Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 83 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được nhà văn sử dụng để sáng tạo nên tác phẩm văn chương. “Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Xét về chất liệu, khi sáng tác văn học, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn từ như một chất liệu, biện pháp. Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống phong phú đa dạng của muôn loài. Ngôn ngữ văn học thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn, vừa có tính trực giác, tính cá thể” [37, tập 2, tr.48]. Để tiếp nhận tác phẩm văn chương, yếu tố đầu tiên chạm tới người đọc đó chính là ngôn ngữ. Nói cách khác, ngôn ngữ chính là yếu tố cửa ngõ đưa người đọc bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Người nghệ sĩ, ngay từ ý đồ sáng tạo và tư duy hình tượng đã dựa vào khả năng, phẩm chất và thuộc tính của chất liệu nghệ thuật. Nhà nhiếp ảnh quan tâm đến ánh sáng, góc chụp; họa sĩ suy nghĩ bằng màu sắc, đường nét, bố cục; nhà điêu khắc tư duy bằng hình khối ... Cũng như vậy, nhà văn không thể tư duy nghệ thuật bên ngoài các khả năng, phẩm chất và thuộc tính của ngôn từ. Bằng một hệ thống ký hiệu riêng và những quy tắc tổ chức các ký hiệu ấy một cách nghệ thuật, nhà văn đã gửi tới người tiếp nhận tác phẩm văn chương những thông tin đặc biệt mà các phương tiện khác không thể chuyển tải được. Với vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành một hiện tượng thẩm mĩ độc đáo, khác hẳn ngôn ngữ đời sống và các lĩnh vực khác.

Ở thể loại tiểu thuyết, theo Bakhtin thì ngôn ngữ “là những tiếng nói xã hội khác nhau, đôi khi là những ngôn ngữ xã hội khác nhau và những tiếng

78

nói cá nhân khác nhau được tổ chức lại một cách nghệ thuật” [7, tr.129]. Mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về ngôn ngữ. Trước khi trở thành nhà văn, Phạm Quang Long đã là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học với hàm Phó giáo sư, Tiến sĩ. Ông đã nghiên cứu nhiều về ngôn ngữ văn chương trước khi sử dụng nó một cách nghệ thuật trong những sáng tác của mình. Điều đó cho thấy, mỗi con chữ được viết ra dưới ngòi bút Phạm Quang Long đều được cân nhắc, lựa chọn kỹ càng, hợp lý, thể hiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Cả ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật đều in đậm dấu ấn cá tính nghệ sỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết của phạm quang long (qua lạc giữa cõi người và cuộc cờ) (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)