Kiến nghị với huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 110 - 114)

Một là, huyện nên tiến hành rà soát trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức,

viên chức làm công tác tài chính - ngân sách trên địa bàn huyện; bố trí những người được đào tạo cơ bản, có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đảm nhiệm các các công việc chuyên môn, nghiệp vụ; kiên quyết thay thế những người làm công tác tài chính - ngân sách không đủ năng lực, phẩm chất; thực hiện luân chuyển đối với những công chức quản lý tài chính - ngân sách theo quy định.

Hai là, tập trung rà soát, kiểm tra toàn diện các nguồn thu để quản lý thu đúng, thu

đủ các khoản thu phát sinh trên địa bàn.

Ba là, tăng cường hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý để cập nhật kịp

thời các chế độ, chính sách, quy định mới của nhà nước cho lãnh đạo và công chức làm công tác kế toán tài chính - ngân sách.

Bốn là, chỉ đạo công tác lập dự toán sát thực tế; phản ánh đầy đủ các khoản thu theo các sắc thuế, phí, lệ phí, thu đóng góp... vào NSNN theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, chỉ đạo xây dựng dự toán thu hàng năm vừa đảm bảo thu đúng, thu đủ cho NSNN vừa quan tâm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.

Năm là, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính - ngân sách; phản ánh kịp thời về UBND tỉnh và các ngành liên quan những phát sinh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để được xem xét, giải quyết.

Kết luận chương 3

Qua chương hai, luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý chi NSNN huyện Tiên Du, vì vậy sang chương ba, tác giả đã khái quát qua về quan điểm, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du trong giai đoạn 2018-2020. Từ đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN huyện Tiên Du như đã trình bày tại chương ba. Bên cạnh đó cần có các điều kiện để thực hiện các giải pháp đó như: điều kiện về tổ chức bộ máy quản lý, điều kiện về sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, điều kiện về chế độ chính sách.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng đang là yêu cầu có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Trong những năm qua, công tác quản lý và điều hành chi NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du đã đạt những kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Với việc phân bổ nguồn lực hợp lý, bố trí NS cho các lĩnh vực quan trọng, tiến độ giải ngân vốn đầu tư XDCB được điều chỉnh hợp lý và quản lý có hiệu quả nguồn vốn NSNN, hoạt động quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất, phát huy thế mạnh của địa phương, thu hút các nguồn lực bên ngoài, nâng cao đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Bên cạnh đó, công tác quản lý chi NSNN huyện Tiên Du cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải khắc phục và tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế nhưng Luận văn cũng đã đạt được mục tiêu đề ra, đó là:

- Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN nói chung, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi NSNN tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh và rút ra kinh nghiệm, bài học để công tác quản lý chi NSNN huyện Tiên Du được hiệu quả.

- Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN huyện Tiên Du, chỉ rõ kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN huyện Tiên Du.

- Luận văn cũng chỉ rõ định hướng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH huyện Tiên Du trong thời gian tới và đề xuất 04 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN huyện Tiên Du. Đó là hoàn thiện công tác quản lý, điều hành chi NSNN; thực hiện tốt quy trình lập, chấp hành, quyết toán chi NSNN phù hợp với điều kiện của địa phương; nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý NSNN; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi qua KBNN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính. Luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

(Chính phủ, Bộ Tài chính, tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiên Du) để hoàn thiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi, ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi NS phù hợp với đặc điểm của địa phương. Những giải pháp và kiến nghị nêu trên chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất, và sự chỉ đạo, lãnh đạo tích cực của các cấp chính quyền, sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của cá nhân, cơ quan thụ hưởng NS.

Quản lý chi NSNN cấp huyện là đề tài phức tạp, luôn có nhiều biến động. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu các nội dung của quản lý chi NSNN, nhưng với khả năng hiểu biết của bản thân và thời gian có hạn nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Quý thầy, cô giáo nhận xét, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn, để đóng góp một phần vào công tác quản lý chi ngân sách huyện Tiên Du cho những năm tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo kinh tế xã hội huyện Tiên Du trình tại các kỳ họp HĐND hàng năm từ 2015 đến 2017

[2] Báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du từ 2015 đến 2017 [3] Bộ Tài chính, Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thị hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước

(2016)

[4] Chính phủ, Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước (2016)

[5] Dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du từ 2015 đến 2017

[6] Đồng Thị Vân Hồng, Giáo trình quản lý ngân sách nhà nước, NXB Lao Động (2010)

[7] Huỳnh Minh Tuấn, Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận

Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Đà Nẵng (2015)

[8] Lê Thị Kim Thư, Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã

Sơn Tây , Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Thăng Long. (2015)

[9] Ngô Hồng Phước, Tăng cường quản lý chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước

tại huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Thăng Long (2015)

[10]PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân, Bài giảng Quản lý tài chính công (2016) [11]PGS.TS. Nguyễn Bá Uân, Bài giảng Quản lý Nhà nước về kinh tế nâng cao ( 2016)

[12]PGS.TS. Nguyễn Bá Uân, Bài giảng Khoa học quản lý ( 2016), [13]Quốc Hội, Luật Ngân sách nhà nước (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 110 - 114)