Nhân vật tha hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 47 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Nhân vật tha hóa

Khái niệm “tha hóa” thực ra đã có từ lâu trong triết học của Hê-ghen, Phoiơbăc, cả hai nhà triết học cổ điển Đức có những quan niệm khác nhau về tha hóa, nhưng nhìn chung cả hai đều đề cập đến sự tha hóa xuất phát từ chính bản thân con người trong mối quan hệ với bản thân nó và môi trường xung quanh. C.Mác đã chỉ ra: “Đối với Hêghen, bản chất người đồng nghĩa với tự ý thức. Cho nên đối với con người, mọi sự tha hoá của bản chất con người chẳng qua là sự tha hoá của tự ý thức” (Dẫn theo PGS. TS. Ngô Đình Xây, Ban Tuyên giáo Trung ương - Quan niệm của G. V. Ph. Heghen về "tha hóa" qua sự đánh giá của C. Mác - Tạp chí Triết học số 10/223, năm 2010, tr.16 - 23). Quan điểm của Hê-ghen là đúng đắn, sự tự ý thức của con người tha hóa tất yếu sẽ dẫn đến sự tha hóa bản chất của người đó.

Hai chữ “tha hóa” ở đây có thể hiểu là sự biến đổi tâm hồn, tính cách con người theo chiều hướng xấu đi so với cái ban đầu tốt đẹp, so với cái chung đúng đắn. Sự biến đổi này có thể diễn ra nhanh chóng, hoặc chậm chạp, âm thầm nhưng rất mạnh mẽ. Có người không hề nhận thấy sự tha hóa của mình, nhưng cũng có người đau lòng nhận thấy mình ngày một đổi khác đi nhưng không thể cưỡng lại được. Người không nhận thấy sự tha hóa rất dễ dẫn tới sa ngã, phạm pháp, người nhận ra sự tha hóa thì đau khổ vùng vẫy trong bi kịch tha hóa của mình.

Trong hai cuốn tiểu thuyết của mình, Phạm Quang Long đặc biệt hướng người đọc tới sự tha hóa ở những người có quyền lực. Người có chức vụ càng cao, nắm trong tay nhiều quyền lực, nếu bản lĩnh không vững vàng thì càng

42

dễ bị tha hóa. Ở mức độ đơn giản, người có quyền lực thích được ca ngợi, (chúng ta thường gọi là “nịnh”), thích nghe những “lời có cánh” thích được coi là quan trọng nhất. Nhà văn gọi đó là “thói đỏng đảnh”: “Thói đỏng đảnh của nhiều người lạ lắm. Nếu có việc gì cần, gã phải đến gặp, tỉ tê, xin ý kiến thì hôm sau ra hội nghị mới được thông qua một cách dễ dàng. Nhưng cũng những việc như thế, gã cứ tự làm mà chưa “thỉnh thị” các đấng ấy mà xem, sẽ có đủ thứ lý lẽ phê phán, thậm chí phủ nhận một cách không thương tiếc cũng từ chính những người ấy” [21, tr.273]. Chính “thói đỏng đảnh” của một số cấp trên đã làm nảy sinh tâm lý nô lệ của cấp dưới: “Gã biết một người cũng học hành đến nơi đến chốn, làm chuyên viên ở một bộ (…). Thủ trưởng giao cho việc gì, anh cũng hỏi: Anh định thế nào? Và chỉ làm theo ý thủ trưởng muốn chứ không theo logic công việc” [21, tr.448]. Hỏi ra mới biết là “tôi đã ăn đòn chán rồi nên bây giờ chọn cách sống ấy cho yên thân (…) chọn cách từ bỏ con người mình, chấp nhận con người xã hội vậy. Ai người ta cũng thế chứ đâu phải riêng mình” [34, tr.448, tr.449]. Nếu không theo ý lãnh đạo cấp trên, anh sẽ bị phê bình, nặng hơn là “bật bãi”. Sáng, một doanh nhân lên làm Phó Chủ tịch đã trượt Thường vụ tỉnh ủy vì dám nghĩ, dám làm, dám phá vỡ những nguyên tắc lỗi thời, dám quyết khi thấy quyết định của mình đem lại hiệu quả thiết thực cho công việc. Nhưng chính sự táo bạo, quyết đoán vì việc chung ấy của Sáng lại không đem đến lợi ích cho những cá nhân khác, họ không bầu cho Sáng. Sáng hiểu ra rằng: “Không phải cứ đúng là người ta sẽ ủng hộ, không phải cứ quan trọng hơn thì sẽ được chọn vào vị trí cần đến sự quan trọng ấy” [21, tr. 38]. Chính trong “cái cơ chế xã hội ngoắt ngoéo, khó lường” [21, tr 74] ấy mà một người thẳng thắn như Hưng đã phải chịu biết bao đắng cay trên ghế Giám đốc sở của mình.

Không chỉ quyền lực mà tiền bạc cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến con người tha hóa một cách nhanh chóng. Thứ mà Đô, Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư phụng sự suốt đời đó là tiền: “Cả đời Đô chỉ lo chắt bóp, nhặt nhạnh, cất vào đâu đó những khoản tiền lớn nhỏ. Mỗi khi nhìn thấy những

43

con số cứ dầy lên, Đô lại không kìm được sự thích thú” [23, tr.382]. Đồng tiền đã chi phối suy nghĩ của Đô, khiến tâm hồn anh cằn cỗi, khô cứng, lạnh lùng. Đô cho rằng chỉ cần kiếm đủ tiền cho vợ tiêu, cho con đi du học là đã mang lại hạnh phúc cho gia đình. Có nhiều tài sản nhưng trong các đợt kê khai, Đô chỉ ghi có một ngôi nhà 300m2 đang ở, một chiếc ô tô Camry 2.0 đang đi và hơn 8 tỷ tiền mặt gửi ngân hàng (trong đó có gần 7 tỷ là tiền của ông bà ngoại chia cho con gái theo kiểu của hồi môn). Chính vì vậy mà Đô luôn được khen là khai báo tài sản trung thực, đúng quy định, được xem là một công chức mẫn cán, trong sạch.

Tham nhũng, hối lộ và nhận hối lộ là một biểu hiện rõ nét sự tha hóa của những quan tham. Những viên kim cương hay đá quý, những cọc ngoại tệ hay đồng hồ Rolex trong ngăn kéo bí mật của Đô đều là những “vật kỷ niệm” mà đối tác làm ăn tặng theo kiểu “ông có chân giò thì bà thò nậm rượu”. Lại có hình thức đưa và nhận hối lộ tinh vi hơn. Đó là người ta tổ chức ra các chuyến công tác nước ngoài với danh nghĩa đi “thăm dò thị trường”, “để xúc tiến, để mở mang quan hệ”, nhưng thực chất là những chuyến đi du lịch tốn kém và bao giờ cũng có một đoàn các doanh nhân đi theo để phục vụ, chi tiền cho các quan chức mua quà ... Hối lộ còn đội lốt “quà tặng” ở các dự án. Trong tính toán của Lân thì “cổ phần của mấy anh em là năm mươi ba phần trăm. Phần còn lại ta dành độ một phần ba làm quà tặng” [23, tr.118]. Lân không nói cụ thể những người được nhận số quà tặng trên là ai nhưng người đọc có thể hình dung đó là những người có chức có quyền, có thể tạo ra cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện dự án.

Lợi ích nhóm cũng là một dạng tha hóa khi người ta “liên kết với nhau để trục lợi, vơ vét của chung (của Nhà nước và tập thể), mưu lợi cho nhóm mình gắn kết. Nói cách khác, lợi ích nhóm là lợi ích của nhóm người móc nối (mà nền tảng ở đây chính là lợi ích cá nhân), thông đồng với nhau, lách luật, làm những điều phi pháp để trục lợi, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập

44

thể và của cá nhân khác” [26]. Trong Cuộc cờ, Phạm Quang Long đã cho người đọc thấy cách mà các quan chức cấp tỉnh liên minh, liên kết với nhau cùng lách luật để trục lợi cá nhân. Đứng đầu nhóm lợi ích là anh Hai- một quan chức cấp Trung ương không xuất hiện trực tiếp nhưng lại là người sắp xếp, giật dây cho cánh hẩu của mình tung tác ở tỉnh Nguyên Bình. Dự án thành phố Bình Minh được xem là điểm nhấn của tỉnh, là thành quả của nhiệm kỳ này, nhưng thực chất lại là một vụ làm ăn của một số quan chức. Nghị quyết tỉnh đảng bộ khóa X đã ghi rất rõ: “Trong nhiệm kỳ này sẽ hoàn thành việc xây dựng bảo tàng, khu công viên văn hóa núi Sằn như một điểm nhấn về văn hóa của tỉnh” [23, tr.107]. Nghị quyết là đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, địa điểm núi Sằn, Tầm Xuyên cũng rất phù hợp để xây các công trình văn hóa phục vụ dân sinh. Nhưng khu đất ấy lại nằm trong tầm ngắm của anh Hai. Vậy là người ta đã lợi dụng sự lỏng lẻo của cơ chế, những kẽ hở của luật pháp, sự ngù ngờ của Bí thư, bịt mắt nhân dân bằng trò chơi dân chủ, bẻ cong Nghị quyết tỉnh đảng bộ, vẽ lại quy hoạch để hướng đến lợi ích cho nhóm mình, thành lập doanh nghiệp “sân sau” để dễ bề làm ăn. Cả Chủ tịch tỉnh, Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư bị cuốn vào vòng xoáy lợi ích đó. Những kế hoạch vô cùng kín kẽ đã được nhanh chóng vạch ra, Thân và Đô đã dùng chính quyền lực của mình để vận hành dự án ấy. Nhóm được xây dựng trên cơ sở lợi ích sòng phẳng, ăn chia rõ ràng. Mỗi cá nhân trong nhóm có một vai trò khác nhau và tỷ lệ ăn chia cũng theo đó mà khác nhau. Anh Hai, quan chức cấp Trung ương, có nhiệm vụ “bảo kê”, được chia tỷ lệ cao nhất: hai mươi phần trăm cổ phần, do con rể đứng tên. Thân được chia mười hai phần trăm, Đô mười một phần trăm và Lân là mười phần trăm, tính ra chỉ riêng mười một phần trăm của Đô cũng đã hơn trăm tỷ đồng. Lợi ích khổng lồ ấy đã khiến họ không còn là mình nữa.

Một hiện thực nhức nhối nữa mà Phạm Quang Long đề cập đến cho thấy sự tha hóa của nhiều quan chức, đó là tình trạng “rửa tiền”, “bảo kê” cho doanh nghiệp. Phạm Quang Long đã mạnh dạn phơi bày những góc khuất,

45

những sự thật mà ít người đề cập đến. Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, giữa quan chức và doanh nghiệp là mối quan hệ ngầm, một thứ luật bất thành văn. Doanh nghiệp cần quan chức vì quan chức tạo ra cơ chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn. Quan chức được “lại quả” bằng những món quà, số tiền lớn. Đó “là một hình thức kiếm ngoài - khá phổ biến trong giới quan chức bây giờ. Họ góp vốn vào những chỗ dễ sinh lời như siêu thị, cây xăng, nhà hàng, quán bia… và tạo điều kiện cho những cơ sở đó hoạt động, trong đó có cả chuyện lách luật, chia lợi nhuận. Tiền qua đầu tư là tiền sạch. Đó mới là điều quan trọng(…). Họ đứng đằng sau, xin giấy phép và đỡ cho các công ty ấy hoạt động, nhất là khi có chuyện gì dính dáng đến luật pháp” [21, tr.131- 132]. Để chỉ ra những quan chức thái hóa, biến chất này thực không dễ, bởi họ không ra mặt, không đứng tên, mà chỉ đứng sau và cổ phần mang tên người thân. “Bây giờ kinh tế với chính trị bắt tay với nhau chặt lắm. Cũng chỉ là chuyện ông mất chân giò bà thò nậm rượu thôi. Có cái này mới có cái kia, được cái này sẽ được những cái khác. Làm ăn kinh tế chân chỉ hạt bột một đời có khi tay trắng nhưng nếu biết dựa vào chính trị có khi được không biết bao nhiêu mà kể” [21, tr.385]. Chính vì vậy, ham mê quyền lực đã trở thành một bệnh, “cái bệnh này chưa bao giờ nặng nề đến thế” [21, tr.31]. Người ta cố ngoi lên một vị trí nào đấy, để từ đó có thể ban phát và vơ vét. Thân, chủ tịch tỉnh Nguyên Bình đã nói: đã dốc hầu bao ra đánh bạc rồi thì lại cũng phải lo thu hồi vốn. Thế là phải vơ vét” [23, tr.161]. Người ta đã dùng tiền đi mua quan hệ, rồi dùng chính quan hệ để kiếm rất nhiều tiền. Chính vì vậy mà lương công chức như Đô, dù là Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư, vợ làm giáo viên mà vẫn thoải mái: “mua nhà mua xe, chi tiêu cho các cháu ăn học (…) nay đi đây, mai đi kia, chè chén, xông xênh” [23, tr.401].

Để bảo vệ lợi ích của mình, người ta dùng nhiều mưu cao, kế sâu, tính toán lâu dài cho bản thân và cho cả vây cánh với mục đích có lợi cho mình nhất. Thân xác định chỉ ngồi ở cái ghế Chủ tịch chứ không muốn lên làm Bí thư thay Nhàn vì: “Tôi chỉ ngồi ở chỗ này, giữ việc chúa để lo việc nhà thôi”

46

[23, tr. 160]. Không chỉ tính cho hiện tại, Thân còn tính cho cả lúc về hưu: “Sắp tới tôi để thằng Vinh Giám đốc Tài chính lên Phó Chủ tịch. Về năng lực chuyên môn, nó đuối hơn cậu. Nhưng nó lành, biết nghe lời (…). Cái chính là công việc của chúng mình yên ổn, hiệu quả, không có bất cứ thằng nào dòm dỏ vào đâu được. Ngay cả khi mình nghỉ rồi, chúng nó cũng không định soi mói gì nữa mới là thượng sách. Bây giờ chưa mấy ai hạ cánh rồi lại bị lôi trở lại để xem xét hồi còn tại vị nhưng biết đâu, chuyện ấy sau này sẽ khác? Vậy thì phải có thằng ngồi đó để đảm bảo khi mình nghỉ rồi, nó để mình yên thân” [23, tr.130]. Những toan tính của Thân cho thấy một mẫn cảm chính trị nhạy bén, bởi đã đến lúc không còn khái niệm “hạ cánh an toàn” nữa rồi. Thân còn đưa Lân, giám đốc doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án Thành phố Bình Minh, vào danh sách hiệp thương để bầu vào đại biểu Quốc hội với mục đích: “Ông vào đấy cùng với những thằng như ông mới có khả năng làm thay đổi một số thứ có lợi cho giới kinh doanh, mới có thể để cho giới hữu sản mở mày mở mặt ra được” [23, tr.372]. Để trúng cử, Lân vung tiền ra làm từ thiện, tặng quà như một hình thức mua phiếu bầu. Thân nói với Đô: “Bỏ ra hai chục tỷ xây lại cái trường học của thị trấn đang xập xệ thì trúng cử là cái chắc. Tiêu tiền phải đích đáng chứ cứ rải mành mành chả được việc đâu. Làm cái trường ấy xong, cả ông, cả thằng Lân lại không mang rổ đi mà đựng phiếu à?” [23, tr.301]. Là Chủ tịch, nhưng khi động chạm đến quyền lợi của mình, cách hành xử của Thân không khác gì “xã hội đen”. Thân nói với Đô: “quan trọng số một là mình đã làm gì, không cho thằng nào xen vào, không cho thằng nào cướp miếng ăn của mình. Thằng nào không hiểu điều đó, cho chết luôn. Bằng cách nào thì bằng nhưng không để lại dấu vết” [23, tr.132]. Khi vụ việc có nguy cơ đổ bể vì lá đơn tố cáo của ông Đảo, Thân còn lệnh cho Đô phải bằng mọi cách bịt cho kín lỗ rò là cha mình: “Ông nhớ, mục đích là xóa hết dấu vết. Còn làm thế nào thì ông phải tùy vào tình hình mà xử lý thôi. Cũng như chơi cờ vậy. Đôi khi phải có những nước đi khiến đối thủ không ngờ, nước đi thật hiểm mới có thể lật ngược tình thế mà thắng. Bình thường, người ta có thể đổi

47

quân, đổi ngang bằng. Nhưng vào những tình huống quyết định, có khi phải thí cả xe pháo để lấy tốt mà vẫn cứ phải làm. Nước thí quân lại là nước cứu thế trận khỏi vỡ, khỏi bị chiếu bí. Cuộc đời cũng vậy thôi. Chuyện đánh cờ thật ra cũng là chuyện cuộc đời” [23, tr.370-371]. Điều đó cho thấy, với Thân, lợi ích của mình là trên hết, bất cứ ai, bất cứ điều gì có nguy cơ đe dọa đến lợi ích thì đều phải xử lý, cho dù đó là cha đẻ của người cùng hội cùng thuyền với mình. Thủ đoạn này của Thân khiến một người lạnh lùng, thực dụng như Đô cũng phải “lạnh người”.

Không dừng lại ở đó, luân chuyển, điều động, quy hoạch cán bộ cũng là chiêu bài để các quan tham lợi dụng trả thù những người ngáng đường hoặc đe dọa đến lợi ích của mình: “Luân chuyển là thứ khó bắt bẻ nhất, giống như được đưa vào quy hoạch vậy. Cái gọi là được quy hoạch cũng có dăm bảy đường. Mục tiêu đưa ra là tốt đẹp. Tốt đẹp đến mức khó có thể góp ý hay nghi ngờ nhưng trong thực tế, đây lại là dịp tốt để sắp xếp cho những người hợp cạ và đẩy đi những ai không ăn giơ với những người có quyền” [23, tr.18]. Để bảo vệ những sai phạm của mình, Thân đã tác động với trên, điều Huy, Phó Giám đốc và Trưởng phòng Điều tra các tội phạm kinh tế của Công an tỉnh về Bộ. Tiếng là điều lên Trung ương nhưng cho họ vào những vị trí không còn khả năng gây nguy hiểm cho nhóm lợi ích của Thân. Quan điểm của Thân là: “Giữ cho chắc, bịt cho kín. Thằng nào gây khó cho mình thì hoặc là lôi kéo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)