Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 65)

2.3.4.1 Công tác quyết toán chi thường xuyên huyện Tiên Du

Bảng 2.9: Dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách huyện Tiên Du giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Dự toán Quyết toán % Dự toán Quyết toán % Dự toán Quyết toán %

Tổng chi thường xuyên 296.230 320.804 108,30 334.542 378.532 113,15 356.122 414.530 116,40

Chi SN kinh tế 20.108 19.494 96,95 20.160 24.100 119,54 24.210 30.918 127,71 Chi SN y tế 5.968 7.160 119,97 6.271 6.120 97,59 6.310 10.239 162,27 Chi SN giáo dục 177.970 191.272 107,47 208.190 226.179 108,64 219.320 249.700 113,85 Chi SN khoa học 1.000 2.351 235,10 2.496 1.539 61,66 0 0 0,00 Chi đảm bảo xã hội 43.180 45.190 104,65 42.591 49.100 115,28 47.159 51.265 108,71 Chi quản lý hành chính,

Đảng, đoàn thể 30.598 32.186 105,19 34.457 41.960 121,77 38.966 45.922 117,85 Chi văn hóa thông tin 1.900 2.940 154,74 2.510 4.290 170,92 3.826 7.129 186,33 Chi an ninh quốc phòng 3.290 3.429 104,22 3.498 4.527 129,42 3.410 2.180 63,93 Chi thể dục thể thao 1.000 1.419 141,90 1.100 967 87,91 819 2.170 264,96 Chi SN môi trường 4.740 5.269 111,16 4.200 3.510 83,57 3.192 5.911 185,18 Chi SN khác 6.476 10.094 155,87 9.069 16.240 179,07 8.910 9.096 102,09

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 2015 2016 2017 Dự toán Quyết toán Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 2.5: Dự toán và quyết toán chi thường xuyên huyện Tiên Du (giai đoạn 2015-2017)

(Nguồn Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Du)

Quyết toán chi ngân sách là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách. Đây là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu chi ngân sách đã được phản ánh sau mỗi kỳ chấp hành dự toán chi NSNN. Các đơn vị thụ hưởng dự toán NSNN phải thực hiện nhiệm vụ kế toán, quyết toán chi NSNN của đơn vị mình; cơ quan tài chính các cấp phải tổng hợp, quyết toán chi NSNN của cấp ngân sách mình với cơ quan tài chính cấp trên. Quyết toán chi NSNN là việc làm thường xuyên hàng năm của đơn vị dự toán ngân sách (cơ quan thụ hưởng NSNN), của cơ quan kiểm soát chi NSNN (Kho bạc nhà nước) và của cơ quan phân bổ dự toán NSNN (cơ quan Tài chính). Thông qua quyết toán chi ngân sách có thể cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động KT-XH của Nhà nước trong từng thời gian.

Theo số liệu tại bảng 2.9 và biểu 2.5, chi thường xuyên huyện Tiên Du giai đoạn 2015- 2017 có xu hướng tăng dần qua các năm và đều vượt dự toán được giao. Cụ thể như sau: năm 2015 thực hiện: 320.804 triệu đồng, đạt 108% so với dự toán; năm 2016 thực hiện: 378.532 triệu đồng, đạt 113% so dự toán; năm 2017 thực hiện là 414.530 triệu đồng, đạt 116% so với dự toán. Tổng chi thường xuyên năm 2017 gấp 130% so với tổng chi thường xuyên năm 2015. Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, đảm bảo xã hội tăng chi hợp lý, từ đó đã có bước phát triển tích cực; các vấn đề an sinh xã hội được giải quyết có hiệu quả, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Về cơ bản, việc thực hiện quyết toán chi thường xuyên huyện Tiên Du giai đoạn 2015- 2017 đã đảm bảo các quy định, trình tự, thủ tục của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thẩm định quyết toán chi NS xã, thị trấn sau đó lập quyết toán chi NS huyện, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán chi NSNN trên địa bàn huyện, báo cáo UBND huyện, trình HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính. Báo cáo quyết toán hằng năm của huyện đã phản ánh đầy đủ, rõ ràng các hoạt động CTX và được lập từ cơ sở đến các cơ quan quản lý tài chính cấp huyện, đảm bảo nguyên tắc cân đối thu – chi NSĐP và theo niên độ ngân sách.

Tuy nhiên, việc kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của các đơn vị, địa phương chưa được thực hiện thường xuyên, thường dồn vào thời điểm quyết toán nên gây quá tải, chất lượng kiểm tra vì thế chưa cao. Quá trình quyết toán chưa gắn với hiệu quả sử dụng NSĐP. Nội dung quyết toán mới chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu chi trong năm mà chưa phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng NS. Quyết toán chưa có tác dụng phát hiện các bất hợp lý trong quản lý tài chính ở các đơn vị sử dụng NS để kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục.

Hơn nữa, thời gian chỉnh lý quyết toán kéo dài và chưa có quy định cụ thể về các nội dung được điều chỉnh trong quá trình chỉnh lý quyết toán. Đặc biệt chưa có quy định rõ về việc điều chỉnh các sai sót và các sai phạm phát hiện trong quá trình quyết toán, thanh tra, kiểm tra theo từng trường hợp cụ thể dẫn đến các cán bộ tài chính có sự điều chỉnh chưa thống nhất.

2.3.4.2 Công tác quyết toán chi đầu tư phát triển huyện Tiên Du

Trong các năm qua, công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB được UBND huyện Tiên Du, các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo. Các công trình quyết toán đều có đầy đủ thủ tục pháp lý, từ khâu chủ trương đầu tư đến khâu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự toán thiết kế, thực hiện công tác đầu tư và quyết toán vốn đầu tư. Công tác thanh quyết toán chi đầu tư XDCB được đánh giá là khá tốt trong các khâu của chu trình ngân sách. Nguồn vốn đầu tư phân bổ cho ĐTPT từ ngân sách huyện hàng năm nhỏ so với tổng chi thường xuyên nhưng lại phân bổ cho rất nhiều công trình vì vậy tiến độ xây dựng công trình còn chậm trễ. Số thực hiện chi ĐTPT của huyện chênh rất

nhiều so với kế hoạch vốn đầu tư của từng dự án. Ví dụ, dự án “đường TL276 đến kênh tiêu Nội Duệ” tăng 508% (từ 9.200 triệu đồng lên 46.745 triệu đồng); dự án “đường HL4 huyện Tiên Du” tăng 322% (từ 5.200 triệu đồng lên 16.780 triệu đồng).

Dưới đây là biểu đồ thể hiện quyết toán so với dự toán chi ĐTPT huyện Tiên Du:

0 50000 100000 150000 200000 250000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dự toán Thực hiện

Đơn vị tính: Triệu đồng

Biểu đồ 2.6: Dự toán và quyết toán chi đầu tư phát triển huyện Tiên Du

(Nguồn Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Du)

UBND huyện đã chỉ đạo rà soát, xác định điểm dừng kỹ thuật hợp lý và cắt giảm phần khối lượng chưa thực hiện để giảm áp lực bố trí vốn đối với các dự án dở dang nhưng chưa thực sự cấp thiết. Đồng thời, kế hoạch đầu tư hằng năm được xây dựng trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc ưu tiên tập trung trả nợ vốn XDCB, chỉ mở mới đối với một số nguồn vốn đã cơ bản hoàn thành việc trả nợ và đảm bảo nhu cầu vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 65)