6. Kết cấu của Luận văn
3.2.6. Chính sách, quy định của nhà nước về công tác quản lý khách hàng trong
hoạt động ngân hàng
Nội dung của đảm bảo bí mật thông tin khách hàng được ghi nhận ở nhiều cấp độ văn bản khác nhau. Hiến pháp Việt Nam hiện hành đã có quy định về quyền được đảm bảo bí mật thông tin của cá nhân: “mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác”. Mặc dù quy định này chỉ ghi nhận quyền của cá nhân đối với bí mật thư tín, điện thoại, điện tín nhưng nó có ý nghĩa cho phép các nhà làm luật trên cơ sở này xây dựng những quy định về đảm bảo bí mật thông tin trong nhiều lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
Trên cơ sở của Hiến pháp Việt Nam, Quốc hội - cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật đảm bảo thực
hiện hóa quyền được đảm bảo bí mật thông tin của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực chuyên biệt - lĩnh vực hoạt động ngân hàng.
TT Tên đạo
luật Nội dung điều chỉnh bảo mật thông tin khách hàng
1
Bộ luật Dân sự năm 2015
- Ghi nhận nghĩa vụ chung về đảm bảo bí mật thông tin khách hàng: các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 38)
- Đảm bảo bí mật thông tin được đề cập cụ thể trong các quy định về giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ bao gồm:
+ Trách nhiệm đảm bảo bí mật thông tin và không được sử dụng thông tin cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác trong quá trình giao kết hợp đồng (Điều 387)
+ Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 517)
+ Bên được ủy quyền có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền (Điều 565)
- Quy định chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, cách thức xác định trách nhiệm dân sự đối với những chủ thể vi phạm: Điều 387, Điều 517, Điều 565, Điều 351, 361, 364, 584
2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010
- Ghi nhận quyền của NHNNVN được từ chối cung cấp thông tin trong một số trường hợp luật định
- Quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, của các TCTD và bí mật tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật (Điều 38)
3
Luật Các tổ chức tín
dụng năm 2010
- Ghi nhận nghĩa vụ phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không được cung cấp thông tin này cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng (Điều 13, Điều 14)
- Quy định trách nhiệm từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng (Điều 10)
4
Luật Công nghệ thông
tin năm 2006
- Ghi nhận nghĩa vụ phải tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng (Điều 21); không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó (Điều 22)
- Nghĩa vụ phải bảo đảm bí mật thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật (Điều 72)
- Ghi nhận quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân (Điều 22).
- Quy định về hình thức xử lý khi vi phạm nghĩa vụ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 77)
5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
- Ghi nhận quyền của người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng (Điều 6)
- Quy định các biện pháp chế tài tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm: bị xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, phải bồi thường thiệt hại (Điều 11)
6
Luật An toàn thông
tin mạng năm 2015
- Ghi nhận nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng:
Chủ thể xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý; phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình (Điều 16)
- Quy định trách nhiệm của các chủ thể thu thập và sử dụng thông tin cá nhân: thu thập thông tin cá nhân sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó; chỉ sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân; không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân mà mình đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 17) - Quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng như: thiết lập kênh thông tin trực tuyến để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng. Định kỳ hằng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân; tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất trong trường hợp cần thiết (Điều 20)
7
Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012
Quy định về chủ thể, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng từ đó làm cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm hành chính có liên quan trong hoạt động đảm bảo bí mật thông tin khách hàng của tổ chức hoạt động ngân hàng2 (Điều 24)
8
Bộ luật Hình sự năm 2015
- Ghi nhận tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ Điều 356, Điều 357; tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 361); tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất
tài liệu bí mật công tác (Điều 362)
- Ngoài ra, BLHS năm 2015 cũng đã quy định cụ thể về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291).