2.3.3.1 Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên huyện Tiên Du
Căn cứ dự toán chi thường xuyên NS huyện và phương án phân bổ ngân sách cả năm đã được HĐND huyện quyết định, UBND huyện phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên NS huyện theo mục lục ngân sách gửi Kho bạc nhà nước huyện Tiên Du để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN huyện Tiên Du giai đoạn 2015-2017 được thể hiện tại bảng 2.6 dưới đây. Bảng 2.6 cho thấy, thực hiện dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện Tiên Du trong giai đoạn từ năm 2015-2017 đều tăng qua các năm, chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi ngân sách địa phương. Năm 2016, thực hiện chi thường xuyên là 378.532 triệu đồng, nhiều hơn năm 2015 57.278 triệu đồng. Năm 2017, thực hiện chi thường xuyên là 414.530 triệu đồng, nhiều hơn năm 2016 35.998 triệu đồng, nhiều hơn năm 2015 93.726 triệu đồng (gấp 1,3 lần). Mặc dù các đơn vị thực hiện chi thường xuyên đã bám sát với số dự toán như: ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý sử dụng tài sản…, nhưng khi chấp hành dự toán ngân sách, vẫn bị vượt dự toán được giao.
Bảng 2.6: Thực hiện dự toán chi thường xuyên huyện Tiên Du 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng chi thường xuyên 320.804 100 378.532 100 414.530 100
Chi SN kinh tế 19.494 6,08 24.100 6,37 30.918 7,46 Chi SN y tế 7.160 2,23 6.120 1,62 10.239 2,47 Chi SN giáo dục 191.272 59,62 226.179 59,75 249.700 60,24 Chi SN khoa học 2.351 0,73 1.539 0,41 0 0,00 Chi đảm bảo xã hội 45.190 14,09 49.100 12,97 51.265 12,37 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 32.186 10,03 41.960 11,08 45.922 11,08 Chi SN văn hóa thông tin 2.940 0,92 4.290 1,13 7.129 1,72 Chi an ninh quốc phòng 3.429 1,07 4.527 1,20 2.180 0,53 Chi thể dục thể thao 1.419 0,44 967 0,26 2.170 0,52 Chi SN môi trường 5.269 1,64 3.510 0,93 5.911 1,43 Chi SN khác 10.094 3,15 16.240 4,29 9.096 2,19
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Du
Tổng chi sự nghiệp kinh tế đều tăng qua các năm, năm 2017 là 30.918 triệu đồng, tăng 11.424 triệu đồng so với năm 2015, chiếm tỷ trọng ổn định khoảng 7,46% tổng chi thường xuyên NS huyện. Chính quyền huyện đặc biệt quan tâm chi lĩnh vực giao thông, mức chi này đều tăng dần qua các năm, đã đáp ứng được yêu cầu quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, đảm bảo giao thông thuận lợi, tránh được tình trạng xuống cấp nặng nề phải xây dựng lại từ đầu, qua đó đã phát huy được hiệu quả vốn đầu tư, kéo dài tuổi thọ của công trình.
Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng ổn định trong tổng chi thường xuyên NS huyện, bình quân khoảng 11%. Tiên Du đã rà soát lại toàn bộ các khoản chi hành chính trên tinh thần của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các khoản chi phí hội nghị, tiếp khách, chi phí có liên quan đến chế độ sử dụng tài sản công đã được hạn chế. Tiên Du đã tích cực triển khai thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 130; và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ thay thế Nghị định 43. Kết quả là đã giao quyền tự chủ trong sử dụng biên chế và kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp công lập có thu và khoán một số khoản mục chi hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước. Một số đơn vị sự nghiệp có thu đã tích cực đổi mới trong quản lý, sử dụng và bố trí kinh phí mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng tiết kiệm. Kết quả, năm 2017, huyện có 56 cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế khoán kinh phí giao quyền tự chủ và tự chủ kinh phí, tiết kiệm đượchơn 3,2 tỷ đồng.
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi thường xuyên NS huyện là chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Dựa vào bảng 2.7, ta có thể thấy rõ diễn biến thực tế chi sự nghiệp giáo dục đào tạo ở huyện Tiên Du những năm gần đây. Năm 2015, chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là 191.272 triệu đồng và chiếm 59,62% tổng chi thường xuyên NS huyện, chiếm 28,69% tổng chi NS huyện. Năm 2016, chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo là 226.179 triệu đồng và chiếm 59,75% tổng chi thường xuyên NS huyện, chiếm 33,11% tổng chi NS huyện. Năm 2017, chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực hiện là 249.700 triệu đồng và chiếm 60,24% tổng chi thường xuyên NS huyện, chiếm 35,49% tổng chi NS huyện. Điều này cho thấy, huyện rất chú trọng vào công tác giáo dục đào tạo rất tích cực đầu tư cơ sở cơ sở, con người cho lĩnh vực giáo dục đào tạo nhằm để thu hút nhân tài phát triển nền kinh tế của địa phương. Ngân sách đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này trong những năm qua, nhờ vậy các loại hình đào tạo được mở rộng, chât lượng giáo dục toàn diện ở các ngành học, bậc học chuyển biến tích cực; chú trọng nâng cao đào tạo chất lượng ở các cấp học, bậc học.
Bảng 2.7: Thực trạng chi giáo dục đào tạo huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Tổng chi giáo dục đào tạo (triệu đồng) 191.272 226.179 249.700 Tỷ lệ chi giáo dục đào tạo trong tổng chi thường
xuyên (%) 59,62 59,75 60,24
Tỷ lệ chi giáo dục đào tạo trong tổng chi NS huyện
(%) 28,69 33,11 35,49
Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn vị theo nguồn dự toán năm, dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp vốn hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời. Nguyên tắc chi phải đảm bảo các điều kiện: Đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, tiết kiệm, hiệu quả, được người có thẩm quyền quyết định chi.
Như vậy, công tác lập dự toán chi thường xuyên từ ngân sách huyện chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu chi ngân sách huyện làm cho giá trị thực hiện lớn hơn nhiều so với số kế hoạch đề ra, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm. Dù đã được tập huấn nhiều trong công tác lập dự toán tuy nhiên trình độ xây dựng dự toán của các đợn vị lập dự toán còn nhiều hạn chế, thường không đảm bảo về căn cứ, nội dung, phương pháp, biểu mẫu, thời gian lập, chưa đánh giá hết được những biến động về môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong lập dự toán chưa tốt trong khi đó thời gian chuẩn bị cho công tác lập dự toán rất ngắn, thông thường là một tháng, chính vì vậy mà hiệu quả công tác lập dự toán chưa đạt được yêu cầu đề ra.
Phương án phân bổ ngân sách phụ thuộc tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ nên thường cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực còn mang tính chất bình quân, nên đang còn xảy ra tình trạng phân bổ ngân sách chưa hợp lý giữa các đơn vị và các lĩnh vực. Tình trạng bổ sung dự toán vẫn đang còn xảy ra nhiều lần trong năm. Hơn nữa, đối với cấp huyện, việc xây dựng ngân sách trung và dài hạn rất khó thực hiện được vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong từng thời kỳ ổn định ngân sách và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự ưu tiên, cơ cấu, chiến lược. Khả năng kiểm soát chi của một số cán bộ KBNN cấp huyện còn chưa cao dẫn đến một số khoản chi chưa đúng đối tượng, chưa đúng nhiệm vụ được giao.
2.3.3.2 Công tác chấp hành dự toán chi ĐTPT huyện Tiên Du
Chi ĐTPT chiếm tỷ lệ nhỏ so với chi thường xuyên trong tổng chi cân đối NSĐP. Chi ĐTPT trong lĩnh vực XDCB giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Từ nguồn đầu tư này đã hình thành nên những công trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện mức sống dân cư như: đường TL276 đến kênh tiêu Nội Duệ, đường HL4, đường Việt Đoàn Nghĩa Chi, trụ sở công an huyện, trường trọng điểm, trường trung học cơ sở huyện, căn cứ chiến đấu khu vực phòng thủ…
Bảng 2.8: Chi đầu tư phát triển huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Dự toán Thực hiện % Dự toán Thực hiện % Dự toán Thực hiện % Tổng chi ĐTPT 63.300 208.717 329,73 33.000 153.777 465,99 30.670 135.997 443,42
Chi đầu tư
XDCB 12.200 98.114 804,21 14.800 72.744 491,51 19.594 78.170 398,95 Chi hỗ trợ nông
thôn, XDCB xã 51.100 78.455 153,53 18.200 41.025 225,41 11.076 27.027 244,01 Tiền sử dụng đất 0 32.148 40.008 30.800
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tiên Du)
Bảng 2.8 cho thấy, trong ba năm qua, thực hiện chi ĐTPT ngày càng giảm dần. Năm 2015, thực hiện chi ĐTPT là 208.717 triệu đồng, đạt 329,73% so với dự toán đầu năm; đến năm 2017, thực hiện chi ĐTPT là 135.997 triệu đồng, đạt 443,42% so với dự toán đầu năm, giảm 1,53 lần so với năm 2015. Trong tổng chi ĐTPT, chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2017, chi đầu tư XDCB là 78.170 triệu đồng, giảm so với năm 2015 gần 20.000 triệu đồng. Năm 2017, chi hỗ trợ nông thôn, xây dựng cơ bản xã là 27.027 triệu đồng, giảm so với năm 2015 51.000 triệu đồng.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện năm 2017 vượt mức tới 443,42% so với dự toán đầu năm. Sở dĩ kết quả thực hiện tăng nhiều như vậy là do công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án còn chưa tính toán đầy đủ đến các yếu tố tác động đến dự án (nguồn vốn, quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện và dự báo tăng trưởng kinh tế) dẫn đến quá trình thực hiện phải điều chỉnh tổng mức đầu tư ảnh hưởng đến công tác kế hoạch vốn của dự án. Đồng thời, nguồn thu tiền sử dụng đất và đất đấu giá tạo vốn đáp ứng cho nhiệm vụ
chi này của huyện không ổn định. Năm 2015, nguồn thu tiền sử dụng đất là 32.148 triệu đồng; năm 2016, là 40.008 triệu đồng, nhiều hơn so với năm 2015 7.860 triệu đồng; nhưng đến năm 2017, lại giảm so với năm 2015 1.348 triệu đồng.
Công tác quản lý, cấp phát vốn đầu tư XDCB qua KBNN cấp huyện cơ bản thực hiện đúng các quy định về nguyên tắc cấp phát vốn. Số vốn được cấp phát đúng mục đích và đúng dự án được giao trong kế hoạch. Việc thanh toán tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành cho các dự án đã đảm bảo đúng quy định. Chi ĐTPT ưu tiên bố trí cho các công trình trọng điểm, công trình chuyển tiếp tạo động lực dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.