Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước ta

1.2.2.1. Kinh nghiệm của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, huyện Đoan Hùng đã và đang thực hiện một số nội dung như sau:

Một là, thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức các phòng ban của huyện

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức các phòng ban của huyện Đoan Hùng phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ. Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, công chức và quản lý đội ngũ công chức đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu các tổ

chức chính trị. Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức là nhiệm vụ thường xuyên và mang tính chiến lược lâu dài. Đây là biện pháp quan trọng, cơ bản và mang tính nền tảng nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện và các quy định hiện hành.

Hai là, xây dựng và thực hiện tốt Quy chế làm việc của các phòng ban trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ được giao, xác định rõ mối quan hệ giữa các phòng chức năng, cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức và cá nhân

Các phòng ban của UBND huyện khi thành lập đều được xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, hoạt động trong không gian pháp luật với các mối quan hệ rất đa dạng, phong phú, thậm chí khá phức tạp, không chỉ điều chỉnh mối quan nội bộ của phòng ban mà còn có các mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài. Do đó, việc xây dựng Quy chế làm việc nhằm điều chỉnh quan hệ xử sự bên trong và các mối quan hệ giữa cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức với nhau và cơ quan, tổ chức với công dân là một yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với UBND huyện trong công tác cải cách hành chính.

Ba là, ban hành các chuẩn mực của cán bộ, công chức và viên chức trong việc tiếp công dân, trong đó thường xuyên tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với công tác cải cách hành chính

Nhằm nâng cao chất lượng công tác phục vụ người dân, tạo sự thay đổi trong nhận thức của người dân về công tác cải cách hành chính, nâng cao văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và văn hóa công sở tại các cơ quan, đơn vị, huyện Đoan Hùng đã triển khai các quy định nhằm xây dựng hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức của huyện "thân thiện, nghĩa tình, tận

tụy, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật","biết chào hỏi, biết lắng nghe, biết giải thích, biết xin lỗi, biết cảm ơn" [26].

1.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, UBND huyện Đại Từ đã tập trung vào một số nội dung cụ thể sau:

- Việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức: gắn với việc thực hiện một số đề án đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức có năng lực, trình độ cao đạt kết quả tốt. Để tạo nguồn cán bộ, công chức trẻ chất lượng cao, các cơ quan UBND huyện Đại Từ đã ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, các cơ quan UBND huyện Đại Từ đã thành lập câu lạc bộ cán bộ trẻ - là tổ chức xã hội, tập hợp các cán bộ, công chức có năng lực, có triển vọng, dưới 40 tuổi; đang công tác tại các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các cơ quan UBND huyện Đại từ nhằm giúp đỡ, trao đổi trong học tập, công tác, nghiên cứu khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Đổi mới công tác tuyển dụng CBCC: UBND huyện Đại Từ căn cứ vào vị trí việc làm chưa có người đảm nhiệm, các cơ quan tiến hành xây dựng kế hoạch, nhu cầu, vị trí việc làm cân tuyển, gửi Phòng Nội vụ tổng hợp, trình UBND huyện phê duyệt. Sau đó, Hội đồng thi tuyển tổ chức thi đúng nguyên tắc công khai, minh bạch và mang tính cạnh tranh. Căn cứ nguyên tắc và cách tính điểm trong theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Hội đồng thi thông báo kết quả, trình UBND huyện Đại từ phê chuẩn kết quả trúng tuyển theo quy định. Căn cứ kết quả trúng tuyển được UBND huyện Đại từ phê duyệt, các cơ quan tiến hành tuyển dụng CBCC theo chỉ tiêu của từng vị trí việc làm. Tỉ lệ người trúng tuyển vào công chức trình độ ngày càng được nâng cao; đồng thời thực hiện chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số, người có công, người tài vào trong bộ máy nhà nước...nhằm giải quyết sắp xếp bố trí việc làm đối với người trong tỉnh, thực hiện chính sách an sinh xã hội, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao tham gia vào cơ quan hành chính nhà nước.

- Đổi mới công tác đánh giá CBCC: Các nội dung, tiêu chí đánh giá, phân loại được định lượng một cách rõ nét, giúp cho người đứng đầu dễ dàng so sánh kết quả thực hiện nhiệm vụ giữa các công chức; thông qua việc đánh giá đã chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, những việc làm được chưa làm được, đồng thời có cơ sở để đối chiếu xem xét việc phát huy hoặc khắc phục của công chức. Việc triển khai thực hiện quy định về đánh giá công chức đã làm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là đối với đội ngũ công chức lãnh đạo; khắc phục được tình trạng đánh giá qua loa chiếu lệ, cào bằng theo lối mòn cũ; góp phần khuyến khích động viên cán bộ, công chức có động cơ làm việc, chấp hành quy định của Nhà nước và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. UBND huyện Đại từ đang chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đánh giá cán bộ, đánh giá công chức xây dựng phần mềm đánh giá để quản lý, theo dõi chặt chẽ hơn đối với công tác đánh giá CBCC.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC hằng năm: Công tác đào tạo, bồi dưỡng trang bị những kiến thức, kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người CBCC.

Xây dựng và triển khai các quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý: Nhằm mục đích hướng tới chuẩn hoá đội ngũ cán bộ; bao gồm một hệ thống những tiêu chí về phẩm chất, năng lực cán bộ và cơ cấu của đội ngũ cán bộ đảm bảo cho đội ngũ này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng: UBND huyện Đại từ đã ban hành quy định về chính sách thu hút người có tài năng vào bộ máy hành chính tại Quyết định số 51/2015/QĐ-UBND ngày 20/12/2015 quy định về thu hút và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực huyện Đại Từ.

Thực hiện nâng cao chế độ làm việc, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động công vụ để duy trì trật tự kỷ cương và phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt

động công vụ: Chủ tịch UBND huyện Đại từ đã ban hành Chỉ thị số 06/CT- UBND ngày 06/4/2015 về việc tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ; đồng thời thường xuyên kiểm tra các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện nội dung trên [28].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)