Đối với Tổng cục Thống kê Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng thống kê (Trang 121 - 128)

5. Bố cục luận văn

4.4.1. Đối với Tổng cục Thống kê Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về quản lý và phát triển nguồn nhân lực của ngành. Có các chính sách cụ thể về phát triển nhân lực thống kê, đặc biệt là chế độ đãi ngộ, thu hút nhân lực.

- Tăng cường sự phân cấp quản lý cho các trường chuyên nghiệp để các trường tích cực, chủ động phát huy quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của mình trong công tác nhân sự, tài chính…

KẾT LUẬN

Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tốc độ phát triển kinh tế, bảo đảm sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, vừa là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển toàn diện con người của Đảng và Nhà nước ta. Việc phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Thống kê cho thấy công tác đà tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường đã đạt được các điểm mạnh sau:

Nhà trường đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với các đơn vị trực thuộc như phòng, khoa, bộ môn, làm cho các hoạt động luôn nhịp nhàng mang lại hiệu quả; Công tác xác định quy hoạch đội ngũ giảng viên tầm nhìn đến năm 2020 đã được đánh giá khá tốt, tương đối phù hợp; Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên được tăng cường; Việc cử đội ngũ giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh được quan tâm đầu tư. Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trong những năm qua được phát triển, có nhiều đổi mới, đa dạng, linh hoạt và đã đạt được hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên, công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường nhìn chung vẫn còn có những tồn tại nhất định, do nhiều yếu tố cả về khách quan và chủ quan, có những nguyên nhân xuất phát từ bản thân hạn chế của nhà trường như đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa nhiều kinh nghiệm, giảng viên có trình độ tiến sỹ chưa đủ; chức danh GS, PGS không có..., ngoài ra còn có những nguyên nhân xuất phát từ bản thân giảng viên và từ phía cơ quan quản lý nhà nước.

Để phát triển đội ngũ giảng viên tầm nhìn đến năm 2020, nhà trường cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau. Đó là:

Một, Nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên đối với sự phát triển nhà trường.

Hai, Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên. Ba, Tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Bốn, Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy trình tuyển dụng giảng viên Năm, Tổ chức phong phú các hoạt động sự nghiệp tạo động lực cho đội ngũ giảng viên tham gia.

Sáu, Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá xếp loại GV. Bẩy, Cải tiến quy trình xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo - phát triển Tám, Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.

Các giải pháp đã được khảo nghiệm qua các CBQL và GV nhà trường tin tưởng, đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

Các giải pháp trên có mối quan hệ biện chứng, có tính hỗ trợ và thúc đẩy nhau. Cho nên để công tác phát triển ĐNGV đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường cần thực hiện đồng bộ 7 giải pháp trên, có tính đến mức độ ưu tiên tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường trong từng giai đoạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban Bí thư TW Đảng (2004), Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 về việc

xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

2. Chính phủ (2001), Quyết định số 201/2001/QĐ-Ttg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001-2010”.

3. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

4. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lựcgiáo dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Quản lý nguồn nhân lực xã hội, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Phạm Thành Nghị & Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 8. Bùi Văn Quân (2006), Chính sách khoa học chiến lược giáo dục, Đại học

Sư phạm Hà Nội.

9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Pháp lệnh cán bộ công chức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Phạm Văn Thuần (2009), Quản lý đội ngũ giảng viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội, Luận án tiến sĩ QLGD, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Trường Cao đẳng Thống kê, (2009), Đề án thành lập Trường Đại học Thống kê trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Thống kê.

13. Trường Cao đẳng Thống kê, (2009), Quy định về việc tuyển dụng giáo viên, giảng viên.

14. Nguyễn Như Ý (2009), Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục. 15. Từ điển triết học, bản dịch ra tiếng Việt, NXB Sự thật (1986)

16. Nguyễn Quang Uẩn (2006), Quản lý nhân sự, Đại học Sư phạm Hà Nội

Tiếng Anh

17. David C.Korten (1993), Bước vào thế kỷ XXI, Hành động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

PHỤ LỤC 01

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CĐ THỐNG KÊ

Để giúp chúng tôi nhận biết được thực trạng đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Thống kê, xin Anh (Chị) vui lòng đánh dấu (X) vào mức độ mà Anh (Chị) cho là phù hợp ở bảng dưới đây:

I.Phần I.Thông tin chung

1.Họ tên: ... 2.Vị trí làm việc:...

II.Đánh giá của anh (chị) về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Thống kê

STT Các biểu hiện về năng lực chuyên môn Mức độ đạt được

Tốt Khá TB Yếu

1 Soạn giáo trình, giáo án đảm bảo nội dung 2 Tổ chức hiệu quả kế hoạch dạy học trên lớp

3

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng và trang thiết bị hiện đại vào giảng dạy

4 Tổ chức, hướng dẫn HS, SV thực tập có chất lượng

5 Tham gia hoạt động NCKH có hiệu quả

6

Tự phát triển cá nhân để đáp ứng yêu cầu (rèn luyện phẩm chất đạo đức, tự học tập, tự bồi dưỡng)

7 Sử dụng được ngoại ngữ giao tiếp và chuyên ngành trong công tác và NCKH

8 Ứng dụng tin học trong giảng dạy, giáo dục và NCKH

STT Các biểu hiện về năng lực chuyên môn Mức độ đạt được

Tốt Khá TB Yếu

9 Thực hiện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, tập thể có hiệu quả

10

Khuyến khích SV phát huy tính chủ động, sáng tạo và hỗ trợ tích cực để SV phát triển toàn diện

11 Thực hiện có chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV

12 Tham gia có hiệu quả công tác đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo

13 Tham gia hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.

III.Đánh giá của anh (chị) về thực trạng đào tạo đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Thống ke Tiêu chí Tiêu chí cụ thể Mức độ Rất Hợp Hợp Không hợp lý 1. Quy hoạch phát triển ĐNGV

- Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của trường - Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV có tính khả thi 2. Tuyển dụng, sử dụng ĐNGV - Quy trình tuyển dụng - Chất lượng ĐNGV tuyển dụng

- Sử dụng ĐNGV cơ hữu và kiêm nhiệm - Sử dụng ĐNGV thỉnh giảng

3. Đánh giá ĐNGV

- Xây dựng tiêu chí đánh giá GV

- Sử dụng nguồn thông tin đánh giá GV - Nội dung và cách thức đánh giá

- Đánh giá gắn với đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, sàng lọc

4. Đào tạo, bồi

dưỡng

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng - Đ.tạo dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn - Bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao năng lực chuyên môn (nghiệp vụ SP, TH, NN, lý luận chính trị, QL giáo dục..)

- Bồi dưỡng phương pháp NCKH 5. Thực

hiện chính sách đãi

ngộ ĐNGV

- Chính sách thi đua, khen thưởng với ĐNGV - Chế độ lương tăng thêm so với lao động của người GV

- Chính sách đãi ngộ khác (khuyến khích học tập, chính sách thu hút….)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng thống kê (Trang 121 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)