Nhân vật bi kịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 62 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Nhân vật bi kịch

57

của Phạm Quang Long trong hai cuốn tiểu thuyết này. Để thể hiện cái “bi” ấy, tất yếu phải gửi gắm qua những nhân vật mang trong mình bi kịch. Hơn nữa, “cảm thức cô đơn, nỗi hoang mang lo âu trước bao điều phi lí dường như đang đậm dần trong tâm thế của con người hiện đại, khi khúc xạ vào văn chương cũng thường mang bộ mặt của cái “bi” [10, tr.94]. Bi kịch mà Phạm Quang Long muốn khám phá ở đây chính là bi kịch của con người mang trong mình những ước mơ, hoài bão chân chính, mạnh mẽ trong cuộc hành trình đi tìm ý nghĩa đích thực của hạnh phúc, nhưng khi thực hiện lại vấp phải cái nghiệt ngã của hiện thực.

Ông Đảo (Cuộc cờ) là một nhân vật mang trong mình hai bi kịch lớn: bi kịch của một người cha bất lực nhìn con lún sâu vào sai trái mà không thể ngăn chặn và bi kịch của một công dân có trách nhiệm trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Ông Đảo từng có một gia đình hạnh phúc, nhưng rồi chiến tranh đã cướp đi của ông người vợ hiền và đứa con gái nhỏ, để mình ông bơ vơ cảnh “gà trống nuôi con”. Mong muốn con trở thành người tốt, ông ở vậy, dồn hết tâm lực nuôi dạy con, nhưng Đô càng lớn đến đâu thì bi kịch của ông cũng theo đó mà nhiều bấy nhiêu. Có một lần giận con, ông mát mẻ: “Các con chả cần lo cho thầy (…). Đến lúc không đi được nữa, thầy xin vào viện dưỡng lão. Tiền lương hưu của thầy cũng đủ trang trải, chả phiền đến các con”. Ông chờ đợi ở Đô một sự phản đối hoặc cao hơn là một sự ăn năn vì đã để bố mình có ý nghĩ ấy. Nhưng không, Đô ráo hoảnh: “Thầy nghĩ thế cũng phải. Bây giờ các khu dưỡng lão người ta cũng tử tế lắm. Kinh tế thị trường mà. Phải cạnh tranh. Dịch vụ tốt thì nhiều người đến. Để con tìm xem chỗ nào chất lượng phục vụ tốt mà giá cả lại hợp lý rồi sẽ nói với thầy”. Ông Đảo lạnh người. Nó nói với người đẻ ra nó, hy sinh cả đời vì nó về một quyết định quan trọng như vậy mà lại lạnh lùng, tỉnh táo, tính toán đến thế thì ông mất con thật rồi” [23, tr.46]. Đô đi du học bên Đức viết thư về đã có người yêu, ông Đảo vui mừng, lên kế hoạch sửa nhà để đón con dâu tương lai. Đô viết thư về “Con đã chuẩn bị cưới vợ ở bên này. Như thế vừa tiện cho con, vừa đỡ gây phiền hà cho

58

thầy. Gia đình cô ấy cũng đồng ý rồi. Con lấy vợ là lấy cho con, không phải cho ai khác. Còn về cái nhà, thầy muốn sửa thế nào thì tùy nhưng đừng nghĩ là sửa nhà cho chúng con. Khi nào về nước, con sẽ tìm một chỗ ở khác để tiện cho sinh hoạt của cả mấy người” [23, tr.43]. Ông Đảo đọc thư mà mắt nhòe đi, ngực đau nhói, lần đầu tiên ông khóc kể từ ngày vợ chết. Thắp hương lên bàn thờ vợ, ông Đảo thì thầm trong nước mắt: “Em tha lỗi cho anh. Anh không hoàn thành được việc em dặn trước khi từ giã cõi đời. Anh không phải là không hết lòng vì con nhưng con mình khác quá. Nó lạnh lùng với mọi người. Lạnh lùng với anh dù cả đời này, anh yêu chiều nó. Anh đã cố trò chuyện, khuyên nhủ con bằng cả tình yêu và trách nhiệm của mình nhưng không làm con thay đổi” [23, tr.44]. Là người sống tình cảm, trọng đạo lý truyền thống, ông đau lòng vì “cái logic lớn nhất, cái đạo lý tối thiểu là quan hệ gia đình, là tình cảm cha con, là một con người bình thường giữa cộng đồng nó lại không có được” [23, tr.46]. Niềm đau khi thấy con vô cảm, lạnh lùng ở người cha ấy còn lớn hơn niềm hạnh phúc khi thấy con thành đạt. Vì vậy, khi nghe Hùng, Phó ban Tuyên giáo tỉnh ủy khen: “Bác vừa tốt tính, vừa chu đáo như thế thì anh ấy cũng giống bác là chắc chắn rồi”, “ông Đảo thấy gai gai người. Một chút xấu hổ” [23, tr.287].

Không thể ở với người con trai duy nhất vì bất đồng quan điểm, lối suy nghĩ, ông Đảo bỏ về quê sống một mình trong căn nhà cũ với căn bệnh tim tái phát bất cứ lúc nào. Mâu thuẫn giữa cha và con càng được đẩy lên cao trong dự án xây dựng Thành phố Bình Minh. Là một người tâm huyết với văn hóa, từ khi còn công tác, ông Đảo đã tha thiết với dự án xây bảo tàng tỉnh. Ông đã khấp khởi mừng thầm vì dự án xây bảo tàng đã được Sở Văn hóa Thông tin trình ra Hội đồng nhân dân và đã được Hội đồng nhân dân bỏ phiếu thông qua. Nhưng qua tìm hiểu thì ông Đảo phát hiện dự án đang bị tắc ở chính chỗ người con trai của mình. Đô cố tình “ngâm” hồ sơ suốt hơn một năm nay với quan điểm: “Cả đời thầy làm trong ngành thì thầy cho là quan trọng nhưng người khác có nghĩ như thế đâu? Những người như con có khi cả đời cũng

59

chả vào bảo tàng lần nào cũng có sao đâu? Người ta cần sống cho hiện tại. Tương lai cũng cần nhưng hiện tại vẫn quan trọng nhất. Còn quá khứ, có mài ra mà ăn được đâu thầy?” [23, tr.59]. Những suy nghĩ thực dụng của Đô khiến ông Đảo buồn phiền và tức giận: “Tôi lo cho thế hệ tôi ít, nhưng cho các anh thì nhiều. Các anh trở thành những quái thai của xã hội này rồi. Đau nhất với chúng tôi là đã đẻ và nuôi dưỡng cả một thế hệ như anh” [23, tr.60]. Nhìn khu đất bị đào xới, phá hủy, ông Đảo đau lòng: “Núi Sằn đẹp thế mà chúng nó phá ngang phá dọc, đào bới khắp nơi để tìm đá quý chứ làm biệt thự nghỉ dưỡng với du lịch sinh thái gì đâu? Còn rừng đâu mà sinh thái? Còn núi đâu mà ngắm cảnh?” [23, tr.402]. Nỗi đau đó nói lên cái tâm của một người công dân có trách nhiệm.

Bi kịch của ông Đảo được đẩy lên đỉnh điểm khi Đô thú nhận có liên quan đến những sai phạm trong dự án Thành phố Bình Minh. Ông đau đớn: “Thầy không bảo vệ được con trước những cám dỗ của quỷ, để con sa chân vào vòng tội lỗi lâu quá. Lỗi của thầy, thầy chịu. Nhưng đau quá” [23, tr.402]. Ông muốn tố cáo những sai phạm để những kẻ vi phạm phải chịu sự trừng phạt, “nhiều chuyện không chỉ trớ trêu mà đau lòng lắm. Thế nên tớ kiên quyết chống lại. Cũng buồn vì chuyện ấy nhưng lương tâm tớ không cho phép. Đạo lý làm người không cho phép tớ làm ngơ” [23, tr.100]. Con người công dân kiên quyết chống lại cái sai, nhưng tình cha trong ông lại không muốn làm hại con mình. Nếu ông gửi đơn lên Bí thư thì con ông sẽ vướng vòng lao lý, viễn cảnh nhìn thấy con mặc áo tù làm ông phân vân, lưỡng lự: “nói gì thì nói, đơn này, nếu được xem xét, điều tra chắc con trai ông không khỏi có những liên lụy. Cái viễn cảnh Đô mặc áo sọc, đầu cắt cua, ngồi ủ rũ giữa đám phạm nhân khác ám ảnh ông. Ông thấy mình như lên cơn sốt, chân tay bải hoải, tim đập dồn dập” [23, tr. 293]. Trong ông có sự đấu tranh, giằng xé giữa một bên là tình phụ tử thâm sâu, với một bên là trách nhiệm công dân, là tâm huyết nghề nghiệp: “Có hai con người đang tranh cãi trong đầu ông. Một người cương quyết đòi ông phải đem tất cả những bằng chứng đã thu

60

thập được vạch mặt bọn lừa đảo, lôi tất cả chúng nó ra ánh sáng, không trừ đứa nào. Một tiếng nói khác, phản đối, tuy yếu ớt nhưng lại có sức thuyết phục cực lớn. Ông đấu tranh chống tham nhũng là đúng rồi. Ông vạch mặt cái đám vô lại ấy là phải rồi. Chả ai chê trách ông điều gì cả. Cũng chả ai bảo ông về hưu rồi, hết việc, chỉ thích kiện cáo. Nhưng kiện ai thì kiện, sao với con mình, ông không đóng cửa bảo nhau?” [23, tr.295]. Có thể thấy đoạn độc thoại nội tâm này đã bộc lộ hết cả hai bi kịch của ông Đảo. Một người chính trực căm ghét sự giả dối, lừa lọc lại có đứa con duy nhất đang giả dối, lọc lừa. Một người suốt đời phấn đấu vì hai chữ “liêm chính” lại sinh ra người con tham nhũng bậc thầy. Đô không chỉ phá hủy giấc mơ xây bảo tàng của ông mà tệ hơn, còn chà đạp lên chính khát vọng, sự hi sinh cả đời của ông. Cái chết của ông Đảo ở cuối truyện cho thấy bi kịch của ông không có lối thoát. Người cha ấy đến phút cuối cùng cũng luôn nghĩ cho con, lấy chính tính mạng của mình để bảo vệ con, để thức tỉnh con. Kết thúc đó làm độc giả day dứt hơn về số phận của một người đơn độc trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng cũng làm sáng lên niềm tin vào khả năng cảm hóa của tình người. Lời hứa của Đô với cha đem đến niềm hi vọng về sự đổi thay của anh, như vậy, cái chết của ông Đảo sẽ không vô nghĩa.

Khác với bi kịch của ông Đảo, Hưng (Lạc giữa cõi người) mang trong mình bi kịch của một lãnh đạo tâm huyết nhưng lạc lõng giữa một cơ chế nhiều phức tạp. Hưng là một lãnh đạo có năng lực, rất tận tụy với công việc được giao, là người chí công, vô tư, không bè phái, vây cánh với ai. Nhưng, một lãnh đạo có tâm, có tầm lại trở nên đơn độc giữa những logic quan hệ, logic lợi ích mà anh không tài nào hòa nhập được. “Ông không nhập vào được hệ thống đâu” là câu cảnh báo của Tấn – Văn phòng Ban kỷ niệm, bởi muốn hòa nhập được vào hệ thống ấy, anh “phải lao tâm khổ tứ tìm cho mình một cái ô, một chỗ dựa, phải có bạn bè để khi cần thì nó đỡ cho” [21, tr.302]. Cái “chìa khóa” để mở cánh cổng vào hệ thống như Tấn khuyên thì Hưng không làm được. Cả cuốn tiểu thuyết kể về chặng đường khoảng tám năm làm quan

61

của Hưng mà người đọc như cảm thấy căng thẳng, ngột ngạt như hàng mấy chục năm, vì Hưng liên tục vướng vào những khó khăn, áp lực. “Những người gây áp lực cho gã có rất nhiều cách. Từ cách êm ái nhẹ nhàng nhất là nhờ vả, thuyết phục đến dùng những nhân vật có quyền thế yêu cầu, chỉ thị cho các anh phải làm việc này việc kia. Gã đã nhiều phen khốn khổ” [21, tr.454]. Không những thế, Hưng còn chịu áp lực từ giới truyền thông: “Áp lực từ trên xuống dưới, áp lực từ dư luận xã hội mà truyền thông là một trong những áp lực ghê gớm nhất. Đôi khi những áp lực ấy có thể giết chết một con người, làm què quặt một tâm hồn, hủy hoại một đời người” [21, tr.160].

Trong sở của Hưng có Tùng là nhân viên trẻ nhưng chuyên môn, năng lực thấp, không chịu làm việc, nhưng hồ sơ của Tùng chỉ ở mức xấp xỉ kỉ luật chứ không thể bị kỉ luật. Hưng chán nản: “Hình như cái cơ chế của ta đã nâng đỡ và đẻ ra cái loại người này. Nó là sản phẩm của một quan hệ cào bằng, không trọng nhân cách, năng lực” [21, tr.99]. Thực tế, dư luận gần đây cho rằng có tới ba mươi phần trăm công chức của ta thuộc dạng “sáng cắp ô đi tối cắp ô về”. Những nhân viên như thế không chỉ gây ra tình trạng bất công với những nhân viên khác, mà còn gây ức chế cho người quản lí, nhưng rất khó để cho thôi việc, bởi nhiều quy định khác nhau. Chính Lân, khi còn làm ở một Bộ chuyên lo các dự án nước ngoài đã nói với anh Hai: “Làm trong nhà nước thấy nhiều cái bức bối lắm (…) Anh giận thì em cũng nói. Anh Hai cần cải tổ hệ thống đi. Làm ăn như hiện nay không kích thích được năng lực sáng tạo của mỗi người. Em nói thật nhé. Ở cơ quan em đuổi việc một phần ba cũng chả hề hấn gì. Lương của những kẻ bị đuổi việc, đem chia thêm cho anh em, để họ có cái ăn, làm việc còn hiệu quả hơn” [23, tr.69]. Đó là một thực trạng khiến cho hiệu suất công việc, nhất là công việc hành chính ở ta rất thấp. Sở dĩ Hưng rất muốn kỷ luật, thậm chí sa thải những nhân viên như Tùng mà không được, vì Hưng chỉ là người sử dụng mà không phải người tuyển dụng, việc sa thải phải qua nhiều khâu khác nhau, được quy định bởi nhiều văn bản

62

của nhiều cấp, nhiều ngành, rất phức tạp, có thể làm nản lòng bất cứ người tâm huyết nào.

Hưng muốn làm việc thật đúng, thật tốt, quan điểm của anh là “mình phải làm những việc nặng nhất, khó nhất” [21, tr.106] để làm gương cho cấp dưới. Nhưng nhiều khi những cố gắng, tâm huyết của Hưng không được ghi nhận, mà còn bị cấp trên phê bình khá gay gắt: “không còn kỷ cương gì nữa à? Tôi đi có mấy ngày mà ở nhà anh chạy lên người này, người kia để thay đổi hết những dự định của tôi”. “Gã im lặng ngồi nghe những chất vấn, phê phán với một thái độ cố làm ra vẻ bình thản, thậm chí dửng dưng nhưng trong lòng thì sôi sục nỗi uất hận. Bao nhiêu lo lắng, mệt mỏi của gã chất chứa suốt mấy tháng qua không hề được người lãnh đạo trực tiếp chia sẻ, tháo gỡ mà chỉ có săm soi, bắt bẻ một cách vô lý” [21, tr.425]. Chính sự thiếu được chia sẻ, động viên của cấp trên đã khiến nhiệt huyết làm việc của Hưng ít nhiều giảm sút. Làm đúng, làm tốt vẫn không được công nhận, thậm chí còn bị phê bình, trách móc. Phải rất mạnh dạn, Phạm Quang Long mới dám chỉ ra sự bất cập trong cách chỉ đạo, làm việc của lãnh đạo cấp trên như thế. Bởi chính những va chạm trong công việc đã khiến nhà văn nhận thấy rằng nếu người lãnh đạo cứ giữ cái tôi của mình thì sẽ làm thui chột sự chủ động, sáng tạo của cấp dưới.

Quả thực, muốn làm người lãnh đạo tốt, nhiệt tình không phải là điều dễ dàng, thậm chí bị hiểu lầm, bị phê bình không thương tiếc. Bởi vậy, bản thân Hưng luôn cảm thấy mình chỉ là một thứ “mõ làng”, “là đồ trang sức cho người ta thôi” [21, tr.303], “đã nhiều lần, gã đã nói đến thân phận mõ của mình. Dù cũng có lúc oai như cóc đấy nhưng vẫn chỉ là những việc bưng mâm, trải chiếu cho người ta và thân phận mình, kiểu gì cũng không thoát khỏi phận bưng bê. Thích thì người ta để, không thích thì người ta thay” [21, tr.462]. Bao nhiêu tiết tháo, bao nhiêu nhiệt huyết của kẻ sĩ đã bị cái cơ chế kia làm cho mòn mỏi đi, biến Hưng thành kẻ khốn khổ trong chốn quan

63

trường: “Nhìn lại quãng đời làm công chức của mình, gã nhận ra hai điều thấm thía nhất: nỗi buồn và nỗi sợ hãi” [21, tr.474]. Thời gian ngồi trên ghế Giám đốc của Hưng đủ dài để anh cảm nhận được hết những gì đang diễn ra quanh mình, để thấy rằng cuộc đời chưa bao giờ trải hoa hồng cho con người, nhất là những người dám phò chính trong thời buổi hôm nay.

Khắc họa những tấn bi kịch của nhân vật, nhà văn đã cho thấy một hiện thực đáng buồn: người hiền mà chẳng gặp lành, người tốt nhưng lại phải chịu nhiều đắng cay. Muốn cố gắng giữ lại những gì tốt đẹp, thiện lương, họ đã dũng cảm đấu tranh nhưng dường như không nhận được sự ủng hộ của mọi người xung quanh, họ thành ra đơn độc trong cuộc chiến mà họ biết trước sẽ thua. Qua cái chết của ông Đảo, hay sự tha hóa ít nhiều của Hưng, nhà văn như muốn gửi gắm một thông điệp quan trọng: nếu không thay đổi, nếu cứ đi con đường cũ mòn của cơ chế này thì cái tốt, cái thiện sẽ chết, sẽ không còn nữa. Xã hội sẽ thế nào khi những công chức mẫn cán như Hưng luôn phải chịu bất công; công cuộc chống tham nhũng sẽ đạt được gì khi người chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)