Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng thống kê (Trang 82 - 88)

5. Bố cục luận văn

3.4.1. Các yếu tố chủ quan

3.4.1.1. Các yếu tố thuộc về giảng viên

Giảng viên là người trực tiếp thực hiện việc giảng dạy, hơn ai hết họ hiểu về điểm mạnh, điểm yếu trong chuyên môn, những lỗ hổng về trình độ cần khắc phục của bản thân. Khi người giảng viên biết cách cân nhắc, đối chiếu các nhu cầu và kết quả công việc của mình với mục tiêu của nhà trường thì khi đó người giảng viên sẽ thấy được khoảng cách giữa trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ hiện có với điều mong muốn và tìm ra con đường tối ưu để khắc phục. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển thuộc về bản thân giảng viên.

- Ý thức gắn bó với nhà trường, lòng nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, có động cơ thực sự muốn phát triển năng lực bản thân.

- Trình độ, năng lực của giảng viên bị hạn chế không theo kịp được với xu hướng ngày càng phát triển trong GD&ĐT.

- Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn buộc giảng viên phải làm việc quá nhiều để chăm lo cho gia đình, không có đủ kinh phí và thời gian dành cho việc học tập để nâng cao trình độ.

3.3.1.2. Các yếu tố thuộc về nhà trường a. Chính sách tuyển dụng

Trong quá trình tuyển dụng cán bộ, Trường Cao đẳng thống kê đã thực hiện theo đúng văn bản hướng dẫn của Tổng cục thống kê và Bộ giáo dục và Đào tạo về thi tuyển viên chức hàng năm do trường tổ chức.

Nhà trường đã ban hành quy trình tuyển dụng cán bộ hợp đồng lao động, hợp đồng tạo nguồn cán bộ giảng dạy của Trường Cao đẳng thống kê.

Hàng năm, Nhà trường đều tổ chức thi tuyến cán bộ giảng dạy, số lượng cán bộ viên chức.Trong giai đoạn 2014-2016 đã tuyển được 10 người.

b. Chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhịp độ thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt - đó là thời đại bùng nổ công nghệ, bùng nổ thông tin. Những “bùng nổ” này đã tác động mạnh đến dây chuyền sản xuất, đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong tổ chức. Chính sự bùng nổ này mà các cấp lãnh đạo cần phải trang bị cho mọi người kiến thức và kỹ năng mới để theo kịp với sự thay đổi. Nhu cầu đào tạo và phát triển trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Đào tạo là đưa từ một trình độ hiện có lên một trình độ mới có chất lượng mới, cấp bậc mới theo những tiêu chuẩn nhất định bằng một quá trình giảng dạy, huấn luyện có hệ thống. Bồi dưỡng là nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng lên một bước mới.

Đối với nhà trường đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên là khâu quan trọng, một công việc mà các nhà quản lý cũng như đội ngũ giảng viên phải luôn tiến hành. Người giảng viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nhà trường phải tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như rèn luyện nâng cao tay nghề, kiến thức tin học, ngoại ngữ... nhằm giúp giảng viên ngày càng hoàn thiện tri thức và nghiệp vụ. Tuy nhiên bồi dưỡng đội ngũ giảng viên không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ học vấn và khả năng nghiên cứu mà còn bao hàm ba đặc trưng khác nữa đó là giảng dạy, quản lý và phục vụ xã hội.

Để giảm thời gian lên lớp cho giảng viên nhà trường luôn luôn thuê thêm một đội ngũ giảng viên thỉnh giảng trên 200 người mỗi năm để bù đắp vào sự thiếu hụt giảng viên như đã nói ở trên để cho giảng viên có thời gian

nâng cao trình độ. Mặc dù nhà trường cũng có những quy định khống chế: “Giảng viên cơ hữu phải giảng mỗi năm 510 tiết nghĩa vụ và giờ trội không vượt quá 30% nữa làm cho mức giờ dạy tăng thêm khoảng 200 tiết/mỗi năm nhưng vẫn còn trường hợp nhưng thực tế có nhiều giảng viên đã dạy trên 800 tiết/năm học làm cho giảng viên trở thành “Thợ giảng” không còn thời gian nghỉ ngơi và học tập năng cao trình độ, chư chưa nói gì tới việc tham gia NCKH và hướng dẫn sinh viên NCKH.

c. Chế độ, chính sách của nhà trường đối với giảng viên

- Định mức thời gian làm việc của giảng viên

Tổng quỹ thời gian của 1 năm theo lịch là 52 tuần trong đó thời gian làm việc trong 1 năm học của giảng viên là 43 tuần; thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, tết là 9 tuần.

Trong 43 tuần làm việc, thời gian thực giảng của giảng viên đối với khối giáo dục cao đẳng là 30 tuần/năm

Thời gian còn lại giảng viên phải đi làm giờ hành chính để ra đề thi, coi thi, chấm thi, chấm tiểu luận… hướng dẫn thực tập, hướng dẫn và chấm luận văn tốt nghiệp thuộc chức năng, nhiệm vụ của giảng viên đã phân theo chức danh.

+ Đối với khối giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp thì quy định hoạt động chuyên môn và hoạt động khác chiếm nhiều thời gian hơn. Chỉ có thời gian nghiên cứu khoa học quy định vào giờ chuẩn để các giảng viên tự nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình.

Riêng thời gian dành cho nhiệm vụ NCKH không quy đổi thành giờ chuẩn. Trong từng năm học mỗi giảng viên có trách nhiệm hoàn thành khối lượng NCKH được giao tương ứng với chức danh, ngạch, bậc hiện đang giữ và công bố cụ thể bằng các sản phẩm nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên NCKH, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, kể cả chương trình giáo trình

bài giảng điện tử, dự hội nghị, hội thảo khoa học, viết các bài báo… Đối với giảng viên NCS, TS phải có ít nhất một bài báo khoa học trong 1 năm, giảng viên phụ trách môn chính phải có đánh giá mức độ cập nhật môn học mà mình đảm nhận so với các trường khác trong và ngoài nước ở cùng một mức độ đào tạo. Những giảng viên không hoàn thành khối lượng công việc NCKH được giao thì nhà trường quy trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và phải chịu hình thức xử lý, kỷ luật theo đúng quy định.

Đối với các nhiệm vụ khác được tính cho chức danh giảng viên. Hàng năm giảng viên sử dụng quỹ thời gian này để làm mô hình học cụ, các phương tiện và đồ dùng dạy học, hướng dẫn sinh viên Seminar, thảo luận nhóm, giải bài tập, trả lời câu hỏi của sinh viên, hướng dẫn học tập ngoại khoá, dự giờ, tham gia hội giảng, hội họp, cố vấn học tập, làm công tác chủ nhiệm, biên soạn giáo trình, làm ngân hàng câu hỏi…

- Chế độ lương, thưởng

- Tiền lương: Được chia 2 lần/tháng

Lương kỳ 1 (lương cơ bản). Được tính theo quy định hiện hành của chính phủ về thang bậc lương áp dụng cho cán bộ, viên chức trong biên chế và hợp đồng. Được trả trước ngày 20 của tháng.

Lương kỳ 1 = (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ) x lương tối thiểu + Phụ cấp ưu đãi.

Lương kỳ 2 (lương thưởng). Phân phối theo nguyên tắc hưởng theo

năng lực và cống hiến của mỗi cá nhân, nhà trường phân phối theo 7 khung. Được trả trước ngày mùng 05 của tháng sau.

- Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp

+ Đối với hệ cao đẳng: Mỗi giảng viên hướng dẫn làm đồ án (luận văn) tốt nghiệp không quá 5 sinh viên. Định mức giờ chuẩn là 5 tiết/sinh viên được tính vào tiêu chuẩn giờ dạy.

Lương, thưởng và phúc lợi xã hội là một trong những động lực kích thích giảng viên làm việc hăng hái, nhưng đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự trì trệ, bất mãn hoặc từ bỏ tổ chức mà ra đi. Vì vậy thiết lập một hệ thống lương, thưởng và phúc lợi xã hội để đảm bảo lợi ích hài hoà giữa nhà trường và giảng viên là vấn đề quan trọng đối với nhà trường.

d. Cơ sở vật chất trong nhà trường

Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường bao gồm phòng học, phòng làm việc, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, máy móc thiết bị phục vụ cho dạy và học… có ảnh hưởng lớn tới chất lượng giảng dạy và NCKH của giảng viên. Nhà trường cần ưu tiên cung cấp các trang thiết bị, phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, tư liệu khoa học, thư viện, mạng Internet để giảng viên thực hiện việc giảng dạy và NCKH.

Trang thiết bị dạy học theo hướng công nghệ ứng dụng được xây dựng và bổ sung thường xuyên đã tạo được nhiều phòng thí nghiệm, thực nghiệm, thực hành cho hầu hết các chuyên ngành đào tạo của trường. Đây là ưu thế vượt trội so với mặt bằng chung cả nước, nhất là lĩnh vực dạy nghề. Hệ thống trang thiết bị và phần mềm cùng mạng nội bộ, mạng internet và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ toàn diện công tác đào tạo, quản lý và các hoạt động của trường, trực tiếp đến phần lớn lớp học, giảng đường, luôn được bổ sung, cập nhật đã tạo điều kiện tốt cho giảng dạy ở bậc đại học theo hướng hiện đại.

Kết hợp với cơ sở vật chất đầy đủ là một môi trường xanh, sạch, đẹp, làm cho nhà trường trở thành môi trường giáo dục lành mạnh. Thiếu thốn về cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.

e. Môi trường làm việc

Tiền bạc chưa hẳn là yếu tố chính tạo nên xúc cảm và động lực làm việc cho người lao động. Quan trọng hơn, theo các chuyên gia nhân sự, người

lao động cần được công nhận và đánh giá cao năng lực thể hiện, thành tích đạt được tại tổ chức như một sự biết ơn. Tổ chức cần mang lại các giá trị khác cho nhân viên như môi trường làm việc, văn hóa của tổ chức, các giá trị được chia sẻ… Hiện nay nhiều tổ chức đã coi việc xây dựng môi trường làm việc hiện đại, thân thiện cho nhân viên sẽ làm tăng khả năng khuếch đại thông tin về hình ảnh của tổ chức, là điều kiện để tổ chức thu hút và giữ chân những người tài. Trong một công trình nghiên cứu về hoạt động quản trị tại Mỹ và Đức người ta đã khám phá tác động của môi trường làm việc tới sự thành công của tổ chức.

- Các thành viên của ban lãnh đạo làm gương cho mọi người và hình thành một ban lãnh đạo ưu tú.

- Trong tổ chức có một bầu không khí tin tưởng lẫn nhau ở mọi tầng lớp - Cơ cấu tổ chức mang hình thức phối hợp.

- Mọi người trong tổ chức đều được tham gia góp ý kiến, khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên và hưởng quyền lợi theo sự cống hiến.

Môi trường làm việc trong trường học liên quan tới cơ cấu tổ chức; cơ chế quản lý; mối quan hệ giữa các phòng ban, khoa, viện, trung tâm; mối quan hệ giữa nhà quản lý với nhân viên; mối quan hệ đồng nghiệp. Đặc thù công việc của giảng viên là lao động trí óc nên môi trường làm việc đòi hỏi phát huy được sự sáng tạo, linh hoạt của giảng viên. Đối với cấp quản lý cần phải đối xử công bằng; biết cách khuyến khích giảng viên cả về vật chất và tinh thần; thái độ đối xử phải hoà nhã, thân thiện, tôn trọng để giảm bớt căng thẳng cho giảng viên; tìm các cơ hội để trò chuyện qua đó hiểu được tâm tư, nguyện vọng của giảng viên. Trong trường học cần thiết lập mối quan hệ đồng nghiệp cởi mở, ở đó giảng viên phải luôn tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ nhau giải quyết những khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn để không ngừng nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân. Nhà quản trị cấp cao cần chú ý xây dựng một cơ cấu tổ chức linh hoạt để thích ứng

nhanh với điều kiện thay đổi; cơ cấu tổ chức mang tính tập thể, có sự phân quyền cụ thể đảm bảo phối hợp hài hoà các chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, khoa viện và trung tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng thống kê (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)