Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 48)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Lĩnh vực Kinh tế

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp quốc doanh tăng nhanh và đột biến là do đầu tư một số nhà máy sản xuất xi măng như nhà máy xi măng Sông Thao, nhà máy xi măng Vĩnh Phú, nhà máy bia rượu sài gòn Đồng Xuân và một số nhà máy sản xuất chè; nghề thủ công của tập thể và tư nhân duy trì sản xuất tương đối ổn định. Đã củng cố và kiện toàn các HTX thủ công nghiệp theo Luật HTX, đến nay còn 35 HTX đi vào hoạt động ổn định; chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá và hoạt động công ích, đầu tư chiều sâu vào sản xuất. Tiếp tục tìm kiếm thị trường và mở thêm ngành hàng mới.

Xác định tầm quan trọng của mình đối với việc phát triển kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, huyện Thanh Ba đã huy động tốt các nguồn lực để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước thực hiện là 2.081,3 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng là 670,54 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Nguồn vốn này được phân bổ khá toàn diện trên các lĩnh vực như: đầu tư sản xuất, đầu tư cho khoa học công nghệ và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trong đó lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được đặc biệt ưu tiên, chiếm tới gần 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện. Hàng trăm công trình lớn nhỏ đã được triển khai thực hiện và đưa vào khai thác, sử dụng. Tiêu biểu trong số các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải kể đến các dự án như: Tuyến đường 314 nối với quốc lộ 2 tạo thuận lợi cho thương nhân trao đổi hàng hóa và các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng… Qua đó đã trực tiếp làm thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại [29].

* Nông - lâm nghiệp

Tiếp tục khai thác lợi thế của nông nghiệp cận đô thị, tăng thêm đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất. Tiếp thu thành tựu khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công tác khuyến nông đưa các giống lúa lai, ngô lai vào sản xuất. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất có nhiều chuyển biến, chủ động ban hành kế hoạch phát triển cây chè để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, khuyến khích người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh [29].

* Thương mại - dịch vụ

Các ngành dịch vụ phát triển khá, ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, cụ thể: dịch vụ bưu chính viễn thông tăng nhanh, dịch vụ vận tải đa dạng, phong phú và cơ động làm cho lưu thông nhộn nhịp; dịch vụ điện lực đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các dịch vụ hàng hoá của tư nhân cơ bản ổn định đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2017 ước đạt 1.488,3 tỷ đồng tăng 3,8% so với cùng kỳ. Giá trị tăng thêm ngành thương mại và dịch vụ, đạt: 691,74 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ [29].

* Đầu tư - xây dựng

Tiếp tục thực hiện Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 của Quốc Hội ngày 18/6/2014; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính Phủ về thi hành một số điều của Luật đầu tư công. Trong năm 2017 nguồn ngân sách huyện chi cho đầu tư xây dựng chủ yếu tập chung vào các công trình chuyển tiếp và thanh toán nợ công dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án chuyển tiếp từ năm 2016 kịp thời đưa công trình vào khai thác và sử dụng. Triển khai các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình 135. Chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép nguồn vốn đầu tư có trọng tâm hoàn thành các tiêu chí đối với các xã theo lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới... Giải quyết kịp thời những vướng mắc trong thi công các công trình dự án trên địa bàn [29].

3.1.2.2. Lĩnh vực xã hội

* Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo

Phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học, 28 trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở, 32 trường mầm non. Đầu tư xây dựng nhà lớp học nhà điều hành, đáp ứng cơ sở vật chất trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020; đội ngũ giáo viên, nhân viên được bổ sung về số lượng (bổ sung 141 hợp đồng giáo viên mầm non), công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia có bước tiến mạnh mẽ; tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 99%, tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình TH đạt 100%; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 3; phổ cấp giáo dục THCS đạt mức độ 2 [29].

* Công tác dân số - Y tế, các hoạt động nhân đạo

Tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng trạm chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2020, thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất xây dựng trạm chuẩn quốc gia về y tế. Thường xuyên tuyên truyền và giám sát dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, không có ngộ độc thực phẩm sảy ra. Dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, phối hợp với các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm và các nhà hàng.

Đã sát nhập giữa Trung tâm Y tế với Bệnh viện đa khoa huyện, qua đó đã nâng cao được cơ sở vật chất, số lượng y bác sỹ, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương và giúp tinh gọn bộ máy cán bộ.

Làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, khuyết tật. Triển khai kế hoạch lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.

Tiếp tục tuyên truyền vận động nhằm nâng cao chất lượng dân số, tập trung vào những xã, địa bàn có mức sinh cao có nhiều khó khăn trong công tác dân số KHHGĐ. Các hoạt động từ thiện nhân đạo được tuyên truyền rộng rãi [29].

* Công tác Văn hóa - Thông tin

Các hoạt động văn hoá-thông tin-thể thao của huyện tập trung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng. Phổ biến chính sách pháp luật và các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện. Cổ động phong trào thi đua yêu nước và các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của địa phương (70 năm ngày thành lập đảng bộ huyện). Công tác quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin và truyền thông đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng môi trường văn hoá ổn định, lành mạnh.

Tổ chức Lễ hội Đền Năng Yên (xã Năng Yên) và Đền Du Yến (xã Chí Tiên) trong chương trình " Về miền lễ hội cuội nguồn dân tộc Việt Nam" gắn với chương trình " Du lịch về cuội nguồn năm 2017" của Tỉnh [29].

3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Quy mô, số lượng đội ngũ công chức tại huyện Thanh Ba

Quy mô, số lượng công chức của huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Số lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Người, %

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1.Vê giới tính Nam 79 61,72 84 59,15 92 60,53 Nữ 49 38,28 58 40,85 60 39,47 Tổng 128 100 142 100 152 100 2.Về độ tuổi Dưới 30 tuổi 58 45,31 62 43,66 70 46,05 Từ 31 đến 45 tuổi 40 31,25 44 30,99 46 30,26 46 - 59 tuổi 30 23,44 36 25.35 36 23.69 Tổng 128 100 142 100 152 100

Qua việc bảng trên cho thấy huyện Thanh Ba đã quan tâm bổ sung về mặt số lượng cho đội ngũ công chức, số lượng công chức của huyện Thanh Ba tăng nhanh qua các năm. Năm 2015 số lượng công chức là 128 người đến năm 2016 là 142 người tăng 14 người so với năm 2015. Năm 2017 số lượng công chức huyện Thanh Ba tiếp tăng lên thanh 152 người.

* Về giới tính

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy cơ cấu công chức tại huyện Thanh Ba chủ yếu tập trung là nam giới, số công chức nữ có tăng lên theo hàng năm nhưng không nhiều. Năm 2015, trong tổng số cán bộ công chức là 128 người thì có 79 người là nam, 49 nữ, đến năm 2016 thì cán bộ nam là 84 nam, 58 nữ, cao nhất là năm 2017 số cán bộ nam 92 người, nữ là 60 người. Như vậy, số lượng cán bộ, công chức cấp xã là nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Nguyên nhân chính do đặc thù của cơ bản nguồn cán bộ công chức đều phát triển từ cơ sở, qua các vị trí trưởng thành dần, vì vậy nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ giới, nam giới thường có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng di chuyển và chấp nhận đi công tác xa tốt hơn so với nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường phải tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc. Bên cạnh đó, đôi khi gia đình cũng là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia công tác xã hội. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội thì được ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, trong khi nữ giới ít nhận được sự ủng hộ hơn, họ được nghĩ là nên chăm lo công việc gia đình.

* Vê độ tuổi

Độ tuổi cán bộ công chức cho thấy: độ tuổi cán bộ công chức huyện Thanh Ba hiện nay đã được trẻ hóa, độ tuổi chủ yếu dưới 30 và từ 31- 45. Năm 2015, độ tuổi dưới 30 là 58 người, chiếm tỷ lệ 45,31%, từ 31- 45 tuổi là 40 người chiếm lệ 31,25%. Sang năm 2016, công chức ở độ tuổi dưới 62 người chiếm tỷ lệ 43,66%; từ 31- 45 tuổi là 44 người chiếm lệ 30,99%. Đến năm 2017, mức tỷ trọng của các mức tuổi ít có sự thay đổi, nhiều nhất vẫn là độ tuối dưới 30 chiếm đông nhất với 70/ tổng 152 người, thấp nhất là độ tuổi ≤ 60 với 7 người.

3.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017 2015-2017

3.2.2.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước là trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong những năm qua, huyện Thanh Ba đã chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức và bản thân các công chức cũng nhận thức được sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức huyện Thanh Ba ngày càng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, cụ thể:

Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Người, %

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trên đại học 7 5,47 9 6,34 11 7,24 Đại học, Cao đẳng 58 45,31 72 50,71 84 55,26 Trung cấp 49 38,28 53 37,32 51 33,55 Còn lại 14 10,94 8 5,63 6 3,95 Tổng 128 100 142 100 152 100

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba

Qua bảng 3.2 dưới cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba tăng đáng kể trong vòng 3 năm trở lại đây (2015 - 2017). Số công chức có trình độ trên đại học không nhiều so với tổng số công chức của toàn huyện (chiếm 7,24% năm 2017), nhưng luôn tăng về số lượng đây cũng là biểu hiện của nhiều công chức đã chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Số công chức có trình độ đại học, cao đẳng

năm 2015 là 58 người (chiếm 45,31 %), năm 2016 số công chức có trình độ đại học, cao đẳng tăng 14 người so với năm 2015 (chiếm 50,71%) so tổng số công chức hành chính huyện. Năm 2017 số công chức có trình độ đại học, cao đẳng là 84 người (chiếm 55,26%) tăng 12 người so với năm 2016. Số công chức có trình độ trung cấp khá cao và số chưa qua đào tạo có xu hướng giảm dần trong những năm về gần đây. Tuy nhiên, cho thấy từ năm 2015-2017, cơ bản huyện Thanh Ba đã quan tâm đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của đơn vị.

3.2.2.2. Về trình độ ngoại ngữ, tin học

Chất lượng công chức không chỉ biểu hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà cả trình độ ngoại ngữ, tin học. Công chức được trang bị đầy đủ kiến thức ngoại ngữ, tin học sẽ phát huy được trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba về cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập của tỉnh và được thể hiện qua bảng thống kê 3.3.

Bảng 3.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: Người, %

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ

tăng bình quân (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1.Ngoại ngữ 128 100 142 100 152 100

Chưa qua đào tạo 21 16,41 16 11,27 13 8,55 -21,32

Trình độ A 50 39,06 59 41,55 64 42,11 13,14

Trình độ B 42 32,81 48 33,80 52 34,21 11,27

Trình độ C 15 11,72 19 13,38 23 15,13 23,83

2.Tin học 128 100 142 100 152 100 8,97

Chưa qua đào tạo 17 13,28 14 9,86 13 8,55 -12,55

Trình độ A 69 53,91 65 45,77 62 40,79 -5,21

Trình độ B 24 18,75 35 24,65 43 28,29 33,85

Trình độ C 18 14,06 28 19,72 34 22,37 37,44

* Trình độ ngoại ngữ

Số lượng công chức chưa qua đào tạo ngoại ngữ giảm nhanh từ 21 người (chiếm 16,41%) năm 2015 xuống còn 13 người (chiếm 8,55%) năm 2017, tốc độ giảm bình quân trong giai đoạn này đạt mức 21,32%. Trong khi đó, số công chức có trình độ ngoại ngữ B và C tăng dần trong giai đoạn 2015- 2017, trong đó trình độ ngoại ngữ C có mức tăng bình quân là 23,83%. Tuy nhiên, số công chức có trình độ A chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng dần (năm 2015 là 39,06%; năm 2016 là 41,55%; năm 2017 là 42,11%). Bên cạnh đó, thực tế một số công chức được đào tạo, bồi dưỡng nhưng trong quá trình công tác ít sử dụng nên bị mai một hoặc khả năng giao tiếp còn hạn chế. Với trình độ ngoại ngữ như vậy, còn có nhiều công chức chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của ngạch công chức và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong khi yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi khả năng giao tiếp với người nước ngoài, khả năng nghiên cứu tài liệu, khả năng nắm bắt những diễn biến về kinh tế, xã hội trên thế giới ngày càng cao và quy định mới của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 74/2005/TT-BNV ngày 26/7/2005 thì tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với ngạch chuyên viên là trình độ B trở lên. Do vậy, huyện Thanh Ba cần tiếp tục có chủ trương đào tạo bồi dưỡng 13 người chưa qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)