5. Bố cục luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các sách, giáo trình, luận án, luận, văn, bài báo khoa học… Dữ liệu thứ cấp này sẽ được dùng để làm cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng như là khái niệm về giảng viên; yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên…
- Thu thập, nghiên cứu văn bản pháp luật về giáo dục, quy hoạch mạng lưới các trường ĐH - CĐ,… để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Các văn bản tìm hiểu được nhằm nghiên cứu cơ sở pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ giảng viên.
- Tiến hành tổng hợp số liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết năm học của nhà trường, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Đào tạo và QLKH, Phòng Công tác HSSV và trên trang thông tin điện tử của nhà trường, các nghiên cứu trước có liên quan,...(bao gồm số liệu số lượng cán bộ giáo viên, thực trạng về cơ cấu đội ngũ giảng viên, trình độ chuyên môn, tin học, ngoại
ngữ…) và xử lý chúng thành các số liệu cần thiết như thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Thống kê.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin qua các cuộc điều tra, thực nghiệm, khảo sát thực tế.
Tác giả sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin cần thiết về thực trạng đội ngũ giảng viên hiện nay cũng như cán bộ quản lý hay đội ngũ nhân viên phục vụ đào tạo.
- Đối tượng điều tra. + Đội ngũ cán bộ quản lý. + Đội ngũ giảng viên.
+ Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và nhân viên phục vụ. - Phương pháp điều tra: Điều tra chọn mẫu.
Cách chọn: Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mấu ngẫu nhiên. Quy mô mẫu được tổng kết ở bảng sau:
Bảng 2.1. Mẫu điều tra số liệu sơ cấp
STT Chỉ tiêu
Đối tượng điều tra (người) Cán bộ quản lý
Giảng viên
1 Tình hình năng lực chuyên môn của giảng viên 10 87 2 Tình hình công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên 10
3 Tình hình công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ
giảng viên 10 87
4 Tình hình công tác đánh giá giảng viên 10 87
5 Tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên 10 87
6 Tình hình chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên 10 87
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
- PP xử lý: Phân tổ thống kê theo các tiêu thức nghiên cứu - Công cụ hỗ trợ: Phần mềm Excel...
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê sử dụng ở đây chủ yếu là thông qua các số tuyệt đối, số tương đối bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu để mô tả tình hình cơ bản của trường, mô tả các hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên.
2.2.3.2 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để so sánh các tiêu thức đánh gía số lượng và chất lượng đội ngũ GV so với các tiêu chuẩn đánh giá. Từ kết quả này phản ánh sự phát triển của đội ngũ GV của nhà trường trong thời gian qua.
Là phương pháp nghiên cứu được tiến hành để so sánh các kết quả đạt được của các chỉ tiêu nghiên cứu với các mục tiêu kế hoach; giữa các năm, từ đó suy ra kết luận, đánh giá về vấn đề nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Khảo sát bằng phiếu hỏi soạn sẵn đối với giảng viên về công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của trường. Những dữ liệu của cuộc khảo sát được sử dụng làm căn cứ chính để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, làm căn cứ để hình thành lên bộ tiêu chí đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên từ đó có những đề xuất thích hợp về công tác này.
2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên thống chỉ tiêu đánh giá công tác phát triển đội ngũ giảng viên viên thống chỉ tiêu đánh giá công tác phát triển đội ngũ giảng viên
2.3.1. Số lượng, chất lượng…. Đội ngũ giảng viên
- Cơ cấu đội ngũ giảng viên - Trình độ nghiệp vụ sư phạm
- Trình độ tin học - Trình độ Ngoại ngữ
- Trình độ Lý luận chính trị
- Phẩm chất của ĐNGV nhà trường - Năng lực chuyên môn của ĐNGV
2.3.2. Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Thống kê
- Quy hoạch đội ngũ giảng viên
- Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên - Đánh giá đội ngũ giảng viên
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên - Phát triển đội ngũ giảng viên
Chương 3
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ
3.1. Tổng quan về Trường Cao đẳng Thống kê
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Thống kê
3.1.1.1. Quá trình phát triển
Trường Cao đẳng Thống kê tiền thân là trường Cán bộ Thống kê TW, được thành lập tháng 2 năm 1960 với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thống kê, kế toán có trình độ trung cấp cho Ngành Thống kê và cho xã hội .
Tháng 8 năm 2004, nhà trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Thống kê, theo Quyết định số 4700/QĐ-BGDĐT, ngày 23/8/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Thành lập trường Cao đẳng Thống kê trên cơ sở trường Cán bộ Thống kê TW”. Trường trực thuộc Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng qui mô, mã ngành và loại hình đào tạo. Nhà trường đã đào tạo được hơn 3 vạn cán bộ thống kê, kế toán có trình độ trung cấp cho Ngành và cho đất nước. Kể từ khi nâng cấp thành Trường Cao đẳng Thống kê (2006- 2017) Trường đã đào tạo được 5.258 sinh viên cao đẳng hệ chính quy (chưa bao gồm các hệ liên thông,VLVH) theo các chuyên ngành đào tạo của Trường.
3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhu cầu nguồn nhân lực của ngành và xã hội xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo và trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng về Thống kê, Kế toán, Công nghệ thông tin, Tiếng anh Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng, Kinh tế Đầu tư và Quản trị Kinh doanh có phẩm chất chính trị,
đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng nhu cầu của xã hội, có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp, tự tạo được việc làm cho mình và cho xã hội.
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thống kê và quản lý kinh tế - xã hội theo quy định của Luật Thống kê, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.
Quyền hạn và trách nhiệm
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển trường phù hợp với chiến lược phát triển ngành Thống kê và chiến lược phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng của Nhà nước.
- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và học tập đối với các ngành nghề mà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Nội dung các môn chuyên môn nghiệp vụ được Tổng cục Thống kê phê duyệt; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Nhà nước, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nghiên cứu và thực hiện các đề tài khoa học do cấp trên giao hoặc chủ động hợp tác với các viện, các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức quốc tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, xuất bản tập san, các ấn phẩm khoa học phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện quản lý tài chính theo các quy định hiện hành của Nhà nước. - Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học, công nghệ và hoạt động tài chính.
- Thực hiện chế độ báo cáo Tổng cục Thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Thống kê
Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Thống kê gồm có:
- Ban Giám hiệu nhà trường có Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; - Hội đồng trường;
- Hội đồng Khoa học và Đào tạo và các Hội đồng tư vấn khác;
Các phòng chức năng và cơ sở phục vụ đào tạo trực thuộc Trường:
1. Phòng Tổ chức Hành chính;
2. Phòng Đào tạo và Quản lý khoa học; 3. Phòng Tài vụ;
4. Phòng Công tác HSSV;
5. Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục; 6. Trạm Y tế;
7. Ban quản lý Ký túc xá;
Các Khoa và Bộ môn trực thuộc Trường:
1. Khoa Thống kê;
2. Khoa Kế toán - Tài chính; 3. Khoa Công nghệ thông tin; 4. Khoa Ngoại ngữ
5. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh; 6. Bộ môn Lý luận Chính trị;
7. Bộ môn Cơ sở;
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Thống kê
(Nguồn: Phòng TCHC - Trường Cao đẳng Thống kê)
3.1.3. Cơ sở vật chất và tài chính của trường Cao đẳng Thống kê
Cơ sở vật chất:
Từ năm 2004 đến nay, nhà trường vừa tranh thủ nguồn vốn chương trình mục tiêu, vừa tiết kiệm chi tiêu thường xuyên và dành một phần thu sự nghiệp để xây dựng, sửa chữa chống xuống cấp lớp học, nhà làm việc, thư viện, ký túc xá và mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo. Tổng kinh phí xây dựng và sửa chữa trích từ nguồn thu của trường trong giai đoạn này là 20.962 triệu đồng.
Năm 2006, nhà trường được Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt dự án xây dựng trường với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Đầu tư xây dựng hệ thống giảng đường, trung tâm tư liệu thư viện: tổng mức đầu tư là 90 tỷ đồng được khởi công tháng 7/2007, đến
HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
BAN GIÁM HIỆU
CÁC HÐ TƯ VẤN CÁC ÐOÀN THỂ CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG CÁC KHOA CHUYÊN MÔN ÐÀO TẠO VÀ QLKH TỔ CHỨC - H.CHÍNH TÀI VỤ CÔNG TÁC HSSV BQL KÝ TUC XÁ KHOA THỐNG KÊ KHOA NGOẠI NGỮ K. CÔNG NGHỆ T. TIN BỘ MÔN CƠ SỞ K. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KHOA KT VÀ QTKD BỘ MÔN LLCT BM. GDQP VÀ GDTC TRẠM Y TẾ PHÒNG KT VÀ ĐBCLGD
7/2009 hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 toà nhà 5 tầng, diện tích xây dựng là 6500m2, bao gồm:
+ Khu giảng đường: 40 phòng học; + Phòng máy tính: 10 phòng; + Phòng Lab: 06 phòng;
+ Phòng thực hành nghiệp vụ Thống kê, Kế toán: 02 phòng; + Phòng đào tạo từ xa: 04 phòng;
+ Phòng hội thảo: 02 phòng.
Với số giảng đường và các phòng chuyên dùng khang trang và được trang bị tương đối hiện đại như trên, nhà trường đảm bảo đủ điều kiện học tập cho ít nhất 60 lớp với lưu lượng khoảng 4000 sinh viên.
+ Trung tâm tư liệu thư viện: diện tích sử dụng 378 m2, có trên 17000 đầu sách, đảm bảo điều kiện phục vụ cán bộ, giảng viên và HSSV nghiên cứu học tập.
+ Ký túc xá HSSV: toà nhà 7 tầng với mức đầu tư trên 30 tỷ đồng với diện tích sử dụng 5.900 m2 đảm bảo chỗ ở cho từ 900 - 1000 HSSV nội trú, được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5/2011.
- Giai đoạn II: Đầu tư xây dựng khu Hiệu bộ 5 tầng với quy mô đủ phòng làm việc cho các đơn vị, Khu hội trường lớn, Nhà ăn HSSV kết hợp nhà thi đấu với mức kinh phí đầu tư là 45 tỷ đồng. Các hạng mục công trình thuộc giai đoạn II hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 4/2012.
- Giai đoạn III: Đầu tư các hạng mục công trình phụ trợ: sân vườn, hệ thống chiếu sáng, tường rào, Trạm xử lý và cung cấp nước sạch.
Đồng thời, tiến hành đầu tư xây dựng thêm 01 khu giảng đường 20 phòng học, và 01 nhà KTX đa năng có sức chứa 400 - 450 người.
Trang thiết bị kỹ thuật
- Tổng số máy tính phục vụ cho học tập: 10 phòng với tổng số trên 300 máy tính hiện đại;
- Tổng số máy tính trang bị cho các đơn vị khoa, phòng, bộ môn: 100 bộ, trong đó có 15 máy tính laptop trang bị cho các đồng chí trưởng các đơn vị.
Ngoài ra còn phải kể tới các thiết bị khác như máy fotocoppy (07 chiếc), máy in (40 chiếc), máy in nhanh (02 chiếc); máy chiếu Projector (16 bộ), máy chủ các mạng (04 máy), máy điều hoà nhiệt độ (63 chiếc).…
- Hệ thống mạng LAN, Internet cáp quang, wifi phủ sóng toàn trường. Với trang thiết bị như trên, điều kiện làm việc của cán bộ, giảng viên và học tập của HSSV nhìn chung rất thuận lợi, góp phần tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô.
Bảng 3.1. Cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Thống kê
Cơ sở vật chất hiện có Đơn vị Tính Tổng số
I - Đất đai nhà trường quản lý sử dụng
Diện tích đất đai (Tổng số) Ha 3
II- Diện tích sàn xây dựng (Tổng số) M2 1- Hội trường/giảng đường/phòng học:
Diện tích M 2 8322 Số phòng học Phòng 63 Trong đó: 1.1 - Phòng máy tính M2 600 Số phòng Phòng 10 1.2 - Phòng học ngoại ngữ M2 140 Số phòng Phòng 2
2- Thư viện/Trung tâm học liệu: Diện tích M2 378
Số phòng Phòng 7
3-Phòng thí nghiệm: Diện tích M2
Số phòng Phòng
4- Xưởng thực tập, thực hành: Diện tích M2 70
Số phòng Phòng 2
5- Nhà tập đa năng: Diện tích M2 1386
Số phòng Phòng 1
6- Nhà ở học sinh (ký túc xá): Diện tích M2 10900
Số phòng Phòng 188
7-Diện tích khác
- Bể bơi : Diện tích M2
- Sân vận động: Diện tích M2 600
Cơ chế quản lý tài chính
Trong những năm qua, nhà trường thực hiện cơ chế quản lý tài chính áp dụng với đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí. Nhà trường đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ được áp dụng từ năm 2007, hàng năm có sự bổ sung, hoàn chỉnh quy chế cho phù hợp với sự phát triển và yêu cầu thực tế.
3.1.4. Tình hình CBVC của trường Cao đẳng Thống kê
Bảng 3.2. Số lượng cán bộ viên chức của Trường Cao đẳng Thống kê qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: người STT Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 I Tổng số 118 100 119 100 118 100 101 99 Trong đó Nữ 77 65 76 64 75 63 99 99 II Trình độ 1 TS & NCS 7 6 9 8 12 10 129 133 2 Thạc sỹ 75 64 79 66 81 69 105 102 3 Đại học 25 21 20 17 14 12 80 70 4 Cao đẳng 01 1 01 1 01 1 100 100 5 Khác 10 8 10 8 10 8 100 100