Triển khai chương trình kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng thống kê (Trang 74)

5. Bố cục luận văn

3.3.3. Triển khai chương trình kế hoạch đào tạo

Để đánh giá công tác đào tạo của trường Cao đẳng thống kê ta nghiên cứu bảng sau:

Bảng 3.15. Ý kiến đánh giá về công tác ĐT, BD ĐNGV(n=87)

STT Tiêu chí Mức độ Rất Hợp lý Hợp lý Không hợp Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ %

1 Xây dựng kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng 28 32 43 50 16 18

2 Đào tạo dài hạn để nâng

cao trình độ chuyên môn 51 59 29 33 7 8 3 Bồi dưỡng ngắn hạn nâng

cao năng lực chuyên môn

(nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị, quản lý giáo dục..)

37 43 36 41 14 16

4 Bồi dưỡng phương pháp

NCKH 7 8 35 40 45 52

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- Bồi dưỡng về lý luận chính trị: Đảng bộ trường Cao đẳng Thống kê chú trọng công tác xây dựng và phát triển Đảng, quan tâm bồi dưỡng phát triển Đảng viên mới, nhất là ĐNGV trẻ. Tăng cường giáo dục, phổ biến chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển ĐNGV nói riêng và phát triển giáo dục ĐH, CĐ nói chung, tổ chức thực hiện “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “hai không” của Bộ GD&ĐT….qua đó không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho ĐNGV.

- Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước và quản lý giáo dục: Cho đến nay, 80% Trưởng khoa, Trưởng bộ môn đã được bồi dưỡng kiến thức về QL nhà nước, một số đồng chí được bồi dưỡng về kiến thức QL giáo dục. Cho nên trong công tác QL chuyên môn cũng như QL ĐNGV còn có nhiều hạn chế, chủ yếu làm theo kinh nghiệm từ người đi trước.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và phương pháp dạy học tích cực: Các GV mới đều được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Nhà trường tạo điều kiện cho GV đi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, cử GV tham gia hội thi GV dạy giỏi khối các trường chuyên nghiệp trong tỉnh. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích cực chưa được thường xuyên và chưa được xây dựng trong kế hoạch năm học.

- Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ: Nhà trường khuyến khích GV tự học tập, bồi dưỡng ngoại ngữ và sử dụng được tin học trong giảng dạy, song chưa tổ chức các hoạt động cụ thể nào, cho nên năng lực sử dụng tin học và ngoại ngữ cho ĐNGV còn nhiều hạn chế.

- Bồi dưỡng phương pháp NCKH: Trong những năm qua, công tác NCKH chưa được nhà trường đánh giá đúng mức, thể hiện đó là chưa xây dựng, triển khai kế hoạch NCKH cũng như bồi dưỡng năng lực NCKH cho ĐNGV, chưa gắn nhiệm vụ của người GV với công tác NCKH, do đó chưa thúc đẩy được ĐNGV tham gia NCKH. Trong 3 năm qua, trung bình mỗi năm mới chỉ có từ 05 – 07 đề tài NCKH cấp trường, từ 01 - 02 đề tài NCKH cấp bộ. Công tác nghiệm thu đề tài còn mang tính đối phó.

Qua Bảng 3.15: Ý kiến đánh giá về công tác ĐT, BD ĐNGV, ta nhận thấy Trường Cao đẳng Thống kê rất chú trọng công tác đào tạo chuyên môn cho ĐNGV, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Nhà trường cử GV đi đào tạo bằng nhiều hình thức như đào tạo chính quy tập trung và không tập trung. Đồng thời đã quan tâm bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ cho ĐNGV, tuy nhiên nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện và đồng đều, do đó cũng phù hợp với kết

quả đánh giá năng lực của ĐNGV còn hạn chế ở lĩnh vực NCKH, sử dụng ngoại ngữ, đổi mới phương pháp dạy học… Do đó, nhà trường cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng toàn diện cho ĐNGV và đẩy mạnh hoạt động NCKH, để phát huy hết tiềm năng trong mỗi người GV.

3.3.4. Hoạt động đánh giá kết quả đào tạo

3.3.4.1.Đánh giá đội ngũ giảng viên

Đánh giá ĐNGV được thực hiện trên cơ sở kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của người GV ở cấp bộ môn, khoa và cấp trường.

Kết quả đánh giá chỉ ra rằng có 40% cho rằng xây dựng các tiêu chí ĐGGV là không hợp lý, đồng thời 35% số phiếu trả lời đánh giá không hợp lý trong sử dụng nguồn thông tin đánh giá GV. Chỉ có 18% số người được hỏi đánh giá nội dung và cách thức đánh giá GV rất hợp lý, 18% số phiếu trả lời rằng việc đánh giá gắn với đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và sàng lọc GV là rất hợp lý.

Bảng 3.16. Ý kiến về công tác đánh gía ĐNGV(n=87)

STT Tiêu chí Mức độ Rất Hợp lý Hợp lý Không hợp Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng tiêu chí đánh giá

GV 12 14 40 46 35 40

2 Sử dụng nguồn thông tin đánh giá GV 15 17 42 48 30 35 3 Nội dung và cách thức đánh

giá 18 21 45 52 24 27

4

Đánh giá gắn với đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và sàng lọc GV

16 18 41 47 30 35

Nguyên nhân:

- Công tác kiểm tra chưa thực hiện thường xuyên và chưa xây dựng các tiêu chí để đánh giá theo từng mức độ cụ thể. Nội dung và cách thức kiểm tra chưa bao quát được hết hoạt động của người GV, mới chỉ chú trọng kiểm tra ở việc chuẩn bị giáo trình, kế hoạch bài giảng và thực hiện nội quy thi, còn công tác dự giờ, bình giảng ít được thực hiện ở cả cấp bộ môn, khoa cũng như cấp trường. Do đó công tác kiểm tra chưa thúc đẩy sự tiến bộ công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy cho ĐNGV.

- Các cấp quản lý và GV chưa nhận thức đúng, đủ và xác định được tầm quan trọng của đánh giá trong quản lý cán bộ, GV. Cho nên đánh giá ĐNGV còn mang tính hình thức, nặng về cảm tính, đồng thời cán bộ, GV còn e ngại, dè dặt và nể nang khi thực hiện đánh giá.

- Nguồn thông tin đánh giá GV từ góc độ đồng nghiệp còn hạn chế và chưa triển khai kênh đánh giá GV bằng SV. Trường chưa có quy định về chức trách, nhiệm vụ cụ thể của từng đối tượng GV, do vậy việc kiểm tra, đánh giá chưa tạo được sức ép tự đào tạo, bồi dưỡng đối với GV, không có cơ sở để sàng lọc ĐNGV.

Việc đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá ĐNGV là cần thiết, đánh giá phải mang tính chất thúc đẩy ĐNGV phát triển để từng bước nâng cao chất lượng ĐNGV.

3.3.4.2. Đánh giá công tác bố trí, sử dụng giảng viên sau đào tạo

Bảng 3.17. Ý kiến đánh giá về công tác sử dụng ĐNGV (n=87)

STT Tiêu chí Mức độ Rất Hợp lý Hợp lý Không hợp Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Quy trình tuyển dụng 60 69 27 31 0 0 2 Chất lượng ĐNGV tuyển dụng 26 30 47 54 14 16 3 Sử dụng ĐNGV cơ

hữu và kiêm nhiệm 57 66 20 23 10 11

Thực hiện theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý Cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp, đồng thời được Tổng cục Thống kê phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBCC, hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được Tổng cục Thống kê phê duyệt và nhu cầu của nhà trường, nhà trường tổ chức tuyển dụng GV theo hình thức thi tuyển. Quy trình tuyển dụng GV được nhà trường thực hiện đầy đủ các bước: thông báo rộng rãi nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ, thành lập hội đồng và tổ chức thi tuyển theo quy định của Trường, phân công vị trí công tác (có thời gian tập sự và có người hướng dẫn) và có đánh giá hiệu xuất làm việc của GV mới tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng được 69% đánh giá là rất hợp lý và 31 % hợp lý một phần. Nhưng trong mấy năm gần đây, chất lượng ĐNGV tuyển dụng chưa cao (16% cho rằng không hợp lý), chỉ tuyển dụng được GV có trình độ t ĐH. Đây cũng là một khó khăn của nhà trường trong công tác tuyển dụng GV trong bối cảnh nhân lực của Ngành Thống kê còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao.

Sử dụng ĐNGV cơ hữu và kiêm nhiệm

Theo kết quả khảo sát, thì có tới 89% cán bộ, GV cho rằng nhà trường sử dụng ĐNGV hợp lý và linh hoạt. Điều đó thể hiện trong điều kiện nhà trường còn thiếu GV và rất nhiều GV đi học tập dài hạn để nâng cao trình độ, song quy mô đào tạo vẫn được tăng lên và chất lượng đào tạo vẫn đảm bảo.

Tuy nhiên, do số lượng GV còn thiếu nên chưa phân công giảng dạy được theo hướng chuyên sâu, chuyên biệt hóa và phân công công việc nhiều khi còn chồng chéo và chưa có sự đồng bộ, có nhiều GV giờ giảng quá nhiều, đồng thời kiêm nhiệm nhiều công tác khác như Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, trong khi đó có những GV chưa đủ giờ tiêu chuẩn nhưng không tham

gia phụ trách công tác đoàn thể nào. Những giảng viên này phải giao thêm công tác viết bài giảng mới, nghiên cứu khoa học, làm các công tác hành chính ở Khoa, bộ môn thì mới đủ nghĩa vụ.

3.3.4.3. Về chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Thống kê

Bảng 3.18. Ý kiến đánh giá về chính sách đãi ngộ ĐNGV(n=87)

STT Tiêu chí Mức độ Rất Hợp lý Hợp lý Không hợp Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ %

1 Chính sách thi đua, khen

thưởng với ĐNGV 28 32,18 42 48,28 17 19,54

2 Chế độ lương tăng thêm so

với lao động của người GV 24 27,58 26 29,89 37 42,53

3 Chính sách đãi ngộ khác (khuyến khích học tập, chính sách thu hút) 22 25,29 32 36,78 33 37,93 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 3.19. Tình hình chính sách đãi ngộ đội ngũ giảng viên

ĐVT : 1000 đ

STT Nội dung chi Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh(%) 2016/ 2015 2017/ 2016

1 Phụ cấp ưu đãi giáo

viên 960.780 970.560 980.250 101 101

2 Tiền vượt giờ giảng

của giảng viên 545.340 525.470 510.560 96 97 3 Tiền 15% khối quản

lý, phục vụ 280.750 285.000 290.450 101 101 4 Tiền thu nhập tăng

thêm 220.650 235.480 240.350 106 102 5 Nghỉ mát 295.000 297.500 295.000 101 99 6 Khám sức khoẻ CBVC 59.000 59.500 59.000 100 99 7 Tiền ngày lễ, Tết 736.000 780.000 792.560 105 101 Tổng số 3.097.520 3.153.510 3.168.170 101 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của nhà trường)

Theo kết quả đánh giá tình hình thực hiện chính sách đãi ngộ cán bộ giảng viên, nhận thấy:

- Trường luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đảm bảo quyền lợi của ĐNGV như: chế độ lương và phụ cấp, nâng lương, định mức giờ giảng, thanh toán vượt giờ….

- Chăm lo đời sống tinh thần cho ĐNGV, hàng năm tổ chức cho cán bộ, GV thăm quan, du lịch trong và ngoài nước, giao lưu với các trường bạn. Tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh người GV trong sự nghiệp giáo dục đào tạo. Thực hiện bình xét thi đua, khen thưởng công khai và dân chủ. Hàng năm có nhiều cán bộ, GV được tặng bằng khen của các cấp.

Công tác chăm lo và bảo vệ sức khoẻ cán bộ, giáo viên hàng năm được chính quyền và công đoàn, cùng các phòng chức năng của nhà trường thực hiện tốt. Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ và thường xuyên cho cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên nhà trường, trong năm vừa qua, nhà trường đã chi 59.000.000 đồng để khám sức khoẻ cho CBĐV (siêu âm, xét nghiệm máu, chuyên khoa nữ...).

Bên cạnh các thu nhập từ kinh phí nhà trường, trong năm học vừa qua, Công đoàn cũng trích từ nguồn kinh phí công đoàn thực hiện tốt chế độ thăm hỏi ốm đau, quà mừng đám cưới CBVC và con CBVC kịp thời, đúng chế độ với số tiền cụ thể như sau:

- Chi hỗ trợ tham quan, nghỉ mát hè 2017 là 295.000.000 đ, bình quân 2.500.000đồng/1CBGV.

- Quan tâm cải thiện đời sống vật chất cho ĐNGV. Thực hiện theo tinh thần của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, nhà trường tích cực, chủ động “tự mình tạo động lực cho mình”, thực hiện tăng quy mô đào tạo và đa dạng hóa các hình thức đào tạo vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội vừa tạo thêm việc làm có thu nhập cho cán bộ, GV. Đồng thời tận dụng mọi nguồn thu để tăng thu và tiết kiệm chi.

- Nhà trường thực hiện và ban hành nhiều chính sách đãi ngộ cho ĐNGV như thanh toán giờ vượt định mức cho ĐNGV tính theo trình độ chuyên môn, thâm niên giảng dạy kết hợp với hệ số lương. Điều đó đã khuyến khích ĐNGV học tập nâng cao trình độ và mặt khác nó công nhận sự đóng góp của GV có trình độ cao vào sự phát triển của nhà trường. Thực hiện tốt chế độ ưu đãi GV học tập nâng cao trình độ như hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại, tài liệu và hàng tháng vẫn được hưởng lương tăng thêm. Bên cạnh đó, nhà trường cũng rất quan tâm, khuyến khích cán bộ, GV học SĐH như sau khi học xong Tiến sỹ được hỗ trợ 50 triệu đồng….

Vì thế, để cho ĐNGV nhà trường ổn định và phát triển cả về số lượng và chất lượng thì cần thiết phải có các chính sách đãi ngộ hợp lý cả về tinh thần, vật chất cũng như xây dựng được môi trường để cho ĐNGV phát huy được hết năng lực, tâm huyết của họ cho sự phát triển của nhà trường.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng thống kê Trường Cao đẳng thống kê

3.4.1. Các yếu tố chủ quan

3.4.1.1. Các yếu tố thuộc về giảng viên

Giảng viên là người trực tiếp thực hiện việc giảng dạy, hơn ai hết họ hiểu về điểm mạnh, điểm yếu trong chuyên môn, những lỗ hổng về trình độ cần khắc phục của bản thân. Khi người giảng viên biết cách cân nhắc, đối chiếu các nhu cầu và kết quả công việc của mình với mục tiêu của nhà trường thì khi đó người giảng viên sẽ thấy được khoảng cách giữa trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ hiện có với điều mong muốn và tìm ra con đường tối ưu để khắc phục. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển thuộc về bản thân giảng viên.

- Ý thức gắn bó với nhà trường, lòng nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, có động cơ thực sự muốn phát triển năng lực bản thân.

- Trình độ, năng lực của giảng viên bị hạn chế không theo kịp được với xu hướng ngày càng phát triển trong GD&ĐT.

- Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn buộc giảng viên phải làm việc quá nhiều để chăm lo cho gia đình, không có đủ kinh phí và thời gian dành cho việc học tập để nâng cao trình độ.

3.3.1.2. Các yếu tố thuộc về nhà trường a. Chính sách tuyển dụng

Trong quá trình tuyển dụng cán bộ, Trường Cao đẳng thống kê đã thực hiện theo đúng văn bản hướng dẫn của Tổng cục thống kê và Bộ giáo dục và Đào tạo về thi tuyển viên chức hàng năm do trường tổ chức.

Nhà trường đã ban hành quy trình tuyển dụng cán bộ hợp đồng lao động, hợp đồng tạo nguồn cán bộ giảng dạy của Trường Cao đẳng thống kê.

Hàng năm, Nhà trường đều tổ chức thi tuyến cán bộ giảng dạy, số lượng cán bộ viên chức.Trong giai đoạn 2014-2016 đã tuyển được 10 người.

b. Chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhịp độ thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt - đó là thời đại bùng nổ công nghệ, bùng nổ thông tin. Những “bùng nổ” này đã tác động mạnh đến dây chuyền sản xuất, đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong tổ chức. Chính sự bùng nổ này mà các cấp lãnh đạo cần phải trang bị cho mọi người kiến thức và kỹ năng mới để theo kịp với sự thay đổi. Nhu cầu đào tạo và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng thống kê (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)