Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng thống kê (Trang 88 - 90)

5. Bố cục luận văn

3.4.2. Các yếu tố khách quan

* Các nhân tố này gắn liền với luật pháp, chính sách và cơ chế của nhà nước

Các đề án đổi mới cơ chế tài chính, đề án học bổng và học phí của sinh viên; khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, chất lượng cao, chi phí thấp, khuyến khích các trường đại học liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo; xây dựng các trung tâm đào tạo dự báo nguồn nhân lực và nhu cầu xã hội. Các chương trình hợp tác quốc tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực con người.

* Chế độ tiền lương của giảng viên thấp

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính thức của giảng viên đại học ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác và so với những người có trình độ tương đương nhưng đang làm những ngành khác như kỹ sư, bác sỹ, kế toán… Giáo sư ở Việt Nam mức lương tháng kể cả phụ cấp được không quá 400-500USD/tháng trong khi ở Senegal (là nước đang phát triển còn nghèo hơn Việt Nam) có thể được trên 2000USD/tháng. Mức lương thấp cho giảng viên đại học cộng với điều kiện làm việc tồi có thể đem lại những hậu quả sau:

- Tệ nạn tham nhũng, tiêu cực trong giáo dục, làm thoái hoá suy đồi đạo đức nghề nghiệp của giảng viên.

- Chất lượng đào tạo và nghiên cứu kém, lãng phí chất xám.

Khi lương chính không đủ sống, giảng viên đại học phải “kiếm kê sinh nhai” vì vậy còn rất ít thời gian dành cho khoa học và cho sinh viên, hệ quả tất yếu là kết quả NCKH ở Việt Nam rất thấp và chất lượng giảng dạy cũng thấp (dạy xô bồ, chương trình và giáo án lạc hậu chậm thay đổi…).

Nền khoa học giáo dục đại học của Việt Nam còn đang kém, và điều đó rất bất lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Để có được một quốc gia văn minh, phồn vinh và phát triển thì không thể không phát triển khoa học và đội ngũ tri thức. Tuy nhiên việc phát triển khoa học và giáo dục đại học ở Việt Nam gặp không ít khó khăn và một trong những khó khăn đó chính là chế độ, chính sách của nhà nước dành cho giảng viên.

* Yếu tố văn hóa xã hội và xu thế hội nhập về giáo dục đào tạo

Yếu tố văn hóa xã hội cũng có ảnh hưởng tới chất lượng giảng viên. Các nhân tố này bao gồm trình độ dân trí, phong cách sống, chuẩn mực về đạo đức, vui chơi, giải trí, phong cách tập quán của dân tộc…

Xu thế hội nhập về giáo dục của các nước trong khu vực Asean. Đây là điều kiện tốt nhất để chúng ta học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, gửi giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài nâng cao trình độ khoa học, đặc biệt là trong đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Trường Cao đẳng thống kế đã hợp tác đào tạo quốc tế với nhiều trường Đại học, và các tổ chức quốc tế đã tự tìm đến trường tìm hiểu và xin thiết lập mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhà trường, mặt khác chúng ta cũng đã chủ động tìm kiếm các đối tác để phát triển các chương trình hợp tác quốc tế, một số doanh nghiệp nước ngoài cũng đã giúp tài trợ phát triển các chương trình đào tạo, tài trợ bằng việc tặng, cho các loại máy móc thiết bị, tài trợ các chuyến tham quan nghiên cứu học tập tại các trường nước ngoài. Một số Khoa, cũng tích cực tìm kiếm sự hợp tác quốc tế như khoa Thống kê kinh tế xã hội, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng… Nhiều chương trình học bổng được cấp cho giáo viên đi đào tạo bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng thống kê (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)