Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 102 - 105)

sách nhà nước

Chính quyền huyện cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và quy chế phối hợp của các cơ quan trực thuộc huyện phù hợp với thực tế quản lý chi NSNN trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ giữa HĐND và UBND để HĐND thực sự phát huy quyền và trách nhiệm quản lý chi NSĐP. Khắc phục sự trùng lặp mà không thay đổi chất lượng các dự toán và quyết toán NSĐP trong khi quyết định điều chỉnh dự toán và phê duyệt quyết toán chi. HĐND cần tăng cường năng lực thẩm định dự toán, quyết toán chi NSĐP và năng lực giám sát quá trình sử dụng NS.

Nâng cao năng lực thẩm định dự toán và điều hành NS của UBND huyện, nhất là trong xác định các khoản mục ưu tiên chi NS và thực thi nghiêm minh kỷ luật NS. Hàng năm và định kỳ vào thời điểm kết thúc thực hiện kế hoạch tài chính trung hạn, UBND huyện cần tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản chi, để có biện pháp khuyến

khích đơn vị cá nhân sử dụng tiết kiệm ngân sách, xử phạt các đơn vị, cá nhân sai phạm.

Công tác quản lý chi ngân sách có đạt được tốt hay không phụ thuộc vào khả năng quản lý của cán bộ quản lý ngân sách. Do vậy, việc củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý NSNN luôn được Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tiên Du nên quản lý đầu vào bằng cách thống nhất áp dụng hình thức tuyển dụng công khai qua thi tuyển, tạo cạnh tranh, có sự sàng lọc nên mặt bằng trình độ đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nâng cao: thi tuyển công chức theo kế hoạch của Sở Nội vụ, thi tuyển theo hình thức phỏng vấn với viên chức. Về năng lực chuyên môn, 100% số trưởng, phó phòng ban chuyên môn của huyện đều có trình độ đại học trở lên. Thực hiện tiêu chuẩn chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN. Để tạo cơ sở vững chắc cho công tác quản lý chi ngân sách, các đơn vị, địa phương cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN có trình độ chuyên môn giỏi, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình KT-XH cũng như các cơ chế chính sách của nhà nước. Đồng thời có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.

Để thực hiện được những yêu cầu trên, hàng năm, các cơ quan trên địa bàn huyện phải rà soát, đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ, năng lực quản lý… để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phân công công tác theo đúng năng lực và chuyên môn của từng người. Bằng việc rà soát, đánh giá lại bộ máy quản lý tài chính kế toán của các đơn vị ngân sách thuộc huyện Tiên Du về năng lực, trình độ, phẩm chất, sẽ tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả để nâng cao chức năng tự kiểm soát của công tác kế toán. Xây dựng một bộ phận kế toán chuyên trách xã vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt, để tham mưu cho chủ tài khoản về việc chi tiêu đúng chế độ quy định và tổ chức công tác quản lý chi ngân sách của đơn vị một cách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không đủ sức khoẻ và trình độ chuyên môn, không để những bất cập về bộ máy và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước và ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của địa phương.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính theo nhiều hình thức. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện bố trí kinh phí, phấn đấu năm 2019, tổ chức các lớp tập huấn về chế độ tài chính mới theo Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại đơn vị, đặc biệt là đội ngũ kế toán trưởng và bộ phận kiểm soát chi NSNN. Mục đích để cập nhật những quy định mới về NSNN và có khả năng thích ứng với ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi ngân sách. Khuyến khích cán bộ quản lý chi ngân sách học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, nghiên cứu để nắm bắt kiến thức mới, những chế tài, luật định áp dụng trong sử dụng NSNN, cập nhật các chế độ chính sách mới nâng cao năng lực thực tiễn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính và NSNN cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị sử dụng NSNN, cán bộ tài chính xã, thị trấn để mọi người hiểu và nhận thức đúng được yêu cầu của quản lý chi NSNN và chức năng nhiệm vụ của mình, đồng thời tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để thực thi công vụ.

Cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách huyện Tiên Du phải là những cán bộ trung thực, có quan điểm lập trường vững vàng, đúng đắn, vì vậy cần phải nâng cao không chỉ về nghiệp vụ mà cả về lý luận chính trị. Huyện cũng nên đào tạo và đào tạo lại cán bộ tin học quản lý, thực hiện chương trình ứng dụng tin học hóa trong quản lý chi NSNN. Tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ tin học cho cán bộ làm công tác quản lý NSNN để tăng khả năng phát triển những ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là công tác quản lý chi NSNN. Đẩy mạng việc sử dụng phần mềm quản lý NSNN trong điều lý, quản lý chi NSNN và trong công tác hạch toán kế toán.

Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý chi ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của cán bộ tài chính. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý chi ngân sách và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý chi ngân sách.

Đặc biệt, cần nâng cao hơn nữa nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền quyết định và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu trong việc quản lý, điều hành và sử dụng NSNN. Các đơn vị sử dụng NSNN tiếp tục phát huy tính chủ động của người đứng đầu trong thực thi công vụ, coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm hàng đầu qua các quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan trong các lĩnh vụ đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản công nhà nước. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra lãng phí.

Hoàn thiện, củng cố cơ chế đánh giá công chức để bố trí vào các công việc phù hợp, những công chức không có đủ trình độ, khả năng chuyên môn sẽ bố trí chuyển việc khác, đào tạo lại hoặc cho thôi việc. Áp dụng linh hoạt chế độ luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ và ngăn ngừa các sai phạm của cán bộ. Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 102 - 105)