Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 37)

phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Huyện Quảng Ninh có 15 đơn vị hành chính, bao gồm 14 xã và 1 thị trấn; trong đó có 2 xã miền núi, 1 xã bãi ngang. Trong thời kỳ 2008 – 2012, tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế trầm trọng... Mặc dù vậy nhưng đầu tư cho phát triển của huyện vẫn không ngừng tăng lên theo từng năm, góp phần tạo được hệ thống hạ tầng ngày càng ổn định và phát triển. chi đầu tư xây dựng giai đoạn 2008 – 2012 đạt mức tăng trưởng 70,2%/năm với tổng đầu tư trong năm năm đạt 1.411.830,8 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Nhà nước chiếm 67,41% tổng nguồn vốn đầu tư; nguồn vốn đóng góp của dân cư và tư nhân chiếm 25,68% tổng nguồn vốn đầu tư; vốn trái phiếu Chính phủ chiếm 6,91% tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2008 - 2012.

Tổng dự toán chi NSNN giai đoạn 2008 - 2012 là 936.254,9 triệu đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 29,1%/năm. Trong đó: Chi cân đối ngân sách chiếm 75,86% tổng dự toán chi NSNN và tăng bình quân hàng năm 27,8%/năm; chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý qua NSNN chiếm 2,64% tổng chi NSNN, tăng bình quân hàng năm 3,6%/năm; chi bổ sung ngân sách cấp dưới chiếm 21,5% tổng dự toán chi NSNN và tăng bình quân hàng năm 40,2%/năm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vẫn còn tình trạng phải bổ sung ngoài dự toán.

Công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Quảng Ninh đã tuân thủ theo quy định của Luật NSNN và các chủ trương, đường lối, chính sách. Đồng thời đã xây dựng và ban hành một số tiêu chuẩn, nội dung chi, mức chi để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Công tác quản lý chi NS trong thời gian qua của huyện Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu nhất định, đã thực hiện công khai, dân chủ và minh bạch, tạo điều kiện cho việc điều hành ngân sách có hiệu quả và phân bổ cơ cấu chi có hiệu quả.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý chi NSNN tại huyện Quảng Ninh, vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trong quá lập ngân sách, kiểm soát các yếu tố đầu vào được coi trọng hơn cải thiện kết quả hoạt động của ngành. Phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, không gắn với kế hoạch vốn; còn tình trạng làm thất thoát vốn đầu tư. Định mức phân bổ do UBND tỉnh ban hành còn thấp và ổn định trong cả thời kỳ dài vì vậy, nhiều đơn vị chưa chủ động được kinh phí của đơn vị mình. Việc phân định trách nhiệm quyền hạn trong quản lý kiểm soát chi NSNN chưa tập trung đầu mối duy nhất kiểm soát chi qua KBNN.

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh là một huyện nghèo của tỉnh, khả năng quản lý và sử dụng các nguồn vốn còn yếu kém. Thu ngân sách tăng mạnh vào năm 2015 khi tăng thu so với năm 2014 lên đến 24.626 triệu đồng, còn năm 2016 tăng thu so với năm 2015 chỉ 852 triệu đồng. Cùng với nguồn thu ngân sách tăng lên qua các năm, số chi ngân sách cấp huyện cũng được tăng lên tương ứng, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đối với các khoản chi thường xuyên, với cố gắng trong công tác kiểm soát chi, hạn chế các mục tiêu chi chưa thực sự cần thiết, qua các năm 2014-2016 công tác chi thường xuyên ngân sách cấp huyện về cơ bản đã hoàn thành kế hoạch được giao. Hàng năm, mức chi thực tế của huyện luôn vượt dự toán từ 23% đến 36 %. Những khoản chi chiếm tỉ trọng cao nhất là: chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi quản lý hành chính và chi đảm bảo xã hội,… Đây là một trong những chính sách chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, do đó việc quản lý tài chính ngân sách từ các khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách là hết sức quan trọng. Nhìn chung, công tác điều hành chi ngân sách của các cấp chính quyền địa phương cơ bản bám sát theo dự toán giao đầu năm, một số chỉ tiêu chủ yếu đều hoàn thành và vượt kế hoạch được giao. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như: được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện Ủy, sự giám sát của HĐND huyện, có sự phối hợp giữa 3 ngành: tài chính – thuế - KBNN tích cực làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện điều hành ngân sách cấp mình, các đơn vị sử dụng kinh phí chủ động trong việc sử dụng dự toán, nêu cao tinh thần tiết kiệm và trách nhiệm trong các đơn vị,… thì cũng có không

ít những khó khăn cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách.

Huyện đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ngày càng hoàn thiện. đội ngũ cán bộ kế toán tài chính ngân sách xã, các phòng ban trong huyện từng bước được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng theo hướng tiêu chuẩn chuyên môn hóa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngân sách không ngừng được đổi mới, nâng cao, hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới.

Tuy nhiên, công tác quản lý chi NSNN của huyện còn một số hạn chế. Về công tác lập dự toán chi NSNN, tuy thực hiện đúng, đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, nhưng các đơn vị lập dự toán hàng năm chậm dẫn đến việc lập dự toán không kịp thời, nhiều nhiệm vụ chi phát sinh trong năm chưa lường trước được. Việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng còn chậm. Điều này làm cho các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện không chủ động trong việc điều hành công việc của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)