1.3.3.1 Nghiên cứu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ - Hồ Thị Thanh Nga
Luận văn này đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chi tiêu NSNN, những quy định về quản lý chi NSNN trên cơ sở Luật NSNN năm 2002, các Nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Tài chính có liên quan.
Qua luận văn trên, tác giả đã tham khảo được cơ sở lý luận về chi NSNN, vai trò, nhiệm vụ của NSNN, đặc biệt là công tác quản lý chi NSNN. Các nội dung quản lý chi NSNN được phân cấp theo nhiệm vụ, chức năng quản lý và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN. Đồng thời, luận văn cũng nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN. Các kết quả này có ý nghĩa với luận văn
bởi đã giúp tác giả kế thừa và phát triển trong đề tài của mình, trên cơ sở Luật NSNN 2015 mới ra đời thay thế Luật NSNN năm 2002, và các văn bản có liên quan.
1.3.3.2 Nghiên cứu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Thị xã Sơn Tây – Lê Thị Kim Thu
Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích, thống kê trong quá trình nghiên cứu. Người viết đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến NSNN, vai trò của NSNN, phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại Thị xã Sơn Tây. Công tác quản lý chi NSNN tỉnh Quảng Ninh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: lập dự toán chi NSNN cấp huyện chưa hợp lý, thời gian đầu tư cho lập dự toán ngắn, phân bổ vốn đầu tư dàn trải, bộ máy thực hiện chi NSNN còn cồng kềnh... Qua đó, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Thị xã Sơn Tây trong thời gian tới như: cải cách bộ máy hành chính, thủ tục hành chính, đổi mới quản lý chi thường xuyên, nâng cao hiệu quả quản lý chi XDCB, nâng cao năng lực trình độ cán bộ quản lý NS.
Kết luận chương 1
Như vậy, chi NSNN trong phạm vi địa phương là công cụ tài chính của các cấp chính quyền tương ứng để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền đã được phân công quản lý. Quản lý chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Để nâng cao công tác quản lý chi NSNN, các cấp, các ngành cần sát sao hơn nữa trong việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các lĩnh vực chi, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách không bị thất thoát, lãng phí. Khắc phục tình trạng chi ngoài dự toán, chi vượt dự toán, không đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN.
Những cơ sở lý luận cơ bản mang tính khoa học đã được trình bày ở Chương 1 giúp hiểu sâu hơn về chi NSNN, những khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý chi NSNN, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN, để làm căn cứ đánh giá tình hình quản lý, sử dụng NSNN của huyện Tiên Du, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN sẽ được trình bày ở các chương sau.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH