Giọng điệu triết lý, hoài nghi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 103 - 104)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.1. Giọng điệu triết lý, hoài nghi

Với mục đích là phản ánh chân thực nhất có thể những mặt trái của cơ chế hôm nay, hai cuốn tiểu thuyết của Phạm Quang Long xoay quanh đề tài chính trị, xã hội qua cái nhìn của một người trong cuộc tâm huyết, tử tế, chính vì vậy mà triết lí, hoài nghi là giọng điệu phổ biến trong Lạc giữa cõi người. Những điều mà Hưng mắt thấy tai nghe trong chính thời gian làm Giám đốc sở của mình đã khiến anh hoài nghi, chán nản về “cõi người” rối rắm, phức tạp: “Anh không còn là mình nữa khi bước chân vào cõi người, đã thành thành viên của cái cơ chế xã hội ngoắt ngoéo, khó lường, bề ngoài thì bình lặng, êm ả nhưng bên trong thì lại chất chứa không biết bao nhiêu là sóng ngầm” [21, tr.74]. Đó là những cảm nhận thật nhất của Hưng sau

98

những “bầm dập”, áp lực mà anh phải chịu đựng trong suốt quãng đời gần tám năm làm Giám đốc của mình. Quan hệ giữa người với người mà Hưng rút ra được là: “không có quan hệ tốt đẹp vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích là muôn thuở” [21, tr.77]. Và “để được thực sự là mình phải đánh đổi nhiều thứ lắm” [21, tr.203]. Trong “cõi người”, Hưng cũng nhận thấy thói hiềm khích, đố kỵ, ghen ghét cũng thường xảy ra và gây ra bao tai họa cho những người lương thiện: “Thói đố kỵ đã giết chết nhiều sự nghiệp, đã vùi dập biết bao người. Thói đố kỵ như con rắn độc len lỏi trong mỗi người khiến người ta mất sáng suốt, mất công bằng. Chưa bao giờ gã ý thức được điều này như những ngày làm việc ở đây. Và gã hiểu, công bằng được với người khác đã khó nhưng công bằng với mình còn khó hơn gấp nhiều lần” [21, tr.437].

Chính những mặt tiêu cực đã làm nhiều người, nhất là người của thế hệ trước mất niềm tin vào con người hôm nay. Một người bạn vong niên của ông Đảo đã ngán ngẩm thốt lên: “Người bây giờ không tốt như ngày chúng mình còn đi học, các cậu ạ” [23, tr. 87]. Đến một người ma lanh như Tấn cũng phải đặt câu hỏi: “Ông có thấy cái thời nào như cái thời này không?” [23, tr.386].

Triết lý về cuộc đời, về con người với sự băn khăn, hoài nghi, các nhân vật đã phần nào thể hiện sự sụt giảm niềm tin vào cuộc đời, vào con người. Khi cái xấu, cái giả dối không được ngăn chặn, tất yếu nó sẽ trở thành thứ dịch bệnh lây lan và khó lòng dập tắt được. Đến một ngày nào đó, cái xấu, cái ác sẽ trở nên bình thường trong suy nghĩ của nhiều người, cái tốt, cái thiện sẽ trở nên hiếm hoi và yếu ớt. Đây chính là những băn khoăn, trăn trở của Phạm Quang Long trong hai cuốn tiểu thuyết này. Nhân vật triết lý đồng nghĩa với thể hiện chân lý của riêng mình về sự việc, con người mà nó gặp trong quá trình sống của mình. Cách nói đó gợi không khí hoài nghi, đòi hỏi soi xét lại không ít giá trị từng được dựng lên và đang tồn tại trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)