Kiến nghị với Chính phủ, Bộ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 107 - 109)

Một là, Chính phủ cần nghiên cứu chỉnh sửa Luật NSNN theo hướng tăng cường hơn

đồng bộ với việc phân cấp quản lý hành chính Nhà nước giữa ngành và lãnh thổ. Theo quy định hiện nay, công tác lập, phân bổ và giao dự toán NSNN của cấp huyện và cấp xã chỉ mang tính hình thức, không thực chất (ngân sách cấp xã chưa được coi là một cấp ngân sách thực sự), vì vậy chưa thúc đẩy được tính năng động, sáng tạo và chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển kinh tế xã hội, phát triển nguồn thu và chưa thực sự chủ động trong việc cân đối thu - chi ngân sách.

Bộ Tài chính cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Trong quá trình lập dự toán đề nghị bổ sung các tiêu chuẩn đánh giá các tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan lên dự toán ngân sách hàng năm để có cơ sở lập dự toán cho phù hợp. Giảm bớt các khâu trong quá trình lập dự toán, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân trong quá trình lập dự toán.

Hai là, nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay

sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra sẽ là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công phục vụ các hoạt động mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách tài chính công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý chi NSNN.

Ba là, Chính phủ cần rà soát điều chỉnh hệ thống chế độ và định mức phân bổ NSNN áp

dụng chung cho các địa phương, nhất là định mức phân bổ NS quản lý hành chính cho các đơn vị trực thuộc tỉnh, định mức phân bổ chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp y tế… Hệ thống định mức phân bổ phải đảm bảo nhiệm vụ chi, thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH, quốc phòng, an ninh ở từng địa phương, không làm giảm tổng chi NSĐP; định mức xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của Luật NSNN, phân bổ công bằng, hợp lý và công khai; các tiêu chí xây dựng định mức phải cụ thể, rõ ràng, dễ tính toán, dễ kiểm tra; định mức phân bổ phải thực hiện đầy đủ yêu cầu ngân sách cấp xã là một bộ phận của NSNN, định mức chi từng lĩnh vực của NSĐP sẽ bao gồm cả chi của các lĩnh vực đó ở ngân sách cấp xã. Đề nghị Bộ Tài chính ban hành đủ các định mức có tính khoa học và khả thi cần thiết cho công tác quản lý chi ngân sách.

Chính phủ cần thống nhất quản lý việc ban hành các chế độ tiêu chuẩn định mức bao gồm: các định mức do Bộ Tài chính ban hành; các định mức do Bộ Tài chính quy định

mức khung, giao HĐND tỉnh quyết định cụ thể sao cho phù hợp với đặc điểm địa phương. Xây dựng khung định mức chi ngân sách với các hệ số khác nhau để phù hợp với đặc điểm và khả năng ngân sách của từng cấp chính quyền; phù hợp với đặc điểm và điều kiện địa lý của từng vùng; phù hợp với quy mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý nhà nước. Áp dụng định mức khung chi theo công việc thay cho áp dụng định mức chi theo biên chế như lâu nay. Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn, định mức đó cho phép cơ quan, đơn vị được quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng ngân sách của đơn vị.

Bốn là, có cơ chế khuyến khích đối với các địa phương có đóng góp số thu NSNN lớn

về cho ngân sách trung ương; các địa phương có tính đặc thù…

Năm là, Chính phủ cần đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và

thể thao. Giao cho các địa phương được quyền quyết định thành lập và chuyển dần một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập nhằm đa dạng hoá các loại hình, các hình thức hoạt động và sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đồng thời huy động được các tiềm năng và nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển khu vực này. Đề nghị thực hiện phân cấp cho cấp xã quản lý các nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế, tiến tới xã hội hóa hoạt động của hệ thống này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)