5. Bố cục luận văn
4.3.7. Giải pháp 7: Cải tiến quy trình xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo
phát triển
Xác định nhu cầu đào tạo - phát triển là bước đầu tiên, rất quan trọng đối với bất kỳ một chương trình đào tạo nào. Nhưng như đã phân tích, thực tế
thực hiện hoạt động này ở nhà trường còn nhiều điểm không hợp lý, gây lãng phí thời gian, tiền bạc và làm giảm hiệu quả đào tạo.
Theo tác giả, việc xác định nhu cầu nên được làm một cách logic theo các bước từ phân tích đến xác định nhu cầu đào tạo - phát triển như sau:
* Phân tích nhu cầu đào tạo và phát triển
Công việc này bao gồm 3 nội dung là phân tích tổ chức, phân tích tác nghiệp và phân tích nhân viên.
- Phân tích tổ chức
Phân tích tổ chức cần đánh giá được các tiêu thức tổ chức, kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận và môi trường tổ chức.
Đối với nhà trường, các tiêu thức tổ chức có thể là chất lượng thực hiện việc giảng dạy, hiệu quả quản lý đào tạo, chi phí tiền lương, tỷ lệ thuyên chuyển, vắng mặt, kỷ luật lao động…giúp cho phòng Tổ chức xác định những vấn đề cơ bản của nhà trường cũng như sự cần thiết áp dụng những hình thức đào tạo. Mặc dù các chỉ số này chịu tác động của nhiều yếu tố nhưng nhà trường cần đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến chúng do đội ngũ giảng viên không được đào tạo đầy đủ.
Trong kế hoạch chuẩn bị đội ngũ kế cận, nhà trường cần xác định những vị trí sẽ trống và cách thức chuẩn bị ứng viên cho các vị trí trống. Vị trí trống ở đây bao hàm 2 trường hợp: chức vụ trống và vị trí giảng viên trống. Đối với chức vụ trống, nếu nhà trường áp dụng hình thức đề bạt nội bộ (thăng tiến nhân sự) thì nhà trường cần dự kiến các chương trình đào tạo giúp cho giảng viên có được năng lực quản lý. Nếu là vị trí giảng viên trống và nhà trường sử dụng hình thức luân chuyển nội bộ (chuyển giảng viên từ giảng dạy chuyên môn này sang chuyên môn khác) thì cần căn cứ vào trình độ, chuyên ngành cũ…của giảng viên đó để thực hiện đào tạo.
- Phân tích tác nghiệp
Ở đây, phân tích tác nghiệp sẽ chú trọng xác định xem giảng viên cần làm gì để thực hiện tốt việc giảng dạy. Loại phân tích này thường được sử
dụng để xác định nhu cầu đào tạo người mới hoặc các công việc mới được thực hiện lần đầu.
- Phân tích nhân viên
Việc phân tích này sẽ chú trọng đến các năng lực và đặc tính cá nhân của giảng viên, được sử dụng để xác định ai là người cần thiết được đào tạo và những kiến thức, kỹ năng, quan điểm nào cần thiết được lĩnh hội hay chú trọng trong quá trình đào tạo. Phân tích nhân viên đòi hỏi phải đánh giá đúng khả năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên.
* Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển
Theo tác giả, việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển cần được thực hiện trên cơ sở phân tích nhu cầu đào tạo, phân tích công việc của giảng viên hoặc thong qua mẫu phiếu xác định nhu cầu đào tạo và phát triển. Ngoài ra, cán bộ phòng Tổ chức Hành chính cũng cần tận dụng những văn bản thu được từ những bước trên như kế hoạch phát triển cá nhân, quy hoạch cán bộ kế cận để xác định nhu cầu này.
4.3.8. Giải pháp: Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập
* Đầu tư xây dựng phòng học theo hướng hiện đại, đạt chuẩn:
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu nhằm đảm bảo và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở mỗi nhà trường. Muốn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HSSV, đặc biệt muốn nâng cao chất lượng đội ngũ GV thì phải tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường theo chủ trương kiên cố trường lớp, xây dựng trường lớp theo hướng hiện đại, tiến tới đạt chuẩn theo quy định.
* Đầu tư xây dựng phòng học chuyên ngành, các phòng học đa năng và các điều kiện phục vụ giảng dạy, học tập.
Nhà trường cần nhanh chóng xây dựng đủ các phòng học chuyên ngành trên cơ sở các phòng học đã có hoặc xây dựng mới. Các phòng học chuyên
ngành được hiểu là phòng học được giành riêng cho các chuyên ngành đào tạo của Trường hoặc liên ngành cùng khối. Ví dụ như các phòng máy tính có đủ cơ số máy có chất lượng hiện đại và cấu hình cao có kết nối Internet để phục vụ cho việc đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin cũng như phục vụ cho việc truy cập, khai thác dữ liệu thông tin, các phòng LAB để phục vụ cho việc đào tạo chuyên ngành Ngoại ngữ, các phòng tư liệu thực hành đối với các chuyên ngành đào tạo: Thống kê, Kế toán, QTKD, Tài chính ngân hàng, Kinh tế đầu tư để HSSV ngoài giờ học trên lớp được tiếp cận, nghiên cứu với những kiến thức thực tế, vận dụng vào kiến thức đã được GV trang bị, đảm bảo học đi đôi với hành.
Đầu tư kinh phí thoả đáng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu hàng năm để xây dựng các phòng học đa năng với thiết bị nghe, nhìn hiện đại, trang bị Internet, kết hợp với hệ thống máy chiếu Projecter để nâng cao hiệu quả giờ giảng, kết hợp với việc liên kết đào tạo từ xa, cập nhật kịp thời các phương pháp giảng dạy hiện đại.
Mặt khác, cần có kế hoạch xây dựng các khu sân chơi, bãi tập, khu liên hợp TDTT, hệ thống nhà thi đấu đa năng… đúng tiêu chuẩn giúp GV, HSSV có những giây phút thoải mái sau những giờ học căng thẳng, góp phần tạo cho GV và HSSV đạt hiệu quả cao hơn trong việc giảng dạy và học tập cũng như phục vụ các hoạt động chung khác của nhà trường.
* Xây dựng trung tâm tư liệu thư viện đạt chuẩn, hướng tới xây dựng thư viện điện tử.
Vơí nhiệm vụ là xây dựng và quản lý các loại hình tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí, tài liệu nghiên cứu, tham khảo, các tạp chí khoa học có tính chất nghiệp vụ nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường. Vì vậy để trung tâm tư liệu thư viện được xây dựng và quản lý có hiệu quả, nhà trường cần có các biện pháp quản lý hữu hiệu đi đôi với việc nâng cao nhận thức cho GV và HSSV về vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của hoạt động thư viện trường học trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, đào tạo cũng như việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV, chỉ đạo cán bộ làm công tác thư viện làm tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ, lắng nghe ý kiến đóng góp của GV, HSSV trong việc phục vụ, xây dựng phòng đọc đúng quy cách, đầu tư các trang thiết bị cần thiết đạt chuẩn, hướng tới xây dựng thư viện điện tử, tạo điều kiện cho cán bộ thư viện được đi tập huấn, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn nhu cầu của GV và HSSV nhà trường.