6. Kết cấu của Luận văn
4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước
Sự phát triển của khu vực tài chính - ngân hàng được xác định là một trong những yếu tố then chốt cho sự phát triển kinh tế. Do đó, Nhà nước có vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành tài chính - ngân hàng, đồng thời ngăn chặn hữu hiệu những cơn sốt trong ngành để không dẫn đến đổ vỡ và khủng hoảng. Từ nay đến năm 2020, kinh tế thế giới có những chuyển động đáng kể, toàn cầu hoá về thương mại, đầu tư tài chính và tiền tệ sẽ diễn ra mạnh mẽ. Chính vì vậy Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, phát triển đầu tư trong nền kinh tế. Việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư trong nền kinh tế cũng giúp cho các ngân hàng dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Một số kiến nghị đối với Nhà nước như sau:
- Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản pháp luật theo chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro; các giới hạn cho vay, đầu tư và thanh toán, xác định giá trị các tài sản phi tín dụng, rà soát vốn thực có của các NHTM để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II.
- Hai là, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng gắn với xử lý sở hữu chéo. Đối với các NHTM cổ phần yếu kém đã thực hiện sáp nhập hoặc tự nâng cấp... Ngân hàng nhà nước cần giám sát lộ trình cụ thể theo các tiêu chí cần đạt được sau tái cấu trúc (về vốn, trình độ quản trị, công nghệ thông tin, mức độ an toàn vốn, tính minh bạch). Đối với các NHTM cổ phần Nhà nước, cần tiếp tục giảm tỷ trọng phần vốn nhà nước ở mức hợp lý theo lộ trình.
- Ba là, hướng đến khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng. Phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh và có nhiều rủi ro đòi hỏi các NHTM phải thực sự hướng đến khách hàng, coi khách hàng làm trung tâm, thu hút và giữ chân được khách
hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng. Khi đã xác định “khách hàng làm trung tâm” cần phải sắp xếp mô hình kinh doanh, thiết lập và vận hành các công cụ phân tích khách hàng hiện đại. Kết quả phân tích khách hàng sẽ giúp cho các nhà điều hành ngân hàng có cái nhìn sâu hơn. Nghĩa là không chỉ những gì đã xảy ra trong quá khứ, lý giải tại sao nó xảy ra, những gì có thể xảy ra trong tương lai và làm thế nào để quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà còn tính đến các sự kiện không lường trước để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Sự hiểu biết sâu sắc này, cùng với kiến thức và kinh nghiệm của nhà quản trị, điều hành ngân hàng sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, giảm nợ xấu nảy sinh.