Miêu tả nhân vật qua cái nhìn của nhân vật khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 79 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Miêu tả nhân vật qua cái nhìn của nhân vật khác

Để làm nổi bật tính cách của nhân vật, nhà văn còn khắc họa nhân vật này thông qua cảm nhận, đánh giá của nhân vật khác. Cách làm này khiến cho việc miêu tả trở nên khách quan, chân thực và tính cách cả hai nhân vật được bộc lộ cùng lúc.

Với Chủ tịch Thân (Cuộc cờ), sự xuất hiện của Lân khiến anh ta phải tìm kiếm nhiều thông tin để hiểu. Tuy nhiên, thông tin về Lân có nhiều, mà phần lớn là tin đồn. Có người rỉ tai Thân rằng “Thằng cha này chả có vai vế gì ở đâu nhưng cửa nào cũng lọt. Làm ăn kín cạnh mà cũng bí hiểm lắm. Nó đã

74

định cái gì thì đều làm bằng được. Nghe nói đã đạp đổ bao nhiêu chướng ngại, kể cả bẩy đi những hòn đá tảng ngáng đường không ai làm gì được để đi đến chỗ cần đến. Làm ăn vừa chắc chắn, vừa táo bạo” [23, tr.62]. Với những thông tin đó, Thân ít nhiều hiểu được Lân là người rất giỏi trong các mối quan hệ, nhưng cũng không ngại giở những mánh khóe để đạt được mục đích. Lân vừa đáng sợ, cần đề phòng, nhưng lại vừa đáng tin nếu hợp tác làm ăn.

Trong cái nhìn của Thân, Đô “có khuôn mặt đẹp nhưng lúc nào cũng lành lạnh, hai mắt nhỏ, dài như lá răm của đám con gái đa tình, có lúc gian như mắt chó sói, chả bao giờ nhìn thẳng. Cứ lờ đờ thế thôi nhưng không có gì qua được cặp mắt nhỏ và dài ấy” [23, tr.12]. Đám nhân viên trong Văn phòng Ủy ban tỉnh bảo nhau: “Anh Đô bí ẩn lắm. Chả bao giờ thấy anh ấy để lộ ra chuyện vui buồn gì” [23, tr.20]. Vẻ ngoài đó ít nhiều nói lên được bản chất của con người Đô, lạnh lùng, bí ẩn, biết che giấu cảm xúc nhưng cũng rất tinh nhanh, khôn khéo.

Bí thư Nhàn không được miêu tả nhiều, nhưng qua cách cảm nhận của Thân, có thể thấy Nhàn là người hiền lành, đức độ, luôn giữ đúng vai trò của một Bí thư tỉnh ủy, nhưng thiếu sự sắc sảo nên đã bị Thân qua mặt dễ dàng: “Ông Nhàn ơi, tôi nói đúng mà. Ông như ông Phật, cứ lơ ngơ thế thì tôi muốn ông ngồi lại thêm nửa nhiệm kỳ để làm lá chắn cho tôi là đúng rồi” [23, tr.142].

Khi miêu tả về ông Đảo, nhà văn để cho Đô vẽ lên chân dung cha mình: “ngoài bảy mươi tuổi rồi. Mái tóc đã muối tiêu quá nửa, sợi bạc nhiều hơn sợi đen (…), mặt không thanh thoát nhưng đôi mắt lúc nào cũng nồng hậu, luôn nhìn trực diện, thẳng thắn và nụ cười cởi mở luôn nở trên môi khi gặp bất cứ ai quen trên đường” [23, tr.53]. Là người ít gần gũi cha, nhất là khi đã trưởng thành, nhưng Đô hiểu cha anh là người nhân hậu suốt đời hy sinh vì con, luôn giấu kín những nỗi buồn vào tim, chỉ để lộ ra nụ cười thân thiện.

75

Trong Lạc giữa cõi người, Phạm Quang Long sử dụng nhiều lời của người khác để dựng chân dung của “gã”, từ lời cảm nhận của các nhân viên, đến nhận xét của Chủ tịch tỉnh. Từ góc độ cấp trên, Chiêu, Chủ tịch tỉnh trước đây, vốn là bạn của gã: “Tiên sinh là nhà giáo, nghiêm cẩn, đàng hoàng”; “tiên sinh thì hiền lành” nhưng “tiên sinh lại là người nhạy cảm quá, không có lợi cho công việc đâu” [21, tr.55]. Trưởng phòng Tổ chức sở: “Anh quyết liệt và không ngại va chạm. Anh dám nói thẳng ra cả những cái người khác ngại nói. Lại sắc sảo nữa” [21, tr.93]. Trong mắt Dưỡng - Phó thanh tra sở: “gã như kẻ điếc không sợ súng, cứ húc đầu vào đá để mang vạ vào thân” [21, tr.200]. Còn Tấn - Thư kí ban kỉ niệm 330 năm thành lập tỉnh thì Hưng “đúng là phường ngộ chữ. Chữ nhiều nhưng đếch hiểu nghĩa” [21, tr.304]. Mỗi nhân vật có cách nhìn khác nhau về Hưng, nhưng nhìn chung đều thừa nhận anh là người cương trực, dám nói thẳng, nói thật, lạc lõng giữa cơ chế đòi hỏi con người cần có những “năng lực mềm” khác nữa chứ không chỉ là chuyên môn. Hưng không chịu luồn cúi, không nịnh bợ, người ta khen anh, nhưng không dám thân thiết với anh. Có lẽ vì vậy mà Hưng liên tục vướng vào bi kịch, gặp hết khó khăn này đến gian nan khác.

Chọn những nhận xét, đánh giá của những nhân vật khác, Phạm Quang Long đem đến cho nhân vật mình những chiều kích khác nhau qua con mắt của người xung quanh. Chính điều đó đã làm cho nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn đầy đặn, chân thực và sống động hơn.

Tiểu kết chương 2

Nhân vật được coi là yếu tố quan trọng cấu trúc tác phẩm văn học, và càng quan trọng hơn đối với tiểu thuyết. Trước khi trở thành nhà văn, Phạm Quang Long là nhà nghiên cứu văn học, bởi vậy, ông am hiểu đặc trưng thể loại mà mình lựa chọn. Mỗi nhân vật dù được hư cấu hay có bóng dáng những người thật ngoài đời, dù được khắc họa theo kỹ thuật nào thì cũng đều tập trung thể hiện quan điểm, tư tưởng cũng như cảm nhận về hiện thực mà nhà

76

văn đau đáu. Mỗi cách xây dựng nhân vật mang đến những thành công riêng trong việc khắc họa chân dung, tính cách của con người được miêu tả trong tiểu thuyết của Phạm Quang Long. Nhân vật tiểu thuyết của Phạm Quang Long vì thế đời hơn cả đời, gần gũi và chân thực trong từng chi tiết, từng mối quan hệ. Mỗi nhân vật là một con người như được lấy từ chính cuộc đời đầy phong phú, phức tạp này.

77

Chương 3

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU

TRONG “LẠC GIỮA CÕI NGƯỜI” VÀ “CUỘC CỜ” 3.1. Ngôn ngữ

3.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được nhà văn sử dụng để sáng tạo nên tác phẩm văn chương. “Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Xét về chất liệu, khi sáng tác văn học, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn từ như một chất liệu, biện pháp. Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống phong phú đa dạng của muôn loài. Ngôn ngữ văn học thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn, vừa có tính trực giác, tính cá thể” [37, tập 2, tr.48]. Để tiếp nhận tác phẩm văn chương, yếu tố đầu tiên chạm tới người đọc đó chính là ngôn ngữ. Nói cách khác, ngôn ngữ chính là yếu tố cửa ngõ đưa người đọc bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Người nghệ sĩ, ngay từ ý đồ sáng tạo và tư duy hình tượng đã dựa vào khả năng, phẩm chất và thuộc tính của chất liệu nghệ thuật. Nhà nhiếp ảnh quan tâm đến ánh sáng, góc chụp; họa sĩ suy nghĩ bằng màu sắc, đường nét, bố cục; nhà điêu khắc tư duy bằng hình khối ... Cũng như vậy, nhà văn không thể tư duy nghệ thuật bên ngoài các khả năng, phẩm chất và thuộc tính của ngôn từ. Bằng một hệ thống ký hiệu riêng và những quy tắc tổ chức các ký hiệu ấy một cách nghệ thuật, nhà văn đã gửi tới người tiếp nhận tác phẩm văn chương những thông tin đặc biệt mà các phương tiện khác không thể chuyển tải được. Với vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành một hiện tượng thẩm mĩ độc đáo, khác hẳn ngôn ngữ đời sống và các lĩnh vực khác.

Ở thể loại tiểu thuyết, theo Bakhtin thì ngôn ngữ “là những tiếng nói xã hội khác nhau, đôi khi là những ngôn ngữ xã hội khác nhau và những tiếng

78

nói cá nhân khác nhau được tổ chức lại một cách nghệ thuật” [7, tr.129]. Mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về ngôn ngữ. Trước khi trở thành nhà văn, Phạm Quang Long đã là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học với hàm Phó giáo sư, Tiến sĩ. Ông đã nghiên cứu nhiều về ngôn ngữ văn chương trước khi sử dụng nó một cách nghệ thuật trong những sáng tác của mình. Điều đó cho thấy, mỗi con chữ được viết ra dưới ngòi bút Phạm Quang Long đều được cân nhắc, lựa chọn kỹ càng, hợp lý, thể hiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Cả ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật đều in đậm dấu ấn cá tính nghệ sỹ.

3.1.2. Ngôn ngữ trần thuật

Tiểu thuyết là thể loại lớn tiêu biểu cho loại hình tự sự. Với đặc trưng thi pháp của mình, bằng phương thức trần thuật, tiểu thuyết chiếm lĩnh và khái quát hiện thực cuộc sống một cách phong phú, đa diện, nhiều chiều. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật” [16, tr.307]. Theo Trần Đình Sử, “trần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin về sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian, thời gian và ý nghĩa. Trần thuật có nhiệm vụ làm cho người đọc biết ai, xuất hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào…” [37, tập 2, tr.100]. Như vậy, trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả… Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả. Với cách tiếp cận như vậy, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết của Phạm Quang Long có một số đặc điểm sau:

79

3.1.2.1. Ngôn ngữ trần thuật mang tính chất đa thanh

Đa thanh là một khái niệm quan trọng trong âm nhạc và đã xuất hiện từ rất lâu, chỉ một kĩ thuật của âm nhạc dùng nhiều giọng nghịch đối hoặc chồng lên nhau trong một khúc nhạc. Trong văn học, công đầu trong phát hiện này thuộc về nhà lý luận phê bình M. Bakhtin (1895 - 1975). M. Bakhtin đưa cả hai thuật ngữ phức điệuđa thanh trong âm nhạc vào văn học. Phạm Vĩnh Cư viết trong lời mở đầu cuốn Lí luận và thi pháp tiểu thuyết: “trong hệ thống khái niệm của Bakhtin, phức điệu là đa thanh ở độ phát triển cao nhất”; “tính đa thanh trong văn chương là biểu hiện của “nguyên tắc đối thoại” được Bakhtin quan niệm như một thuộc tính phổ biến của tư duy con người. Toàn bộ văn xuôi nghệ thuật, theo Bakhtin, có chất đa thanh, chất đối thoại (…) nhưng “chất phức điệu, nguyên tắc phức điệu là những phạm trù trung tâm” [7, tr.11]. Khi nghiên cứu về Đốtxtôiépxki, Bakhtin nhận thấy, trước nhà văn này, tiểu thuyết chủ yếu phát triển trong quan niệm “độc thoại”. Đó là loại tự sự trong đó chỉ có tác giả là người duy nhất có ý thức, biết suy nghĩ và đánh giá mọi sự việc, là vị chúa tể nắm hết mọi bí mật của cuộc đời. Còn nhân vật thì chỉ là đối tượng câm lặng cho sự phẩm bình, nhận xét ấy. Bakhtin gọi tiểu thuyết của những nhà văn trước Đốtxtôiépxki là “đơn thanh”, còn tiểu thuyết của Đốtxtôiépxki là “đa thanh”.

Trong văn học, khái niệm tính đa thanh của ngôn ngữ được hiểu đơn giản là lời văn đa giọng điệu trong phát ngôn của nhà văn hoặc nhân vật. Tính đa thanh thể hiện ở tư duy hình tượng nghệ thuật với những con người mang tâm lý phức tạp, với những ý thức đa dạng, một bản ngã có sự đan xen nhiều bản ngã khác; được chính các nhân vật nói ra bằng ngôn ngữ kể chuyện, hàm ý một hay nhiều cuộc đối thoại bên trong lời kể. Thực ra với kiểu đan xen này người trần thuật đã lặn vào thế giới nội tâm của nhân vật, tạo ra nhiều tiếng nói trong một tiếng nói để tái hiện sự việc, miêu tả tâm trạng, bộc lộ quan điểm của nhà văn và của cả nhân vật. Điều này cũng có nghĩa nhà văn không

80

tách rời nhân vật, nhân vật không phải là cái loa phát ngôn cho nhà văn. Bởi vậy, “tiếng nói của nhân vật bình đẳng với tiếng nói của tác giả, tác giả không chỉ nói về nhân vật mà còn nói với nhân vật, quan hệ đối thoại với nhân vật” [7, tr.12]

Ngôn ngữ trần thuật đa thanh được Phạm Quang Long sử dụng rất hiệu quả, giúp người đọc không chỉ theo dõi được mạch truyện mà còn thấu hiểu được suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ thái độ của nhà văn về sự việc được kể. Đây là đoạn trần thuật buổi họp Hội đồng nhân dân tỉnh ngay sau khi vũ trường Mới bị khám xét và phát hiện một số vi phạm: “Buổi sáng ngày họp Hội đồng nhân dân, nhiều đại biểu chất vấn chuyện vũ trường Mới. Đại biểu hỏi nhiều nhất là tại sao lại cấp phép cho vũ trường hoạt động ở địa điểm này – một nơi gần Thư viện tỉnh, gần trường đại học, cách bệnh viện thần kinh chưa đầy 200 mét… Nghĩa là về lý, nơi đây không thể cấp phép cho loại hoạt động này được. Lạ một nỗi là cái vũ trường ấy nằm lù lù ngay gần các cơ quan công quyền của thị xã từ nhiều năm nay, ai cũng biết nhưng mãi đến lúc này người ta mới phát hiện ra nó ở vị trí bất hợp lí thì phải. Bao nhiêu là ồ, à, ngạc nhiên sao nó lại “mọc” lên ở đây được? Các nhà quản lý sao lại bất chấp quy định để cho nó được hoạt động ở cái nơi lẽ ra không bao giờ được phép tồn tại” [21, tr.122]. Rõ ràng, sự bất mãn của gã hiện lên trong từng lời kể. Ngôn ngữ trần thuật của gã hòa vào ngôn ngữ của các đại biểu Hội đồng nhân dân. Các cụm từ như: “sao nó lại”, “sao lại” tạo nên cấu trúc câu nửa nghi vấn, nửa chất vấn thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm của nhân vật, cũng là của nhà văn về những vị đại biểu của nhân dân đang cố tỏ ra có trách nhiệm, nhưng thực ra là chẳng hiểu gì, hoặc không biết gì, chỉ chạy theo đám đông.

Có khi, lời trần thuật của Hưng đã bao gồm cả lời nói của những người bất đồng quan điểm với mình. “Ngày giờ khai mạc Năm Du lịch quốc gia đã đến gần mà các thủ tục chưa được phê duyệt, điều đó có nghĩa là không có tiền để chi cho các công việc chuẩn bị. Gã gọi Phòng tài chính yêu cầu họ

81

sang làm việc trước với sở Tài chính nhưng gã cũng hiểu, gã còn phải bó tay thì ai có thể giải quyết được? Suy nghĩ mãi, gã hình dung những việc xảy ra, hình như có liên quan đến sự bướng bỉnh của mình và chợt nhận ra rằng, người ta đang để cho gã chết chìm trong cuộc chơi này. Không chấp nhận di chuyển các hoạt động vào Bồng Lai thì sẽ để cho tự xoay sở. Không chủ động chấp hành những gợi ý của trên thì hãy tự mình giải quyết lấy những nút thắt do chính mình gây ra” [21, tr.419]. Người đọc có thể nhận thấy lời trần thuật của nhà văn, suy nghĩ của Hưng và cả lời những người đang cố tình làm khó Hưng. Trong câu “Không chủ động chấp hành những gợi ý của trên thì hãy tự mình giải quyết lấy những nút thắt do chính mình gây ra” có cả sự ý thức của Hưng về hoàn cảnh của mình, lại có cả cảnh báo của những người muốn trả đũa Hưng vì không đồng tình với gợi ý đưa các hoạt động của Năm Du lịch quốc gia vào khu Bồng Lai.

Trong Cuộc cờ, nhà văn đặt điểm nhìn trần thuật linh hoạt vào các nhân vật khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong giọng kể: ở ông Đảo là sự trầm tư, ở Đô là sự toan tính, Thân là sự khôn ngoan, ở Trang lại là những băn khoăn, trăn trở rất phụ nữ… Khi tính toán mở cuộc triển lãm lấy ý kiến nhân dân về việc chuyển bảo tàng tỉnh đi nơi khác, nhường khu Tầm Xuyên cho dự án xây dựng Thành phố Bình Minh, Đô đã lường hết mọi khả năng: “Sẽ làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)