5. Bố cục luận văn
3.3. Thực trạng đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao
- Một, công tác chuẩn bị trước khi lên lớp (soạn giáo trình, giáo án) và thực hiện kế hoạch dạy học trên lớp cũng như kiểm tra, đánh giá SV được thực hiện tương đối tốt, đa số ĐNGV có ý thức rèn luyện và tích cực học tập, bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp, chuyên môn để hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường.
- Hai, nhà trường chú trọng công tác đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo. Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
- Ba, ĐNGV nhà trường còn hạn chế trong NCKH, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng ngoại ngữ và tin học trong công tác.
- Bốn, việc tổ chức, hướng dẫn HS, SV thực tập đạt chất lượng chưa cao, nguyên nhân do số lượng GV thiếu nhiều, đặc biệt là cơ cấu GV chuyên môn, cho nên công tác tổ chức, hướng dẫn SV thực tập tại các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
3.3. Thực trạng đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Thống kê đẳng Thống kê
3.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Hiện nay, việc xác định nhu cầu đào tạo đội ngũ giảng viên hầu như không được thực hiện. Trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là về vấn đề chuyên môn thì nhu cầu đào tạo thường do chính các giảng viên tự xác định.Sau khi đăng ký và được chấp nhận tham gia các khóa đào tạo, các giảng viên sẽ báo cáo thủ trưởng đơn vị, thủ trưởng đồng ý và báo cáo trường, trường xem xét và phê duyệt việc cho đi học. Các khoá đào tạo chủ yếu do giảng viên tự tìm, chỉ có một số ít là học bổng được cấp cho trường, khi đó trường sẽ báo về các đơn vị để các giảng viên đăng ký và dự tuyển.
Ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn, trường còn mở các lớp nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng tiếng Anh và tin học cho đội ngũ giảng viên. Đối với các
lớp nghiệp vụ sư phạm và tin học, do tất cả giảng viên trong trường đã được đào tạo trước đó (đã có chứng chỉ) nên hàng năm, trường chỉ mở lớp cho những cán bộ mới được tuyển. Còn lớp Tiếng Anh tuy được phân loại cho những đối tượng khác nhau nhưng trường không tiến hành xác định nhu cầu mà thường phân bổ chỉ tiêu về từng đơn vị, sau đó cho các giảng viên đăng ký. Như vậy, việc tổ chức các lớp này cũng không được tiến hành trên cơ sở xác định và phân tích nhu cầu mà được tổ chức định kỳ hàng năm, mang tính thông lệ.
Ngoài ra, trước đây nhà trường có yêu cầu các đơn vị báo cáo hàng năm về việc quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ kế cận. Tuy nhiên, việc này chỉ được thực hiện đến năm 2007 thì dừng vì dù có báo cáo nhưng sau khi lên trường thì không được xử lý nên cũng chưa mang lại lợi ích gì. Mặt khác, yêu cầu của trường trong việc làm báo cáo này cũng chủ yếu xoay quanh người kế cận đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chưa phản ánh hết các mặt trong việc xác định nhu cầu phát triển của một trường Cao đẳng, đặc biệt là vấn đề phát triển nghề nghiệp cho giảng viên. Tuy nhà trường có yêu cầu cán bộ lập kế hoạch công tác hàng năm, trong đó có mục liên quan đến kế hoạch đào tạo, phấn đấu cá nhân nhưng kế hoạch này cũng không ai kiểm tra hay có sự trợ giúp nào.