Cảm hứng về cái “thực”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 36)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.3. Cảm hứng về cái “thực”

Cái “thực” ở đây được hiểu là sự thật, là những gì có thật đã và đang diễn ra trong đời sống, được nhà văn ghi chép lại và phản ánh trong tác

31

phẩm của mình. A.Solzhenitsyn, nhà văn Nga từng đoạt giải Nobel văn học đã từng nói đại ý rằng, nếu văn chương không phải là hơi thở của xã hội đương thời, không dám nói lên nỗi đau và sự sợ hãi của xã hội, không cảnh báo kịp những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội thì thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên văn chương. Điều đó có nghĩa là nhà văn phải phản ánh trung thực xã hội, văn học phản ánh thực tế theo “lối đi riêng” của tác giả. Tố Hữu cho rằng:“ Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” [18, tr.115]. Không một người nghệ sĩ nào có thể sáng tác mà không phản ánh hiện thực. H. Banzac quan niệm nhà văn là “người thư ký trung thành của thời đại”.

“Tính chân thực là khái niệm chỉ phẩm chất làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn học, thể hiện ở sự phù hợp sinh động giữa sự phản ánh của văn học và đối tượng phản ánh của nó, ở sự thống nhất giữa chân lí nghệ thuật và chân lí đời sống, giữa sáng tạo nghệ thuật và quy luật tất yếu của lịch sử” [16, tr.288]. Tác phẩm nào cũng có tính hiện thực, nhưng chỉ những tác phẩm xây dựng được hình tượng, phản ánh được những vấn đề mang tính cơ bản nhất, bản chất nhất của thời đại, của xã hội, thông qua những hình tượng nghệ thuật sống động, tôn trọng những quy luật của đời sống, tôn trọng những quy luật của lịch sử, nhân vật thật sự có sức sống riêng chứ không phải là cái loa phát ngôn tư tưởng của nhà văn, thì tác phẩm đó mới được xem là có tính chân thực.

Văn học thuộc về phạm trù ý thức, mỗi tác phẩm văn học là một khách thể tinh thần đặc thù, nên văn học cũng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, văn học nhờ cuộc sống mà có, và cũng vì cuộc sống mà phát triển. Không có cuộc sống, sẽ không có văn học. Chính vì vậy có thể khẳng định, không một tác phẩm văn học nào không phản ánh hiện thực, tính hiện thực vì thế là một thuộc tính tất yếu của văn học. Mặt khác, tác phẩm văn học không phải là bản photocopy của cuộc sống, không phải là sự sao chép nguyên si, vô hồn cuộc

32

sống. Tác phẩm văn chương chính là cuộc sống được thể hiện qua lăng kính chủ quan của nhà văn theo quy luật của sự sáng tạo.

Là nhà tiểu thuyết đương đại, Phạm Quang Long cũng đưa vào tác phẩm của mình những sự việc, con người gần gũi với hiện thực đời sống hôm nay.

Lạc giữa cõi người ban đầu ông định gọi là tiểu thuyết phi hư cấu, nhưng sau đó lại thôi vì nghĩ rằng thể loại nào không quan trọng, quan trọng là mình viết cái gì và muốn chuyển tải ý đồ nghệ thuật gì. Những câu chuyện trong Lạc giữa cõi người, như nhà văn tâm sự, có những chuyện thật tới hơn chín mươi phần trăm, đúng tới cả lời thoại, bối cảnh… Đọc tác phẩm này, người đọc ít nhiều thấy thấp thoáng hình bóng của chính tác giả Phạm Quang Long, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội một thời. Bối cảnh chính trị của tỉnh Nguyên Bình chỉ là cái cớ để nhà văn đặt vào đó nhưng câu chuyện mắt thấy, tai nghe, bản thân từng trải nghiệm, thậm chí gặp tai họa. Những địa danh như Đàn Xã, cung Luyện Mã, vườn hoa anh hùng trẻ tuổi, … ; những vụ việc như vụ vũ trường Mới, Lễ kỷ niệm thành phố nghìn tuổi, thánh vật sông Tùng Giang…; những con người như nghệ sỹ Trọng Đà, giáo sư Hoàng Giang … đều thấp thoáng những địa danh, sự việc, con người có thật ngoài đời, nhà văn chỉ đảo tên, đọc chệch một chút là thành sự kiện, nhân vật trong tác phẩm của mình. Điều đó khiến cho tác phẩm mang màu sắc tiểu thuyết tự thuật, phi hư cấu.

Câu chuyện về vũ trường New Century gây rung động xã hội năm 2007 là một ví dụ điển hình cho sự thật được nhà văn thuật lại với tư cách người trong cuộc. Đi vào tác phẩm, vũ trường Mới làm đau đầu giám đốc Hưng. Vì vụ này mà sở của Hưng có hai người bị kỷ luật: Bằng và Hoành, còn bản thân Hưng thì bị bầm dập vì báo chí, bị chất vấn tối tăm mặt mũi trong kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, thậm chí xuýt bị truy tố. Hay chuyện về công ty làm đường qua Đàn Xã phát hiện hố đào ở Ô Dừa Cạn nhiều hiện vật mà các nhà khảo cổ cho rằng đó là đàn Xã Tắc. Mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn

33

được đặt ra. Các nhà quản lí muốn làm đường để tránh tắc đường vốn đã rất nghiêm trọng ở khu vực này. Các nhà hoạt động văn hóa lại muốn bảo tồn nguyên vẹn. Giám đốc Hưng “đi giữa hai làn đạn” “Giữ lại khu vực này hoàn toàn đồng nghĩa với việc bỏ đi một con đường, bỏ đi bao nhiêu tiền của đã đầu tư mà không thể kết thúc, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bao người. Nhưng nếu cứ tiếp tục làm đường như đã định thì nguy cơ phá hủy mất một trong những khu vực gắn với di sản vô giá của đất nước” [21, tr.346]. Nhiệm vụ của Hưng là tham mưu cho lãnh đạo tỉnh để có phương án hợp lý nhất, để vừa bảo tồn, vừa phát triển. Câu chuyện này gợi nhớ đến sự kiện tháng 10- 2013, đơn vị thi công cầu vượt Ô Chợ Dừa phát hiện ở các hố thám sát làm móng cầu đã phát hiện những hiện vật từ thời Lê, thời Trần và một số thời Lý, các nhà khảo cổ đã nghi ngờ đó là những dấu hiệu của đàn Xã Tắc xưa. Những tham mưu của Giám đốc sở Văn hóa Phạm Quang Long đã ít nhiều giúp Thành ủy Hà Nội đưa ra được lời giải cho bài toán bảo tồn và phát triển của thủ đô. Câu chuyện “Thánh vật sông Tùng Giang” gợi nhớ đến những câu chuyện đậm màu huyền thoại liên quan đến việc nạo vét sông Tô Lịch năm 2007 mà những tờ photo bài báo “Thánh vật ở sông Tô Lịch” đăng trên tờ Bảo vệ pháp luật cuối tuần, số 16, ra ngày 21-4-2007, được chuyền tay khắp nơi, khiến dân chúng hoang mang. Đi vào trong tác phẩm, câu chuyện “Thánh vật sông Tùng Giang” làm đau đầu nhà quản lý. Giám đốc Hưng đã xuống tận nơi để tìm hiểu thì được biết do cách làm không khoa học, đơn vị thi công nạo vét sông làm ăn thua lỗ mấy trăm triệu, để có cớ điều chỉnh dự toán mà thực chất là xin thêm tiền bù lỗ, họ đã thêu dệt câu chuyện nhuốm màu kỳ bí để làm lung lạc chủ đầu tư. Hưng đã viết một bài báo đậm màu khoa học có tên “Chuyện lạ sông Tùng Giang- sự thật và bịa đặt” để dẹp yên dư luận…

Mỗi câu chuyện đều ghi dấu ấn những cách giải quyết của giám đốc Hưng vừa thuyết phục, trên cơ sở lợi ích chung, lại vừa đứng về lẽ phải và chân lý. Ở Hưng ta thấy hình bóng của tác giả, một lãnh đạo có tâm, đầy nhiệt huyết, hết lòng vì văn hóa nhưng cũng bám sát thực tiễn phát triển của thời

34

đại. Dựng lại những câu chuyện có thật trên chính con đường làm “quan văn hóa” của mình, Phạm Quang Long không nhằm khoe những “chiến tích” của bản thân, mà quan trọng hơn, ông cho người đọc thấy những vất vả, đau đáu của người làm văn hóa hôm nay; thấy được những khó khăn, có khi khổ sở, đau đầu của một người đứng mũi chịu sào trước lãnh đạo cấp trên, trước dư luận xã hội và trước sự đòi hỏi của nhân dân. Để làm lãnh đạo được, theo Phạm Quang Long, “người làm lãnh đạo phải ở một tầm hiểu biết rộng lớn, phải có một cái tâm vì cái chung và một năng lực biết tổ chức, lãnh đạo chứ không chỉ biết có điều hành [36, tr.193]. Đọc mười tám vụ, mười tám lần “lâm trận” của giám đốc Hưng trong suốt cuốn sách, người đọc vừa thấy một hiện thực ngột ngạt của cơ chế, áp lực trước những đòi hỏi nhiều khi quá đáng từ nhiều phía, thấy khâm phục trước nhiệt tâm chưa bao giờ giảm sút của Hưng, nhưng cũng thấy thương cảm cho người lãnh đạo liên tục phải quay quắt trong vòng xoáy khắc nghiệt của bộ máy chính trị tỉnh Hải Đông.

Không mang bóng dáng tự truyện như Lạc giữa cõi người, cái “thực” trong Cuộc cờ là câu chuyện đổi đất lấy hạ tầng đã khá quen thuộc trong đời sống chính trị ở nhiều địa phương. Hình bóng của những Chủ tịch tỉnh như Thân, Giám đốc như Đô hay Giám đốc doanh nghiệp như Lân có thể nói là không hiếm, người đọc có thể nhận ra ở đâu đó ngay tại địa phương mình.

Những dự án BT với cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” được coi như sáng kiến của Bà Rịa - Vũng Tàu từ nửa đầu những năm 1990. Thời điểm đó, ngân sách nhà nước tại địa phương không đủ để phát triển hạ tầng mà Nhà nước lại chỉ có đất đai là quý. Do vậy, Nhà nước hợp đồng với nhà đầu tư bỏ tiền ra xây dựng hạ tầng và thay vì trả nhà đầu tư công trình hạ tầng bằng tiền thì Nhà nước trả bằng đất đai dưới dạng “hàng đổi hàng”. Khuyết tật của cơ chế đổi đất lấy hạ tầng là giá trị công trình được xác định theo dự toán của dự án đầu tư, tính giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định khi chưa có hạ tầng. Vì vậy mà đất đai được định giá thấp Thế thì nhà nước thiệt, nhân dân thiệt, thiệt hại

35

nhiều, vậy ai có lợi từ cái thiệt hại này? Đến nay BT với đổi đất đang mở ở nhiều địa phương, trong đó khá nhiều ở Hà Nội và các thành phố lớn. Từ hiện thực nhức nhối ấy, Phạm Quang Long đã tái hiện trong cuốn tiểu thuyết hơn bốn trăm trang về một vụ đổi đất lấy hạ tầng ở tỉnh Nguyên Bình, phơi bày bộ mặt thật của liên minh ma quỷ giữa chính quyền và doanh nghiệp, cũng như những kẽ hở của pháp luật, của cơ chế đã bị chính những người nhân danh công chức lợi dụng, lách luật.

Tỉnh Nguyên Bình tuy nhỏ nhưng nó lại chứa đựng tất cả những tồn tại của cơ chế hôm nay khi có những lãnh đạo chỉ coi việc chung là việc phụ, còn việc chính là bằng mọi giá làm đầy túi cá nhân. Cả cuốn tiểu thuyết xoay quanh vụ đổi đất lấy hạ tầng của Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyên Bình cho doanh nghiệp tư nhân Đại Việt (vốn là sân sau của lãnh đạo cấp trung ương) xây thành phố Bình Minh, danh nghĩa là phát triển hạ tầng, làm đẹp hơn bộ mặt của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, thu được nhiều ngân sách… nhưng thực chất họ sẻ đất bán lấy tiền đút túi; danh nghĩa làm khu sinh thái núi Sằn, Tầm Xuyên nhưng thực chất là khai thác đá quý với trữ lượng lớn để chia nhau. Giao đất cho doanh nghiệp không qua đấu thầu mà qua chỉ định thầu là sai luật, nhưng để làm được điều đó, Thân và Đô đã tạo ra một nhóm có quan hệ mật thiết với nhau về lợi ích. Người đứng đầu là anh Hai, một lãnh đạo trung ương chưa bao giờ trực tiếp xuất hiện nhưng lại có uy quyền rất lớn, thâu tóm và chỉ đạo từ xa. Thân và Đô là mắt xích quyền lực trung gian có nhiệm vụ tạo ra cơ chế, nâng đỡ và che chắn cho Lân đầu bạc thực hiện dự án. Tập đoàn Đại Việt do Lân thành lập có vốn pháp định khoảng hai trăm triệu đô la Mỹ nhưng lại nhận dự án có vốn đầu tư lên đến vài tỷ đô, đó cũng là một dạng doanh nghiệp “tay không bắt giặc” được sự hậu thuẫn của quan chức mà người đọc hôm nay đều thấy thấp thoáng đâu đó trong những dự án nghìn tỷ.

36

Tác phẩm có nhan đề là Cuộc cờ, thực chất đó là một cuộc làm ăn, tính toán đường đi nước bước cả về chính trị và kinh tế của nhóm lợi ích. Lãnh đạo tỉnh, mà cụ thể là Chủ tịch Thân qua mặt Bí thư, cùng với Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư Đô bắt tay với doanh nghiệp, bẻ cong Nghị quyết tỉnh đảng bộ, chơi trò dân chủ trưng cầu dân ý, rồi đánh tráo khái niệm, biến những gợi ý của Bí thư thành những chỉ đạo thay đổi quy hoạch thị xã, dùng chiêu bài luân chuyển với những người cản đường mình… Những âm mưu, thủ đoạn ấy được nhóm lợi ích lên kế hoạch và thực hiện rất bài bản, kín kẽ, khiến nhân dân thì tấm tắc khen ngợi, tự hào, Bí thư phấn khởi, trong khi bọn Thân chia nhau mỗi người tới hàng trăm tỷ đồng. Để che chắn cho vụ làm ăn thành công, Chủ tịch Thân không chỉ tính cho hiện tại mà còn tính toán, sắp đặt cho cả tương lai. Nhiệm kỳ tới, anh Hai yêu cầu Thân ở nguyên vị trí Chủ tịch tỉnh, Thân lại xếp đặt Đô ở nguyên vị trí Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư: “Cái chính là công việc của chúng mình yên ổn, hiệu quả, không có bất cứ thằng nào dòm dỏ vào đâu được. Ngay cả khi mình nghỉ rồi, chúng nó cũng không định soi mói gì nữa mới là thượng sách. Bây giờ chưa mấy ai hạ cánh rồi lại bị lôi trở lại để xem xét hồi còn tại vị nhưng biết đâu, chuyện ấy sau này sẽ khác? Vậy thì phải có thằng ngồi đó để đảm bảo khi mình nghỉ rồi, nó để mình yên thân” [23, tr. 130].

Thực ra câu chuyện về dự án đổi đất lấy hạ tầng ở tỉnh Nguyên Bình là câu chuyện đã và đang xảy ra ở nhiều địa phương trong thực tế. Nhu cầu phát triển của địa phương, tư duy nhiệm kỳ của một số lãnh đạo và cả những khoản “hoa hồng” lợi ích không nhỏ khiến không ít lãnh đạo địa phương đã mờ mắt ký kết với doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế tư nhân những hợp đồng béo bở, làm thất thoát của nhà nước số tiền khổng lồ. Họ đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, che mắt nhân dân bằng những mỹ từ như: nguyện vọng của nhân dân, lợi ích của tỉnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điểm nhấn, đột phá… Lợi ích cho nhân dân chưa thấy đâu, chỉ thấy túi của các quan đầy thêm, những cọc Mỹ kim, vàng, đá quý chất đầy trong những ngăn tủ bí mật.

37

Có thể thấy, cảm hứng về cái “thực” của Phạm Quang Long đã bắt nhịp rất sát với đời sống chính trị đương đại. Viết về những cái xấu, cái tồn tại của cơ chế hôm nay, nhà văn không chỉ nhằm hướng tới phản ánh hiện thực bằng cái nhìn chân thực của người trong cuộc, có những am hiểu sâu sắc về bản chất của cơ chế, mà quan trọng hơn, người đọc có thể nhận thấy nỗi niềm xót xa, đau đớn của một người có tâm, có tầm, một con người tử tế, trong sạch trước những cái xấu, cái ác đang nhởn nhơ nhân danh công bộc của dân. Phạm Quang Long không nhằm nói xấu, hay có thái độ thù hằn với chế độ, mà ta nhận thấy cái tâm của ông thật ấm áp. Ông đã chỉ ra phần nào “căn bệnh” tinh thần của xã hội hiện đại, nhất là trong giới quan chức - những người có lời nói, việc làm có thể ảnh hưởng tới cả một tỉnh trong một khoảng thời gian đếm bằng những nhiệm kỳ năm năm một. Người muốn làm lãnh đạo tử tế thì bị gieo lên vật xuống, gặp đủ những trở ngại, khó khăn; kẻ nhân danh lãnh đạo thì đục khoét, vơ vét cho đầy túi tham thì nhởn nhơ, thậm chí được khen ngợi, hoan nghênh. Có lẽ, Phạm Quang Long muốn nói lên tiếng nói của những người làm quan chân chính hôm nay: cần hoàn thiện cơ chế để những người lãnh đạo thực sự có điều kiện cống hiến, để những kẻ lộng quyền, tham ô, tham nhũng không có đất sống. Có như vậy, đất nước mới phát triển và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)