Giọng điệu tranh biện, đối thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 113 - 124)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Giọng điệu tranh biện, đối thoại

Các nhà văn thường quan niệm rằng viết văn không phải chỉ để minh họa cho tư tưởng của mình, mà quan trọng hơn, là một cách để người cầm bút được đối thoại với bạn đọc. Nếu như trước đây, nhà văn đóng vai là người kể chuyện “biết tuốt”, luôn áp đặt quan điểm, tư tưởng của mình một chiều, thì nay, tính chất đối thoại, tranh biện trở thành nét chủ đạo của văn học đương đại. Nhà văn đối thoại với độc giả, các nhân vật tranh biện, đối thoại với nhau, đem đến cho tác phẩm không khí dân chủ, bình đẳng trong văn chương. Với phạm vi đề tài luận văn này, chúng tôi chỉ xin bàn về giọng điệu tranh biện, đối thoại của các nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết của Phạm Quang Long.

Trong tác phẩm của Phạm Quang Long, các nhân vật cùng tham dự vào cuộc đối thoại, cùng triết lí, tranh biện về một vấn đề, một hiện tượng nào đó trong đời sống xã hội. Giọng tranh biện, đối thoại mang tính chất cọ xát các quan điểm, ý kiến cá nhân giữa nhiều chủ thể đối thoại. Đối thoại ở đây chủ yếu là đối thoại tư tưởng, quan điểm, cách nhìn về một vấn đề nào đó mà họ cùng quan tâm.

Trong tác phẩm Cuộc cờ có lẽ hay tranh luận, đối thoại nhất là cha con ông Đảo. Giữa họ thường xảy ra những cuộc tranh luận với những quan điểm trái chiều nhau. Điều này không chỉ xuất phát từ khoảng cách thế hệ, mà quan

108

trọng hơn là do quan điểm, lối sống của hai cha con không giống nhau. Tranh luận về câu nói của Khổng Tử “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”, ông Đảo cho rằng “Người xưa dạy thế là nói đến đạo lý ở đời. Cái đạo lý ấy là khuôn vàng thước ngọc, ai cũng phải theo. Những cái không thích ấy phải hiểu là những cái trái với đạo lý, trái với lẽ phải ở đời, trái với lòng nhân mà cả thiên hạ cố tránh. Mình là một người tử tế, mình hiểu và sống theo đạo lý, coi đó như nghĩa vụ, là việc tự nhiên của con người. Mình không thích những gì trái với đạo lý, lẽ phải. Mình không thích những cái vô đạo ấy thì cũng đừng đem những thứ ấy đẩy cho người khác, làm cho người khác để người khác trở thành bất nhân, bất nghĩa, vô đạo” [21, tr.174]. Đô không đồng tình với cách diễn giải ấy của cha mình, anh cho rằng “ bản chất của câu nói ấy chỉ là mỗi người là một bản ngã, một cá nhân, có sở thích riêng, thói quen riêng, đừng ai xâm phạm đến quyền riêng tư. Mỗi người là một thế giới khác, bất khả xâm phạm” [23, tr.174]. Trong cuộc tranh biện đó, ai cũng muốn bảo vệ quan điểm của mình. Ông Đảo diễn giải câu nói theo tinh thần văn hóa phương Đông, còn Đô lại chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây nên cách nhìn của họ khó có điểm dung hòa. Quan điểm của hai cha con rõ ràng đối lập nhau vì cách nhìn, cách hiểu về những tư tưởng của người xưa khác nhau. Mỗi cách hiểu đem đến cho người đọc cái nhìn, sự tư duy của các thế hệ khác nhau về cùng một câu nói, qua đó, nhân vật tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình.

Giữa Đô và Diệu – cô con gái lớn cũng có cuộc tranh luận khá gay gắt về hạnh phúc gia đình. Diệu cho rằng gia đình mình thực chất là không hạnh phúc: “từ rất lâu rồi, con đã thấy bố không yêu mẹ (…) con thấy bố đối xử với mẹ và hai chị em con như là trách nhiệm hơn là yêu thương. Mẹ hay chúng con nói gì bố cũng gạt đi. Mà toàn những ý kiến đúng. Bố không cho mẹ con tham gia vào bất kỳ việc gì của bố. Trước lúc con đi học con thấy rất ít khi bố đi đâu với mẹ” [23, tr.211]. Trong quan niệm của Diệu, cơ sở của hạnh phúc gia đình là vợ chồng cần yêu thương và tôn trọng nhau. Còn Đô, anh cho rằng: “Bố mẹ không yêu nhau thì có được gia đình đáng để cho nhiều người

109

mơ ước như thế này à? Các con được chăm lo chu đáo, đứa nào cũng học giỏi, đi học nước ngoài cả. Con thấy bố mẹ nặng lời với nhau bao giờ không mà con nói thế” [23, tr.211]. Quan niệm về hạnh phúc của Đô khá đơn giản: chỉ cần vợ chồng thành đạt, không cãi nhau, con cái được chăm lo đủ đầy về vật chất. Tranh luận ấy cho thấy nhà văn đã đặt niềm tin vào lớp trẻ, những người sớm trưởng thành và có tư tưởng tiến bộ.

Cũ và mới, xưa và nay, kinh tế và văn hóa cũng là vấn đề được tranh biện, đối thoại giữa các nhân vật trong “Cuộc cờ”. Sự xung đột giữa ông Đảo và Đô gay gắt nhất cũng là đây. Nguyên là Trưởng phòng Di sản của sở, ông Đảo tha thiết với việc bảo tồn và phát triển văn hóa vì “văn hóa là cái gốc của một dân tộc, một quốc gia. Tinh thần của một dân tộc, một quốc gia ở trong văn hóa” [23, tr.95], vì vậy “Ông Đảo phê phán quan điểm kinh tế thuần túy của lãnh đạo tỉnh khi chủ trương phát triển kinh tế trước rồi mới xây dựng văn hóa sau, như một thứ nằm ngoài, ăn theo kinh tế” [23, tr.104]. Còn Đô, là một Tiến sĩ ngân hàng, lại là đương kim Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, anh quan niệm: “Với con, quan trọng nhất là những thước đo cụ thể, những cái có thể cân đong đo đếm được. Như việc này, người này đem lại lợi ích gì? Đó là giá trị đích thực” [23, tr. 59]. Ông Đảo tâm huyết với việc xây bảo tàng tỉnh vì “mỗi quốc gia đều có lịch sử nước mình, tỉnh có lịch sử tỉnh. Lịch sử cụ thể nhất là bảo tàng. Nuôi dạy con cái mà không cho chúng nó biết ông bà, cha mẹ là ai, truyền thống gia đình tốt xấu thế nào thì chúng sẽ trở thành những kẻ mất gốc” [23, tr.81]. Đô cho rằng cha mình “chỉ đại diện cho lớp người cổ hủ, lạc hậu, chả nắm được các nhu cầu của cuộc sống thế nào, cứ khư khư ôm mãi mấy cái thứ đã thuộc về quá khứ ấy mà tự sướng. Có mài ra mà ăn được đâu?” [23, tr.107]. Đô đối thoại với cha mình thực ra là đối thoại với những hệ giá trị của một thời mà người trẻ như anh không muốn lặp lại.

Tranh luận của hai cha con ông Đảo không chỉ thể hiện sự xung đột thế hệ, mà quan trọng hơn, nhà văn muốn nói tới sự xung đột về suy nghĩ, quan

110

điểm của nhiều lãnh đạo hiện nay. Đô đại diện cho lớp lãnh đạo trẻ, có năng lực, có quan điểm năng động, hiện đại nhưng quá thực dụng, chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà bỏ quên những giá trị văn hóa, tinh thần. Ông Đảo là cựu lãnh đạo (dù chỉ là cấp phòng), có cái nhìn chắc chắn của người già giàu kinh nghiệm, nhưng trong xung đột giữa cái cũ và cái mới hiện nay, tư tưởng của ông ít nhiều bị lớp trẻ phủ định. Ông đau lòng nhận thấy điều đó, nhưng cũng bất lực dù đã nỗ lực hết mình.

Tiểu kết chương 3

Qua sự khảo sát trên có thể thấy Phạm Quang Long đã tạo dựng cho mình ngôn ngữ và giọng điệu riêng. Vốn sinh ra từ làng, rồi trở thành một trí thức, một nhà quản lý văn hóa nên ngôn ngữ, giọng điệu tiểu thuyết của Phạm Quang Long vẫn phảng phất bóng dáng ngôn từ của làng quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Từng lời ăn tiếng nói hàng ngày được nhà văn khi thì chắt lọc, gọt giũa, lúc lại đưa cả vào cái mộc mạc, thô ráp, tạo cho ngôn từ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại sự sinh động, đa dạng, phong phú mà vẫn tinh tế, sâu sắc. Là nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa trước khi trở thành nhà văn nên giọng điệu của Phạm Quang Long trong hai cuốn tiểu thuyết nhìn chung mực thước, trang nghiêm, giàu tính đối thoại và triết lý. Đằng sau ngôn ngữ và giọng điệu đó là rất nhiều suy tư, trăn trở, cũng như niềm đau của một người đang cảm thấy bất lực trước “cõi người” thăm thẳm. Viết ra được điều mình ấp ủ, nói ra được điều mình trăn trở, tâm huyết, đó đã là sự thành công của “nhà văn trẻ” Phạm Quang Long.

111

KẾT LUẬN

Phạm Quang Long viết văn và công bố những tác phẩm của mình khi tuổi không còn trẻ. Chặng đường làm thầy, làm nghiên cứu, làm quản lý văn hóa Thủ đô đã bồi đắp cho nhà văn vốn hiểu biết và những kinh nghiệm vô cùng quý báu. Mỗi trang viết của ông là kết tinh của biết bao tâm huyết, nhiệt tình của người dù “lạc giữa cõi người” nhưng vẫn đau đáu hướng về cuộc đời. Viết văn, nhất là viết tiểu thuyết, nhà văn mong muốn bắt mạch và chỉ ra căn bệnh của cơ chế hôm nay, từ đó lưu ý mọi người chạy chữa. Nhà văn phản ánh và phê phán hiện thực với cái tâm trong sáng, tử tế của một trí thức, một công chức thực sự có lương tâm và trách nhiệm với con người và cuộc đời. Chính vì vậy, tác phẩm của ông được bạn đọc gần xa, trong đó có rất nhiều quan chức yêu mến.

Là hai cuốn tiểu thuyết chính luận của một người từng làm công tác quản lý cấp sở của Thủ đô, tác phẩm của Phạm Quang Long không đi theo hướng ngợi ca, lý tưởng hóa hiện thực, cũng không bênh vực cơ chế mà mình đã từng phục vụ mà nhà văn mạnh dạn chỉ ra những bất cập, những tồn tại, khiếm khuyết của hệ thống chính trị bằng cái nhìn trung thực của người trong cuộc. Những sự kiện, những nhân vật, vì thế, rất gần gũi với thực tại mà người đọc có thể thấy thấp thoáng đâu đó ngoài đời. Ngòi bút của Phạm Quang Long đã hướng vào một đối tượng mà ít nhà văn khám phá: giới quan chức cấp tỉnh. Họ được học hành chu đáo, thậm chí có học vị cao, được đào tạo ở nước ngoài về những tưởng có thể đem tài năng, trí tuệ phục vụ đất nước, nhưng đã nhanh chóng bị tha hóa, trở nên hèn kém, xấu xí. Họ bị quyền lực quyến rũ, bị đồng tiền mê hoặc, biến mình thành một quân cờ trong một “cuộc cờ” với nhiều những âm mưu và toan tính; hoặc bị những áp lực khủng khiếp trong hệ thống làm cho tha hóa, phải sống mòn mỏi trong “cõi người”. Phản ánh chân thực sự thoái hóa, biến chất của một số quan chức cấp tỉnh, nhà văn đã góp một tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh cho cái tốt, cái đẹp, cái tử tế

112

ở đời. Cách viết của Phạm Quang Long khiến người đọc cảm giác nhà văn đang dùng ngòi bút sắc sảo của mình để phanh phui hết những góc khuất của thế giới quan chức, đưa ra ánh sáng những sự thật ẩn sau những lời tốt đẹp, những dự án tỷ đô, … Bên trong, họ cạnh tranh nhau, sẵn sàng hạ bệ, thanh trừng nhau, nhưng bề ngoài luôn tỏ ra đoàn kết, vì công việc chung. Mỗi người đều đeo một, hoặc thậm chí nhiều mặt nạ để diễn với nhau, diễn với nhân dân, diễn cả với cấp trên và cấp dưới. Bề ngoài họ tỏ ra là mẫn cán, chăm chỉ làm việc, hết mình vì cái chung, nhưng thực chất là đang mưu lợi riêng. Những người tử tế, người có trách nhiệm, lương tâm thì bị coi là cái gai trong mắt, bị đánh hội đồng, bị gây áp lực, trở thành những người cô đơn, lạc loài, bi kịch. Những nhân vật đó đều ít nhiều có bóng dáng của những người mà nhà văn đã gặp, đã biết, đã thân quen ngoài đời. Tuy nhiên, Phạm Quang Long không chống lại chế độ, không bôi nhọ cơ chế, không hạ bệ ai đó, ông chỉ phản ánh hiện thực theo cách của riêng mình mà “theo lời kể của tác giả, có một vị lãnh đạo của Hà Nội khi đọc thì bảo sao viết thật thế. 99,9% đều là chuyện thật, kể cả câu đối thoại” [53]. Một hiện thực gai góc, nhạy cảm có thể động chạm nhiều người, nhưng với bản lĩnh, tiết tháo của một trí thức nặng lòng với cuộc đời, Phạm Quang Long không thể và không muốn nhắm mắt làm ngơ. Phơi bày được những bệnh tật của cơ chế, nhìn thẳng vào thực trạng đau yếu của hệ thống, đó cũng là một cách để bảo vệ nó.

Bám sát không khí dân chủ và đổi mới văn học, hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn Phạm Quang Long đã thực sự góp một tiếng nói quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Cảm hứng chủ đạo trong cả hai cuốn tiểu thuyết là cái “lạc”, cái “bi” và cái “thực”, đem đến cho độc giả cái nhìn đa diện về đời sống chính trị, xã hội và con người đương đại. Cảm hứng chủ đạo đó đã chi phối nhà văn trong cách xây dựng nhân vật, lựa chọn sự kiện, tình tiết, ngôn ngữ và giọng điệu. Khác với nhiều nhà văn khi viết về đề tài chính luận, thường hoặc là ngợi ca một chiều, hoặc phê phán, đả kích mạnh mẽ, Phạm Quang Long lựa chọn cách viết chân thực của một ngòi

113

bút có trách nhiệm. Ông không ngại chỉ cho người đọc thấy những u nhọt của hệ thống, trong đó tập trung phơi bày những cái xấu của những con người mang danh đạo đức, quyền lực đang vận hành cơ chế ấy. Chính những con sâu, con mọt ấy đã làm cho người dân mất niềm tin, làm cho những người tử tế chán nản, không còn động lực phấn đấu và cống hiến.

Đọc tiểu thuyết của Phạm Quang Long, người đọc như được sống trong một thế giới nghệ thuật bộn bề sự kiện, chi tiết, tình tiết với tất cả độ căng, độ gần gũi và chân thực của nó. Mỗi một sự kiện, biến cố được nhà văn kể, tả bằng lối văn giàu tính phân tích, triết lý, ngôn ngữ phức điệu, đa thanh. Tác phẩm của Phạm Quang Long có sự kết hợp hài hòa, khéo léo giữa khả năng sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, cách thức tổ chức các sự kiện, biến cố hợp lý với việc tạo dựng những tình huống, xây dựng tính cách nhân vật ấn tượng. Tài năng của một nhà văn, sự sắc sảo của một nhà nghiên cứu và khí chất của một nhà quản lý văn hóa Thủ đô đã hội tụ đầy đủ, làm nên một Phạm Quang Long – nhà tiểu thuyết với những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết chính luận nói riêng.

Đề tài Đặc điểm tiểu thuyết của Phạm Quang Long (qua Lạc giữa cõi người Cuộc cờ) xin được góp một tiếng nói trong việc khẳng định giá trị tiểu thuyết của Phạm Quang Long trong sự thúc đẩy tiến bộ xã hội và sự phát triển đa dạng của văn chương Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm tiểu thuyết của một tác giả đương đại là một công việc lý thú, hấp dẫn nhưng cũng nhiều khó khăn, nhất là đối với tiểu thuyết chính luận. Dù chưa thể nghiên cứu một cách toàn diện về hai cuốn tiểu thuyết này, nhưng theo chúng tôi, trên đây là những đặc điểm cơ bản nhất của hai tiểu thuyết Lạc giữa cõi người Cuộc cờ của Phạm Quang Long.

114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, tháng 12/2010.

2. Trương Thị Kim Anh (2017), “Đôi nét về đổi mới tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Khoa học- Đại học Đồng Nai

(7), tr. 94- 104.

3. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí văn học, 4, tr.14-19.

4. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

5. Lại Nguyên Ân (chủ biên) (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đotxtoiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 113 - 124)