Hoàn thiện công tác quản lý, điều hành chi ngân sách nhà nước tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 102)

Một là, hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; tạo quyền chủ động trong huy động các nguồn lực cũng như cơ sở vật chất để tổ chức dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, thực hành tiết kiệm nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức. Hiện tại, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện mới tự chủ tài chính ở mức độ ba, tự chủ tài chính đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên từ nguồn thu phí được để lại. Phấn đấu đến năm 2020, 100% đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Tiên Du tự chủ tài chính ở mức độ hai, tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên. Thực hiện cơ chế tự chủ sẽ giúp các đơn vị tiết kiệm chi thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp, hệ số thu nhập tăng thêm của cán bộ trên một lần.

Tích cực triển khai cơ chế khoán hành chính và chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ. Đối với các cơ quan, bộ phận thực thi cơ chế khoán, cần hỗ trợ họ rà soát lại quy trình nghiệp vụ, thủ tục hành chính, lược bỏ những thủ tục, hoạt động không cần thiết, chuẩn hóa chúng để có thể tiết kiệm chi phí và nhân lực. Công khai các thủ tục, yêu cầu về hồ sơ và quy trình thực thi quản lý hành chính để những người có nhu cầu có thể tiếp cận thông tin đầy đủ, hạn chế việc trùng lặp các thủ tục, rút gọn thời gian giải quyết thủ tục. Cần khuyến khích các cơ quan, bộ phận nhận khoán tích cực tiết kiệm chi NS, và sử dụng một phần kinh phí tiết kiệm được để đào tạo nhân viên, trang bị thiết bị làm việc, nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên, từ đó nâng cao hiệu suất công tác, giảm biên chế, tăng thu nhập cho người lao động một cách chính đáng, bền vững.

Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Trước hết, một số bệnh viện đã và đang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Cùng với việc nâng dần mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, phải mở rộng tương ứng quyền tự chủ của họ về các phương diện tổ chức, sắp xếp lại cách thức hoạt động, bộ máy quản lý của đơn vị, chủ động tuyển chọn, đào tạo và sử dụng người lao động, dần chuyển từ chế độ thu phí dịch vụ công sang cơ chế định giá dịch vụ công với một phần trợ giá của Nhà nước theo hướng giảm dần trợ giá cho các dịch vụ không cần hỗ trợ. Theo cơ chế hiện hành, kinh phí NS hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn theo khoản mục NS. Tuy nhiên, nếu có thể chuyển sang hỗ trợ cả gói dịch vụ tùy theo nhiệm vụ cơ quan nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp công lập thì điều kiện để giám sát hiệu quả sử dụng NS sẽ thuận lợi hơn.

Đối với dịch vụ thiết yếu, NSĐP đảm bảo kinh phí; đối với các dịch vụ cơ bản, NSĐP hỗ trợ kinh phí để thực hiện; đối với các dịch vụ mang tính đặc thù của một số ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu để tạo điều kiện cho các cơ sở ngoài công lập cùng tham gia; đối với các dịch vụ khác thì đẩy mạnh thực hiện theo cơ chế xã hội hóa, huy động sự tham gia cung ứng của các thành phần kinh tế. Tăng cường phân cấp và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý tài chính bằng cách đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát NSNN. Nhà nước quy định khung giá dịch vụ, từng bước tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đối với giá dịch vụ công không sử dụng NSNN, như các dịch vụ khám chữa bệnh yêu cầu chi phí cao, giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định giá theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy cho đơn vị. Huyện phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ khác nhau về tài chính, áp dụng cơ chế trả lương theo kết quả hoạt động đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thực hiện trả lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành; đối với phần tăng thu, tiết kiệm chi được trích lập các quỹ bổ sung thu nhập và phát triển hoạt động sự nghiệp. Các đơn vị được giao tự chủ tài chính ổn định từ 3-5 năm theo phương án thu chi tài chính được cấp có thẩm quyền

phê duyệt. Đối với các đơn vị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, cần đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi.

Hai là, hoàn thiện quan hệ phối hợp giữa phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế và Kho bạc nhà nước huyện

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục Thuế, Kho bạc nhà nước huyện tiếp tục khai thác việc sử dụng hệ thống quản lý ngân sách Tabmis. Đồng thời đề nghị mở rộng hệ thống Tabmis đến các đơn vị sử dụng ngân sách để các đơn vị tự nhập dự toán như đơn vị dự toán cấp I nhập số liệu vào hệ thống Tabmis và chịu trách nhiệm với dự toán dược giao, phân quyền trách nhiệm cụ thể trong việc nhập liệu này, nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý chi ngân sách nhà nước.

Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi NSNN nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan phân bổ, giao dự toán (cơ quan Tài chính) và cơ quan kiểm soát việc xuất quỹ ngân sách (KBNN). Cơ quan Tài chính khi giao dự toán phải cụ thể từng nhiệm vụ chi phù hợp với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phải đúng quy định của mục lục NSNN. Cơ quan KBNN phải công khai quy trình kiểm soát chi, niêm yết rõ ràng các loại hồ sơ, chứng từ, thủ tục để đơn vị dự toán NS biết và thực hiện. Qua đó, cơ quan Tài chính và KBNN phải thường xuyên thực hiện công tác báo cáo, tham mưu cho các cấp lãnh đạo chính quyền huyện để kịp thời có các biện pháp chỉ đạo, điều hành ngân sách địa phương; đặc biệt là tình hình tồn quỹ ngân sách, tiến độ giải ngân vốn đầu tư, kết quả kiểm soát chi ngân sách, ý thức chấp hành chế độ, chính sách của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Thông qua cơ chế phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của phòng Tài chính – Kế hoạch, KBNN huyện và đơn vị dự toán sử dụng ngân sách, cần thực hiện chế độ kiểm soát trước, trong và sau khi chi ngân sách. Cần phải điều chỉnh lại việc thực hiện cơ chế kiểm soát chi theo hướng tạo điều kiện cho đối tượng sử dụng ngân sách thuận lợi, chủ động trong điều hành kinh phí của mình, thực hiện các nhiệm vụ được giao đúng quy định và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Đối với các đơn vị quản lý nhà nước thực hiện theo Nghị định 130/NĐ-CP, Nghị định 117/NĐ-CP và các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định 16/NĐ-CP, cần xây dựng quy chế chi tiêu

nội bộ trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn ban hành của Trung ương và địa phương; thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm trực tiếp và cao nhất trong quá trình sử dụng kinh phí ngân sách của đơn vị.

Ba là, hoàn thiện, hệ thống hoá định mức phù hợp và đảm bảo tính thống nhất để quản lý, điều hành, kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Trong điều kiện Luật NSNN năm 2015 và Luật đầu tư công mở rộng phân cấp quyền chủ động cho chính quyền địa phương trong dự toán và điều hành NSĐP trung hạn, xây dựng kế hoạch đầu tư công 5 năm, huyện Tiên Du cần rà soát lại hệ thống chính sách, định mức đã ban hành để điều chỉnh lại. Đối với các định mức do Trung ương ban hành, cần tích cực rà soát, kiến nghị Trung ương thay đổi những chính sách, định mức không còn phù hợp. Ví dụ như định mức NS chi giáo dục đào tạo, chi cho bệnh viện, chi quản lý hành chính. Hiện tại, theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, định mức chi lương cho sự nghiệp giáo dục đào tạo là 82%, chi khác 18%. Điều này gây khó khăn trong việc quyết định giao dự toán và ảnh hưởng tới sự khách quan, công khai, công bằng trong chi NSNN. Huyện nên có định mức chi cụ thể chứ không phải chỉ quy định một tỷ lệ % nhất định như thế này. Bên cạnh đó, nên mở rộng quyền xây dựng các định mức gắn với đặc điểm chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, đặc biệt là trung tâm y tế và các đơn vị giáo dục đào tạo.

Hiện nay, các xã trên địa bàn huyện Tiên Du được giao định mức chi quản lý hành chính là 2.200 triệu đồng/đơn vị. Trong những năm tới, Hội đồng nhân dân tỉnh cần nâng định mức chi quản lý hành chính cho cấp xã để thúc đẩy thực hiện giao tự chủ tài chính đối với cấp xã. Định mức phân bổ mới phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu coi ngân sách cấp xã là một bộ phận của NSNN, định mức chi từng lĩnh vực của ngân sách địa phương sẽ bao gồm cả chi của các lĩnh vực đó ở ngân sách cấp xã.

Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ và chấp hành NSNN, là cơ sở để KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN. Hiện tại, hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN của nước ta vừa thiếu, vừa lạc hậu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN. Do vậy, cần phải phối hợp với cơ quan Tài chính và các phòng,

ban tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn, định mức theo thẩm quyền của UBND huyện; hoặc kiến nghị với UBND tỉnh và Trung ương, đồng thời cụ thể hoá các định mức, tiêu chuẩn chi NSNN đang hiện hành. Các tiêu chuẩn, định mức phải có tính thực tiễn cao, phải phản ánh mức độ phù hợp với nhu cầu kinh phí phục vụ cho hoạt động của các đơn vị thụ hưởng NSNN trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế, khả năng cân đối NSNN của từng vùng, từng địa phương của huyện. Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo tính thống nhất đối với từng khoản chi và với từng đối tượng sử dụng NSNN cùng loại hình hoặc cùng loại hoạt động; đồng thời định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao.

Hệ thống định mức phân bổ chưa phù hợp cần phải bổ sung, sửa đổi, phải đảm bảo nhiệm vụ chi, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện. Đồng thời phải đáp ứng yêu cầu của Luật NSNN, có tính đến những điều chỉnh có thể của Luật NSNN bổ sung, điều chỉnh trong thời gian tới nhằm phân bổ công bằng, hợp lý và công khai các khoản chi NSNN. Các tiêu chí xây dựng định mức phải cụ thể, rõ ràng, dễ tính toán, dễ kiểm tra hơn nữa. Bổ sung thêm các tiêu chí xây dựng định mức cho phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn trong huyện, để từng bước chuyển quản lý ngân sách theo đầu vào sang quản lý ngân sách theo đầu ra. Hệ thống định mức phân bổ đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu phải được thể hiện các khoản thu để lại, coi đây là nguồn lực quan trọng để góp phần đẩy nhanh tốc độ xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

3.4.2 Thực hiện tốt quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước phù hợp với điều kiện của địa phương

Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước

Để công tác lập dự toán chi NSNN có hiệu quả, huyện cũng nên chỉ đạo các đơn vị thụ hưởng ngân sách xây dựng, sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài sản công năm 2019 phù hợp với các chế độ, chính sách mới.

Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán chi NSNN, bố trí ngân sách sát đúng với nhiệm vụ của từng đối tượng và loại hình hoạt động, góp phần hạn chế những tiêu cực, lãng phí ngay từ khâu lập dự toán NSĐP. Đặc biệt, nâng cao chất lượng dự báo KT -

XH phục vụ cho công tác lập dự toán, làm tốt công tác dự báo, phân tích tình hình tài chính - ngân sách, KT - XH là những yếu tố hết sức quan trọng để cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình thảo luận dự toán NS lập ra sát thực tế và có tính khả thi cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán như: Môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa - xã hội, công nghệ, các chính sách về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương. Các tổ chức và đơn vị kinh doanh trên địa bàn cũng có ảnh hưởng tới tình hình nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Các tổ chức kinh tế xã hội của huyện Tiên Du ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn.

Các nguồn lực về con người là những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến việc quản lý chi ngân sách. Đội ngũ quản lý chi ngân sách đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, tính chuyên nghiệp cao là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. Hệ thống cơ sở vật chất là yếu tố then chốt mang lại hiệu quả quản lý chi NSNN. Các tổ chức hoạt động càng ổn định và có hiệu quả thì công tác quản lý chi NSNN ngày càng được cải thiện.

Thời gian đầu tư cho công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện cần nhiều hơn, và có công tác chỉ đạo sát sao hơn. Tập trung phối hợp giữa các đơn vị thụ hưởng ngân sách, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện trong quá trình lập dự toán. Tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác lập dự toán, coi trọng sự phối hợp giữa cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng NSNN. Nghiên cứu kỹ phương án phân bổ ngân sách giữa các lĩnh vực. Phân bổ vốn đầu tư ưu tiên cho đẩy nhanh tiến độ, tập trung cho một số công trình trọng điểm của huyện, đối với công trình mang tính chất hỗ trợ thì hỗ trợ thành nhiều đợt, nhiều năm. Phối hợp với các Ban quan lý, UBND các xã, thị trấn chỉ cho khởi công các công trình đã xác định rõ nguồn vốn. Phương án phân bổ ngân sách phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị và các lĩnh vực.

Một cách nhanh nhất để giảm chi thường xuyên ngân sách là giảm quy mô hoạt động của một cơ quan thụ hưởng NSĐP. Việc này cần đi đôi với cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy và giải quyết chế độ cho các lao động dư thừa. Huyện cần chỉ đạo các cơ quan, ban ngành phải từ bỏ cách làm dự toán cũ, là chỉ giảm toàn bộ chi NS theo một

tỷ lệ phần trăm nhất định so với dự toán năm trước, áp dụng bình quân cho mọi đơn vị,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)