Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh và của cả nước, huyện Tiên Du đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt là các chỉ tiêu về kinh tế không ngừng tăng trưởng, kéo theo hàng loạt sự thay đổi tích cực.
2.1.2.1 Tình hình kinh tế
Được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh cùng với đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, giám sát của HĐND, điều hành của UBND huyện, sự đồng thuận, phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, do vậy đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi đi đôi với phân vùng sản xuất hợp lý và tăng cường đầu tư cho các dự án sản xuất, dịch vụ, do vậy, nền kinh tế của huyện đã có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng khá.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện được thể hiện theo cơ cấu các ngành theo bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 dưới đây. Nhìn vào đó cho thấy: Năm 2017, cơ cấu kinh tế theo ngành: Công nghiệp – xây dựng cơ bản 68,7 %; thương mại dịch vụ 25,8%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 5,5%. Năm 2017 so với năm 2010, ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản chỉ tăng 1,5%, ngành thương mại dịch vụ tăng 4,4%, ngành nông lâm nghiệp thủy sản giảm 5,8%. Năm 2017 so với năm 2015, ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản lại giảm 6,5%, ngành thương mại dịch vụ tăng 8,6%, ngành nông lâm nghiệp thủy sản giảm 2,1%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt và hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công thủ nghiệp và thương mại dịch vụ. Tổng giá trị gia tăng bình quân đầu người ước đạt 69,8 triệu đồng/năm, tăng 3,8% so với năm 2016.
Bảng 2.1: Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (Giai đoạn 2010 - 2017)
Đơn vị tính: %
Năm
Các ngành 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Công nghiệp và XDCB 67,3 70,3 72,5 73,5 73,8 75,2 68,5 68,7 Nông, lâm, thủy sản 11,3 10,7 9,2 9,0 8,7 7,6 6,5 5,5 Thương mại, dịch vụ 21,4 19,0 18,3 17,5 17,5 17,2 25,0 25,8
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế huyện Tiên Du (giai đoạn 2015-2017)
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Tiên Du
Cụ thể giá trị các ngành như sau:
Công nghiệp và xây dựng cơ bản
Với gần ba mươi dự án đầu tư mới vào địa bàn huyện, cùng với đó các doanh nghiệp đã phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh nhờ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản của huyện ngày một tăng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương năm 2017 (giá so sánh 2010) 11.056,3 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 4,6% so với năm 2016; doanh thu ngành điện 1.836 tỷ đồng, tăng 34,3% so với cùng kỳ.
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp đều có bước phát triển, nhất là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Giá trị sản xuất năm 2017 (theo giá so sánh 2010) 908,6 tỷ đồng, giảm 7,4%; Giá trị trồng trọt 107 triệu đồng/ha canh tác, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 06 triệu đồng/ha so với năm 2016.
Trong ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng từng bước chuyển dịch theo hướng các cây 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Công nghiệp và XDCB Nông, lâm, thủy sản
trồng hiệu quả kinh tế thấp, quy mô diện tích gieo trồng và tỷ trọng giá trị sản xuất ngày càng giảm, các cây trồng có giá trị kinh tế cao, quy mô sản xuất và giá trị ngày càng tăng. Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng 9.373,4ha cây trồng các loại, đạt 98,2% kế hoạch, bằng 96,3% so với cùng kỳ. Trong đó: Diện tích lúa 7.854,6 ha, đạt 100,1% kế hoạch, năng suất trung bình đạt 60,75 tạ/ha, sản lượng đạt 47.716 tấn; diện tích cây màu 1.518,8 ha, đạt 89,34% kế hoạch.
Thương mại và dịch vụ
Sức mua hàng hóa, dịch vụ của dân cư gia tăng, đặc biệt tại các địa bàn gần các khu công nghiệp, cùng với đó lại có thêm nhiều doanh nghiệp, cơ sở tham gia cung ứng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nên hoạt động thương mại, dịch vụ duy trì tăng trưởng ở mức khá. Năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 5.316,8 tỷ đồng, đạt 98,3% kế hoạch, tăng 11,6% so với năm 2016. Doanh thu ngành bưu chính 15,8 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch; doanh thu ngành viễn thông 60,4 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch.
Thu, chi ngân sách nhà nước
Hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, nhất là ở khối doanh nghiệp và thực hiện các dự án đấu giá đất đã tạo điều kiện để tăng nguồn thu. Đồng thời tích cực thực hiện tốt các giải pháp chống thất thu thuế đã góp phần quan trọng hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước. Tổng thu ngân sách huyện năm 2017 1.235 tỷ đồng, đạt 103,7% kế hoạch, tăng 19,8% so với năm 2016, một số khoản thu cao như: Thuế ngoài quốc doanh, thu tiền khi giao đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí... Tổng chi ngân sách huyện năm 2017 1.072 tỷ đồng (trong đó: Chi ngân sách cấp huyện 703,5 tỷ đồng, chi ngân sách cấp xã 368,5 tỷ đồng).
2.1.2.2 Tình hình xã hội
Dân số của huyện năm 2017 khoảng 139.000 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiêm đạt 1,13%/năm. Theo số liệu thống kê: Năm 2015: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45 - 50%; mỗi năm giải quyết việc làm mới 2.500 - 3.000 lao động; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 90%; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn khoảng 3%. Dự đoán đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 60%;
mỗi năm giải quyết việc làm mới 2.500 - 3.200 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 2,5%. Giáo dục trung học cơ sở đạt phổ câp theo đúng độ tuổi. Trên địa bàn huyện đến nay 100% cơ sở y tế xã, thị trấn được tăng cường bác sỹ. Mạng lưới y tế cơ sở đủ các điều kiện cần thiết chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do bệnh tật gây ra. 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở.
Năm 2015 có 75 - 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 50 - 55% số làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, dự kiến đến năm 2020 có 80 - 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa và trên 60% số làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa. Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thông tin từ huyện đến cơ sở, trong đó cấp huyện có nhà văn hóa, thư viện, điểm vui chơi... Trong năm 2015, có 80% số làng văn hóa có tủ sách hoặc thư viện, có 50% số thôn, làng có nhà văn hóa, dự kiến đến năm 2020 có 100% các làng có đủ các thiết chế văn hoá theo quy định.