2.3.2.1 Quy trình lập dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Tiên Du
Lập dự toán chi NSNN là công việc trước tiên, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ các khâu tiếp theo của quá trình quản lý chi NSNN. Dự toán chi NSNN huyện Tiên Du do phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tổng hợp và lập dự toán chi. Hàng năm, căn cứ vào số kiểm tra về dự toán, kết quả thực hiện dự toán chi NS các năm trước, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch, những chỉ tiêu phản ánh quy mô, đặc điểm hoạt động, điều kiện KT – XH, tự nhiên của từng vùng do cơ quan có thẩm quyền thông báo; căn cứ Luật NSNN, Luật tổ chức HĐND - UBND, các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS do cấp có thẩm quyền quy định làm cơ sở dự toán chi NSNN.
Đối với dự toán chi ĐTPT, khi xây dựng kế hoạch vốn hàng năm, cần bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên: các công trình quyết toán hoàn thành còn thiếu vốn, các công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng chờ quyết toán, các công trình chuyển tiếp, các công trình cấp bách trọng điểm khi đầu tư xây dựng mới.
2.3.2.2 Công tác lập dự toán chi thường xuyên huyện Tiên Du
Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán chi NSNN địa phương, Chỉ thị của UBND tỉnh Bắc Ninh về xây dựng dự toán NSNN, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du tham mưu UBND huyện phương án tài chính - ngân sách trình HĐND huyện giao cho các xã, thị trấn; phương án phân bổ ngân sách theo từng lĩnh vực, chương trình kinh tế - xã hội của huyện.
Công tác lập dự toán chi thường xuyên của huyện Tiên Du trong những năm qua đã tuân thủ quy định của Trung ương, tuân thủ Luật NSNN, tuân thủ các quy định của địa phương. Tuy nhiên, chất lượng của dự toán còn thấp, tinh thần sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên còn chưa được thể hiện rõ trong dự toán.
Các căn cứ lập dự toán của huyện Tiên Du:
- Chủ trương của nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng an ninh và các hoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn nhất định.
- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳ kế hoạch.
- Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.
- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch. Để xây dựng định mức chi thường xuyên, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 153/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2011 và thời kỳ ổn định NS 2011-2015. HĐND tỉnh Bắc
Ninh đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020. Tỉnh cũng đã ban hành một số định mức chi đặc thù của tỉnh phù hợp với định hướng phát triển KT-XH đi đôi với đảm bảo mục tiêu quản lý thống nhất, chặt chẽ nguồn NSNN như: Nghị quyết số 179/2010/NQ-HĐND16 ngày 09/12/2010 về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị; Nghị quyết số 78/2017/NQ-HĐND18 ngày 07/12/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị…
Bảng 2.3 dưới đây thể hiện định mức chi quản lý hành chính cấp huyện giai đoạn 2017-2020, đã giải quyết được những bất cập của hệ thống định mức theo Quyết định số 153/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2011 và thời kỳ ổn định NS 2011-2015, kéo dài đến hết năm 2016. Một số bất cập như: chưa bao gồm kinh phí thực hiện chế độ tiền lương mới (tăng mức lương cơ sở, bổ sung một số chế độ phụ cấp, tăng mức đóng bảo hiểm..,), chưa bao gồm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách mới của nhà nước (trợ cấp bảo trợ xã hội, chế độ cán bộ không chuyên trách xã, cán bộ thôn…), chưa phù hợp với tình hình trượt giá, do phân cấp quản lý nhiệm vụ chi thay đổi nên định mức phân bổ cho các lĩnh vực cần điều chỉnh lại.
Bảng 2.3: Định mức chi quản lý hành chính cấp huyện giai đoạn 2017-2020
Theo chỉ tiêu biên chế và hợp đồng 68 được cấp có
thẩm quyền giao Theo quy mô số lượng đơn vị hành chính cấp xã
Chỉ tiêu Định mức phân bổ (triệu đồng/biên chế) Chỉ tiêu Định mức phân bổ (triệu đồng/đơn vị)
Biên chế Đảng, tổ chức chính trị xã hội 127 Huyện, thành phố có từ 18 đơn vị
hành chính cấp xã trở lên 3.500
Biên chế quản lý hành chính 110 Huyện, thị xã có dưới 18 đơn vị hành
chính cấp xã 3.000
Biên chế các Hội 75
Hợp đồng 68:
-Tại các cơ quan Đảng, tổ chức chính
trị xã hội 88
- Tại các cơ quan quản lý hành chính 75
-Tại các Hội 65
Dự toán chi thường xuyên huyện Tiên Du trong 3 năm 2015-2017 được thể hiện theo bảng 2.4 và biểu đồ 2.4 dưới đây.
Bảng 2.4: Dự toán chi thường xuyên huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dự toán Tỷ trọng (%) Dự toán Tỷ trọng (%) Dự toán Tỷ trọng (%)
Tổng chi thường xuyên 296.230 100 334.542 100 356.122 100
Chi SN kinh tế 20.108 6,79 20.160 6,81 24.210 8,17 Chi SN y tế 5.968 2,01 6.271 2,12 6.310 2,13 Chi SN giáo dục 177.970 60,08 208.190 70,28 219.320 74,04 Chi SN khoa học 1.000 0,34 2.496 0,84 0 0,00 Chi đảm bảo xã hội 43.180 14,58 42.591 14,38 47.159 15,92 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 30.598 10,33 34.457 11,63 38.966 13,15 Chi SN văn hóa thông tin 1.900 0,64 2.510 0,85 3.826 1,29 Chi an ninh quốc phòng 3.290 1,11 3.498 1,18 3.410 1,15 Chi thể dục thể thao 1.000 0,34 1.100 0,37 819 0,28 Chi SN môi trường 4.740 1,60 4.200 1,42 3.192 1,08 Chi SN khác 6.476 2,19 9.069 3,06 8.910 3,01
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.4: Dự toán chi thường xuyên huyện Tiên Du (2015-2017)
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tiên Du
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
SN kinh tế SN giáo dục Đảm bảo xã hội Quản lý hành chính
Theo số liệu ở bảng 2.4 và biểu đồ 2.4, dự toán chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này chứng tỏ huyện Tiên Du đã rất tích cực đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, thu hút nhân tài phát triển nền kinh tế. Năm 2015, dự toán chi sự nghiệp giáo dục là 177.970 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 60,08% tổng số dự toán chi thường xuyên. Năm 2016, là 208.190 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 70,28%, tăng gấp 1,17 lần so với năm 2015. Năm 2017, là 219.320 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 74,04%, tăng gấp 1,23 lần so với năm 2015. Mức tăng này phù hợp với hướng dẫn của Trung ương và địa phương khi xây dựng dự toán NSNN, đó là ưu tiên chi đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Đầu tư cho giáo dục là tiền đề quan trọng góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, phát triển con người và nâng cao tính tiến bộ của xã hội.
Dự toán chi đảm bảo xã hội, quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng lớn sau dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo. Các nguồn chi này cũng tăng qua các năm. Dự toán chi đảm bảo xã hội chiếm tỷ trọng 14,58% năm 2015, và tăng đến 15,92% năm 2017; dự toán chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng 10,33% năm 2015, và tăng đến 13,15% năm 2017 tổng số dự toán chi thường xuyên. Đây là khoản chi mang tính bắt buộc quan trọng nhằm duy trì và ổn định hoạt động của bộ máy chính quyền, tuy nhiên huyện cần có kế hoạch quy hoạch lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và thực hiện tốt hơn nữa công tác cải cách bộ máy hành chính, triệt để thực hiện tiết kiệm chi ngân sách cho quản lý hành chính, nhất là các khoản chi tiếp khách, hội nghị, khánh tiết...
Dự toán chi sự nghiệp khoa học công nghệ qua các năm thường chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng số dự toán chi thường xuyên, trong đó có năm 2017 dự toán cho khoản chi này bằng không. Năm 2015, khoản chi này chỉ chiếm tỷ trọng 0,34% tổng số dự toán chi thường xuyên.
2.3.2.3 Công tác lập dự toán chi đầu tư phát triển huyện Tiên Du
Chi ĐTPT của huyện Tiên Du bao gồm: chi đầu tư XDCB, chi hỗ trợ hạ tầng nông thôn, XDCB xã, ghi thu ghi chi tiền sử dụng đất. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển bằng ngân sách hàng năm đều được huyện xây dựng, triển khai từ tháng 7 năm trước. Hàng năm, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, HĐND huyện về việc phân bổ thu, chi NS
và bố trí kế hoạch vốn ĐTPT năm, UBND huyện đã ban hành các Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư năm cho các đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở nguồn thu để chi cho ĐTPT (chủ yếu là nguồn phân cấp, nguồn hỗ trợ có mục tiêu của huyện và nguồn đấu giá đất trên địa bàn huyện), căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện các dự án, số liệu thu chi của năm trước, Phòng Tài chính – Kế hoạch dự kiến dự toán thu chi ngân sách chi ĐTPT năm sau; lập dự toán, trình UBND huyện, xin ý kiến HĐND huyện trước khi gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính xem xét. Trên cơ sở đề xuất dự toán thu chi ngân sách chi ĐTPT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức thảo luận với huyện làm cơ sở để các sở tham mưu UBND huyện giao dự toán thu chi ngân sách chi ĐTPT.
Bảng 2.5: Dự toán chi đầu tư phát triển huyện Tiên Du 2015 - 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Tổng chi ĐTPT 63.300 33.000 30.670
Chi đầu tư XDCB 12.200 14.800 19.594 Chi hỗ trợ nông thôn, XDCB xã 51.100 18.200 11.076
Tiền sử dụng đất 0 0 0
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Du)
Theo bảng 2.5, dự toán chi đầu tư phát triển của huyện chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng chi cân đối NSĐP. Dự toán chi đầu tư phát triển giảm dần qua các năm. Năm 2017, tổng dự toán chi đầu tư phát triển là 30.670 triệu đồng, giảm 2.330 triệu đồng so với năm 2016, giảm 32.630 triệu đồng so với năm 2015 (giảm 2,06 lần). Điều này cho thấy công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn chưa tính toán đầy đủ đến các yếu tố tác động đến dự án (nguồn vốn, quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện và dự báo tăng trưởng kinh tế) dẫn đến khi thực hiện phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến công tác lập dự toán vốn dự án.
Trong năm kế hoạch, Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với KBNN huyện, các chủ đầu tư, các đơn vị được giao dự toán tiến hành rà soát tiến độ, mục tiêu dự án và tình hình giải ngân của các dự án đầu tư để tham mưu UBND huyện trình HĐND huyện
điều chỉnh kế hoạch vốn vào kỳ họp HĐND giữa năm. Thực hiện chuyển kế hoạch vốn đầu tư cho những dự án đã được bố trí vốn nhưng không có khả năng thực hiện sang cho những dự án có khả năng thực hiện hoặc đã có khối lượng nhưng không có nguồn để thanh toán.
Về cơ bản, công tác lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã tuân thủ các quy định của Nhà nước. Việc lập dự toán đã căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định đồng thời đã ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đang triển khai thực hiện. Nhiều công trình, dự án đưa vào danh mục cân đối, bố trí vốn đầu tư được duyệt theo chủ trương đầu tư, đáp ứng các điều kiện về hồ sơ theo quy định của pháp luật.