăng nhanh và đột biến là do đầu tư một số nhà máy sản xuất xi măng như nhà máy xi măng Sông Thao, nhà máy xi măng Vĩnh Phú, nhà máy bia rượu sài gòn Đồng Xuân và một số nhà máy sản xuất chè; nghề thủ công của tập thể và tư nhân duy trì sản xuất tương đối ổn định. Đã củng cố và kiện toàn các HTX thủ công nghiệp theo Luật HTX, đến nay còn 35 HTX đi vào hoạt động ổn định; chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá và hoạt động công ích, đầu tư chiều sâu vào sản xuất. Tiếp tục tìm kiếm thị trường và mở thêm ngành hàng mới.

Xác định tầm quan trọng của mình đối với việc phát triển kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, huyện Thanh Ba đã huy động tốt các nguồn lực để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước thực hiện là 2.081,3 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng là 670,54 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Nguồn vốn này được phân bổ khá toàn diện trên các lĩnh vực như: đầu tư sản xuất, đầu tư cho khoa học công nghệ và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trong đó lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được đặc biệt ưu tiên, chiếm tới gần 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện. Hàng trăm công trình lớn nhỏ đã được triển khai thực hiện và đưa vào khai thác, sử dụng. Tiêu biểu trong số các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải kể đến các dự án như: Tuyến đường 314 nối với quốc lộ 2 tạo thuận lợi cho thương nhân trao đổi hàng hóa và các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng… Qua đó đã trực tiếp làm thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại [29].

* Nông - lâm nghiệp

Tiếp tục khai thác lợi thế của nông nghiệp cận đô thị, tăng thêm đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất. Tiếp thu thành tựu khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công tác khuyến nông đưa các giống lúa lai, ngô lai vào sản xuất. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất có nhiều chuyển biến, chủ động ban hành kế hoạch phát triển cây chè để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, khuyến khích người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh [29].

* Thương mại - dịch vụ

Các ngành dịch vụ phát triển khá, ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, cụ thể: dịch vụ bưu chính viễn thông tăng nhanh, dịch vụ vận tải đa dạng, phong phú và cơ động làm cho lưu thông nhộn nhịp; dịch vụ điện lực đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các dịch vụ hàng hoá của tư nhân cơ bản ổn định đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2017 ước đạt 1.488,3 tỷ đồng tăng 3,8% so với cùng kỳ. Giá trị tăng thêm ngành thương mại và dịch vụ, đạt: 691,74 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ [29].

* Đầu tư - xây dựng

Tiếp tục thực hiện Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 của Quốc Hội ngày 18/6/2014; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính Phủ về thi hành một số điều của Luật đầu tư công. Trong năm 2017 nguồn ngân sách huyện chi cho đầu tư xây dựng chủ yếu tập chung vào các công trình chuyển tiếp và thanh toán nợ công dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án chuyển tiếp từ năm 2016 kịp thời đưa công trình vào khai thác và sử dụng. Triển khai các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình 135. Chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép nguồn vốn đầu tư có trọng tâm hoàn thành các tiêu chí đối với các xã theo lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới... Giải quyết kịp thời những vướng mắc trong thi công các công trình dự án trên địa bàn [29].

3.1.2.2. Lĩnh vực xã hội

* Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo

Phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học, 28 trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở, 32 trường mầm non. Đầu tư xây dựng nhà lớp học nhà điều hành, đáp ứng cơ sở vật chất trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020; đội ngũ giáo viên, nhân viên được bổ sung về số lượng (bổ sung 141 hợp đồng giáo viên mầm non), công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia có bước tiến mạnh mẽ; tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 99%, tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình TH đạt 100%; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 3; phổ cấp giáo dục THCS đạt mức độ 2 [29].

* Công tác dân số - Y tế, các hoạt động nhân đạo

Tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng trạm chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2020, thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất xây dựng trạm chuẩn quốc gia về y tế. Thường xuyên tuyên truyền và giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, không có ngộ độc thực phẩm sảy ra. Dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm và các nhà hàng.

Đã sát nhập giữa Trung tâm Y tế với Bệnh viện đa khoa huyện, qua đó đã nâng cao được cơ sở vật chất, số lượng y bác sỹ, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương và giúp tinh gọn bộ máy cán bộ.

Làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, khuyết tật. Triển khai kế hoạch lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.

Tiếp tục tuyên truyền vận động nhằm nâng cao chất lượng dân số, tập trung vào những xã, địa bàn có mức sinh cao có nhiều khó khăn trong công tác dân số KHHGĐ. Các hoạt động từ thiện nhân đạo được tuyên truyền rộng rãi [29].

* Công tác Văn hóa - Thông tin

Các hoạt động văn hoá-thông tin-thể thao của huyện tập trung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng. Phổ biến chính sách pháp luật và các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện. Cổ động phong trào thi đua yêu nước và các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của địa phương (70 năm ngày thành lập đảng bộ huyện). Công tác quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin và truyền thông đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng môi trường văn hoá ổn định, lành mạnh.

Tổ chức Lễ hội Đền Năng Yên (xã Năng Yên) và Đền Du Yến (xã Chí Tiên) trong chương trình " Về miền lễ hội cuội nguồn dân tộc Việt Nam" gắn với chương trình " Du lịch về cuội nguồn năm 2017" của Tỉnh [29].

3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Quy mô, số lượng đội ngũ công chức tại huyện Thanh Ba

Quy mô, số lượng công chức của huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Số lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Người, %

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1.Vê giới tính Nam 79 61,72 84 59,15 92 60,53 Nữ 49 38,28 58 40,85 60 39,47 Tổng 128 100 142 100 152 100 2.Về độ tuổi Dưới 30 tuổi 58 45,31 62 43,66 70 46,05

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)