huyện Tiên Du trong thời gian tới
Để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du, trước hết cần đánh giá phần thực hiện và hướng dẫn thực hiện Pháp Luật, các quy định của Nhà nước về ngân sách, kế toán trên địa bàn huyện; đánh giá việc bố trí chi đầu tư phát triển và phân bổ dự toán chi thường xuyên những năm qua có đảm bảo sự phát triển KT-XH tại địa phương hay không? Với huyện Tiên Du, để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH địa phương, quản lý chi NSNN cấp huyện cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
Một là, thực hiện nghiêm chỉnh Luật NSNN ở tất cả các cấp ngân sách và các đơn vị
dự toán trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp và điều hành quản lý đến việc thực hiện cấp phát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách, thực hiện thu, chi ngân sách theo đúng pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm Luật NSNN và Luật Quản lý Thuế. Cần sửa đổi các quy định, các hướng dẫn không còn phù hợp của Luật NSNN, của Chính Phủ và Bộ Tài chính.
Hai là, quản lý chi NSNN cấp huyện phải đảm bảo kinh phí kịp thời cho huyện thực
hiện các nhiệm vụ của mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Đó là vừa phải chi cho nhu cầu công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng vừa phải trở thành công cụ điều tiết xã hội của Nhà nước. Hơn nữa, cần phải khai thác mọi nguồn thu trên địa bàn đảm bảo thu đúng, thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu. Trong khi ngân sách phải đảm bảo chi đúng dự toán được giao, chi đúng tiêu chuẩn định mức hiện hành của nhà nước, chống thất thoát, lãng phí, thực hiện tốt tiết kiệm chi hành chính, dành vốn cho chi đầu tư phát triển. Để thúc đẩy kinh tế tỉnh tăng trưởng và phát triển bền vững, trong khi chưa có những thay đổi mạnh ở các thành phần kinh tế khác, huyện vẫn phải tăng quy mô chi ĐTPT từ NSNN. Bởi vì, tăng chi đầu tư công trực tiếp
làm tăng tổng cung, tổng cầu, không những đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, mà còn lôi cuốn đầu tư tư nhân tăng trưởng theo.
Để làm được những điều đó, huyện cần phải điều hành ngân sách trên cơ sở dự toán được duyệt, trong đó ưu tiên cho chi chế độ con người, công tác xã hội, tiết kiệm chi hành chính, dành nguồn cho chi phát triển. Thực hiện ưu tiên cho chi đầu tư XDCB từ nguồn thu có tính chất ổn định lâu dài như khắc phục, nâng cấp các chợ đầu mối, cải tạo môi trường… tạo thêm nguồn thu cho địa phương. Huy động cao nhất mọi nguồn lực nhằm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Mặt khác phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, chú trọng chi đầu tư XDCB, kết hợp đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên, thực hiện phát triển giáo dục, đảm bảo công bằng xã hội, đồng thời động viên được mọi thành phần kinh tế phát triển kinh doanh là các gốc của sự tăng trưởng kinh tế cũng như sức mạnh tài chính, xây dựng nền tài chính lành mạnh, an toàn với mục tiêu tăng cường hiệu quả đầu tư.
Một trong những yêu cầu rất quan trọng đó là chấp hành hệ thống pháp luật tài chính đảm bảo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của tài chính nhằm tăng cường kỷ cương tài chính, chống tham nhũng, tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước và nhân dân. Có chính sách tài chính, ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tăng khả năng tích luỹ, sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định và tăng trưởng nguồn thu cho ngân sách.
Ba là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu tương đối lớn, nên quản lý chi NSNN
cấp huyện phải phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển ưu tiên của địa phương. Rút kinh nghiệm giai đoạn trước, việc phân bổ NS giai đoạn sắp tới cần thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc ưu tiên phân bổ vốn đầu tư cho các dự án có hiệu quả lớn nhất, tác động tích cực nhất.
Bốn là, bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng. Sự rõ ràng, minh bạch trong
phân công trách nhiệm, quyền hạn là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ hiệu quả, hiệu lực của quản lý. Do vậy cần phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các chính quyền địa phương. Phân định rõ nội dung quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp trong từng khoản chi ngân sách và tương quan giữa nhiệm vụ chi và nguồn thu. Nếu
lấy nhiệm vụ và quyền hạn chi làm chuẩn, thì nguồn thu được giao phải tương xứng, tránh tình trạng thu thừa mà không có quyền chi, số thừa cũng không có quy định giải quyết ra sao. Vấn đề công bằng giữa các địa phương cũng cần làm rõ từ nhận thức cho đến thực tiễn. Trong phân bổ ngân sách cần có một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn hợp lý làm căn cứ. Trong bố trí trợ cấp ngân sách cũng cần phải công bằng, đặc biệt là ưu tiên bố trí phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã kinh tế kém phát triển.
Bốn là, quản lý chi NSNN cần phải hướng tới các mục tiêu dài hạn của địa phương.
Trong khi thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của giai đoạn tới, quản lý chi NSNN đồng thời phải tính đến mục đích phát triển lâu dài trên địa bàn, thúc đẩy phát triển đồng đều giữa các vùng, miền trên địa bàn với tập trung cải thiện môi trường đầu tư ở những khu vực có lợi thế và chi phí đầu tư thấp. Nâng cao mức sống của nhân dân phải dựa trên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao nhận thức và kỹ năng lao động với năng suất cao cho người dân.
Năm là, cơ quan Tài chính các cấp phải thực hiện tốt chức năng thẩm định, xét duyệt
báo cáo quyết toán năm sẽ góp phần chấn chỉnh kỷ cương trong chấp hành Luật NSNN và chế độ tài chính nhà nước, đảm bảo tính đúng đắn trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán. Qua đó, phát hiện những thiếu sót, yếu kém của cơ quan tài chính các cấp trong thực hiện nhiệm vụ để chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt ngày càng cao.
Trong thời gian tới, để hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du, cần phải khắc phục những nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại.