5. Bố cục luận văn
4.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ
Quy hoạch là một khâu cơ bản của quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong bất kỳ một tổ chức nào. Quy hoạch không chỉ là định hướng, là con đường đi mà còn là cơ sở, là điều kiện cho sự phát triển đúng hướng, ổn định và vững chắc trong một thời gian dài.
Mục tiêu:
Đảm bảo cho công tác giáo viên đi vào nề nếp, hiệu quả, có tầm nhìn xa, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.
Giúp nhà trường có những bước đi hợp lý để có một ĐNGV đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ, phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng. Đồng thời tạo được thế chủ động cho nhà trường trong quá trình phát triển.
Nội dung:
- Phân tích đặc điểm cơ bản hiện trạng ĐNGV: Trình độ, cơ cấu giới tính, cơ cấu các ngành và môn học, cơ cấu nhiệm vụ theo trình độ, các tiêu chuẩn và sự tuân thủ của GV, độ tuổi, luân chuyển, biên chế, hợp đồng.. dựa trên cơ sở của quản lý giáo dục (tỷ lệ SV/GV, tỷ lệ học hàm, học vị, tỷ lệ GV/tổng số cán bộ…) và pháp lệnh cán bộ công chức.
- Xác định rõ ràng cơ cấu tổ chức và sự phân chia trách nhiệm của nhà trường trong QL và phát triển ĐNGV. Phân cấp quản lý thẩm quyền ra các quyết định liên quan đến ĐNGV: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, chế độ, lợi ích…
- Phân tích các điều kiện làm việc trong trường của GV như quy mô lớp, phương tiện giảng dạy, nhân viên phục vụ, phòng thực hành, thư viện, điều kiện thực tập, sinh hoạt khoa học, khả năng tài chính cho hoạt động chuyên môn…
- Phân tích các yếu tố tác động đến QL phát triển ĐNGV: Nhu cầu xã hội, sự phát triển của các môn học và chương trình, chính sách nhà nước về giáo dục và y tế, chính sách ưu tiên cho vùng khó khăn, sức ép tài chính hạn hẹp …
- Dự kiến các biện pháp cùng các nguồn lực để thực hiện.
Cách thực hiện:
♦ Quy hoạch phát triển ĐNGV đảm bảo về số lượng và cơ cấu cần thực hiện theo các bước sau:
- Xây dựng quy hoạch phát triển số lượng GV trung và dài hạn cần dựa vào tầm nhìn, chiến lược phát triển của nhà trường, chiều hướng phát triển của ĐNGV (thâm niên công tác, độ tuổi nghỉ hưu), đồng thời thực hiện dự
báo quy mô đào tạo dựa vào phân tích sự phát triển KT-XH của địa phương, khảo sát và dự báo nhu cầu nhân lực của địa phương…
- Thực hiện quy hoạch ĐNGV theo từng năm cần phải: + Xác định nhu cầu đào tạo theo từng năm học
+ Phân tích thực trạng số lượng và cơ cấu ĐNGV hiện có để chỉ ra: Số lượng GV phải có theo năm học, số lượng GV cần tuyển theo trình độ đào tạo và đặc biệt chú ý tới cơ cấu chuyên môn, cần ưu tiên để tuyển được GV có trình độ chuyên môn cao theo hướng chuyên sâu.
+ Phân tích các điều kiện để thực hiện tuyển GV: Chỉ tiêu biên chế được giao, số hợp đồng lao động, quỹ lương, dự kiến nguồn tuyển và tỷ lệ hao hụt ĐNGV (chuyển công tác, nghỉ hưu…)
+ Thực hiện tuyển dụng và có kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng. Trước mắt cần áp dụng biện pháp tăng tương đối GV cơ hữu của nhà trường bằng cách phân công, sử dụng GV cơ hữu hợp lý hơn, chú ý đến năng lực kết hợp với nguyện vọng cá nhân của GV để phát huy hết khả năng và hiệu xuất của mỗi GV. Thực hiện tuyển dụng GV đủ tiêu chuẩn, yêu cầu và bố trí vị trí làm việc phù hợp.
Về lâu dài, để phát triển ĐNGV ổn định, cần tăng tuyệt đối về số lượng GV đảm bảo theo tỷ lệ quy chuẩn SV/GV, vừa đảm bảo chất lượng và phù hợp về cơ cấu thì có thể chú ý nguồn tuyển GV chuyên môn là SV giỏi của trường, giữ lại và bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ để bổ xung vào ngạch GV.
♦ Quy hoạch phát triển ĐNGV về chất lượng cần thực hiện theo các bước sau:
- Tiến hành cụ thể hóa các qui định của ngành GD&ĐT và ngành Thống kê về trình độ đào tạo, cơ cấu chuyên môn, ngạch GV, tỷ lệ học hàm, học vị, chế độ làm việc của GV, quy đổi các hoạt động thành giờ chuẩn … cho phù hợp với điều kiện của nhà trường.
- Xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể về phẩm chất, trình độ và năng lực cho ĐNGV nhà trường.
- Ban hành quy định về chức trách, nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng GV: GV giảng dạy lý thuyết, GV hướng dẫn thực hành, GV thỉnh giảng.
- Xây dựng kế hoạch đánh giá chất lượng ĐNGV theo bộ tiêu chuẩn một cách thường xuyên ở cấp Bộ môn, Khoa và định kỳ ở cấp trường.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV về trình độ, năng lực chuyên môn. Cần có sự phân loại để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời. - Yêu cầu mỗi GV phải có kế hoạch bồi dưỡng và đồng thời khuyến khích GV tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và các kiến thức bổ trợ khác.
Điều kiện thực hiện:
- Quy hoạch phát triển tổng thể nhà trường được xây dựng có tầm nhìn dài hạn.
- Công tác quy hoạch phát triển ĐNGV phải được coi là nhiệm vụ có tính chất chiến lược và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường (mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, cơ cấu ngành đào tạo, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, nhu cầu xã hội…) trong từng giai đoạn cụ thể.
- Sự phối hợp đồng bộ của các Khoa, Phòng và Bộ môn và tham gia đóng góp ý kiến của GV.
- Các chế độ chính sách của nhà nước, của Tổng cục Thống kê về GD&ĐT.