7. Cấu trúc luận văn
1.1.3. Gia đình trong tâm thức người Việt
Mỗi con người, từ hoàn cảnh và điều kiê ̣n chủ quan và khách quan của mình có thể có những quan niê ̣m, cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp cuộc sống. Trong cuộc sống, có nhiều giá trị tinh thần tốt đẹp làm nên những “bức tranh” đe ̣p phong phú đa da ̣ng của đời sống trong xã hô ̣i loài người, trong đó gia đình là một trong những “bức tranh tuyệt vời” nhất. Trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam, gia đình tố t đe ̣p chính là nơi gieo mầm, nuôi dưỡng, hội tụ những giá trị tinh thần cao quý của mọi tình yêu thương (tình mẫu tử, tình cha con, tình vợ chồng, tình anh em, lòng vi ̣ tha, đức hi sinh…). Gia đình cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắc của mỗi người: là niềm an ủi, động viên, nơi sum họp, chở che, là thế giới ấm áp, bình yên, hạnh phúc - nơi con người quay về sau những khó khăn, mệt mỏi thậm chí lầm lạc trên đường đời. Mỗi cá nhân tốt đe ̣p, mỗi gia đình tràn ngâ ̣p tình yêu và ha ̣nh phúc là cơ sở quan tro ̣ng để xã hô ̣i tốt đe ̣p.
Có thể thấy chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái là chức năng hết sức quan trọng của gia đình mà không một tổ chức xã hội nào thay thế được. Con
người là tổng hòa các mối quan hệ, trong đó con người bắt đầu từ quan hệ gia đình ruột thịt thiêng liêng mà mở rộng ra họ hàng, làng xóm và các mối quan hệ ngoài xã hội. Vì vậy có thể khẳng định trong tư tưởng người Việt, gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc và sự cân bằng, sự hài hòa cho đời sống cá nhân.
Ở Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến đến nay, văn hóa gia đình có nhiều biến thiên. Có những thứ gốc rễ, nền tảng bất biến, nhưng cũng có những thay đổi, nhiều khi cảm thấy choáng váng, hụt hẫng, chới với. Nhìn một cách tổng quát ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, các triều đại - các vương quyền mạnh yếu có lúc khác nhau nhưng đều rất quan tâm đến giáo dục gia đình, văn hóa gia đình. Nước có quốc pháp, nhà có gia phong. Răn dạy và hình phạt đều được áp dụng, thực hành để rèn luyện, giáo dục nhằm có được con cái, cháu chắt ngoan hiền (với nhiều phẩm chất của những người dân lương thiện, tóm lại, đó là những người tận hiếu - tận trung).
Ba yếu tố “gia” - “quốc” - “thiên hạ” có mối quan hệ gắn bó với nhau. Cho nên con người muốn hữu hình hóa để làm chủ, để cống hiến và đóng góp cho gia đình, cho quốc gia - xã hội cũng phải có những phẩm chất mà trước hết là những phẩm chất đạo đức, nhân cách từ cội nguồn gốc rễ gia đình. Đấy là một trong những triết lý giáo dục trong xã hội phong kiến được xác lập và ứng dụng rất rõ ràng, bất di bất dịch. Người ta phải bước chân từ nhà bước chân ra, phải có giá trị văn hóa từ trong gia đình và lan tỏa ra ngoài xã hội. Không ai trong xã hội thừa nhận, tôn kính, nể trọng một “phụ mẫu chi dân” mà trong nhà ông lớn ấy lại có cảnh “Nhà kia lỗi phép con khinh bố, mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” (Tú Xương). Cho nên không phải ngẫu nhiên mà văn hóa gia đình thời phong kiến Việt Nam được tôn trọng, đề cao, được tuyên truyền khá sâu rộng và rất bài bản. Trong nhà người ta dạy con trẻ, thế hệ trước răn dạy thế hệ sau giữ lấy nếp nhà, trong dòng tộc thì trưởng tộc phải nắm bắt, cảm hóa, xử lý mọi điều xảy ra, không để dơ dáy, mang tiếng với bàn dân thiên hạ về dòng tộc nhà mình. Nếu được nghiên bút đến trường thì thầy đồ chiểu theo phép tắc của sách vở Thánh
hiền mà giáo hóa đạo làm người theo khuôn khổ mực thước Nho gia…Cứ thế, từ nhà ra xã hội, đạo đức gia đình - văn hóa gia đình luôn được coi trọng để con người “tu tề - trị bình”.
Tuy có mặt hạn chế theo cách đánh giá của thời đại dân chủ nhưng cũng phải thừa nhận: ở nước ta, hàng nghìn năm dưới thời kì phong kiến, văn hóa gia đình là một thế mạnh. Nó được xây dựng một cách rất có ý thức của cộng đồng, trở thành một trong những nội dung của triết lý giáo dục con người. Văn hóa gia đình thời kỳ này thấm sâu trong tâm thức cộng đồng người Việt. Nhiều tác phẩm văn học dân gian, truyện thơ khuyết danh đã đi sâu diễn tả đề tài này với tinh thần tích cực, tạo dựng những nguyên tắc đạo đức và đạo lý về văn hóa gia đình.
Nói như thế để thấy rằng hồi đó chưa có khái niệm “gia đình là tế bào xã hội” nhưng như một mặc định, ông cha ta đã nhận thấy gia đình là gốc rễ, là ngọn nguồn hình thành nên đạo đức, nhân cách làm người, cần phải có những nguyên tắc quy định làm nên gia phong để giữ gìn quốc pháp. Đó là thứ văn hóa gia đình làm nên những kỉ cương phép tắc hàng nghìn năm trong lịch sử dân tộc, có không ít những khiếm khuyết, phiến diện, nghiệt ngã nhưng phần nhiều là những giá trị rất nhân văn mang tính chất sâu rễ bền gốc.
Trong giai đoạn thực dân Pháp đô hộ, về cơ bản giai cấp phong kiến không còn là giai cấp thống trị xã hội. Cơ chế xã hội đã chuyển dần thành nhà nước thực dân nửa phong kiến. Công thức mang tính nguyên tắc “tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ” và “tam tòng tứ đức” đối với phụ nữ không còn chặt chẽ và giàng buộc
như trước. Bởi thế, văn hóa gia đình trong giai đoạn này cũng có những màu sắc mới. Quan hệ một vợ một chồng, sự tương tác giúp đỡ lẫn nhau, trách nhiệm chung đối với con cái, mối quan hệ hai chiều giữa con cái với cha mẹ, ông bà và ngược lại, quan niệm trọng nam khinh nữ, nói rộng ra là vị thế giới tính gái trai cũng như nghĩa vụ và quyền lợi trong gia đình của xã hội…đã có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này tập trung chủ yếu ở các nới thành thị thuộc giai cấp tư sản - tiểu tư sản, ở những gia đình quyền quý hoặc địa chủ giàu có cho con cái ăn học
“Tân thư”. Còn ở làng quê, những nơi xa xôi hẻo lánh hoặc đa số thường dân thì cũng không có nhiều thay đổi lắm. Ở đây vẫn duy trì một thứ văn hóa gia đình cổ xưa mà khi ấy bị xem là lỗi thời cổ hủ. Chính vì thế văn học nghệ thuật giai đoạn này cũng đã có những nội dung rất mới. Đó là tập trung chống lại quan niệm đại gia đình phong kiến. Nhiều cây bút thành công trong việc cổ xúy chống lại lễ giáo phong kiến bảo thủ, lạc hậu và phản động - hiểu theo nghĩa đi ngược lại xu thế phát triển và tính tích cực nhân văn.
Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Lúc này gia đình vừa tồn tại như một thực thể tất yếu, một mặc định vốn dĩ vẫn thế và cần phải thế trong tâm thức của người dân đất Việt. Thêm nữa, những quan điểm tư tưởng, những đánh giá và nội hàm trong định nghĩa về gia đình đã được xác lập, cơi nới bằng những ngôn từ rất đẹp, có phần chuẩn xác hơn: gia đình là tế bào, là hạt nhân của xã hội; cần phải xây dựng văn hóa gia đình làm nòng cốt và làm đẹp văn hóa xã hội…Nhưng có một sự thật sẽ lưu lại mãi như một “điểm đen” trong lịch sử. Vì nhiều lí do, cuộc cải cách ruộng đất đã vô hình chung nã phát đại bác dữ dội, công phá thành trì gia đình. Trong các cuộc đấu tố, truy vấn, truy bức kẻ thù giai cấp, chúng ta đã khiến cho mối quan hệ gia đình - dòng họ bị đảo lộn, tráo trở. Vợ đấu chồng, con tố cha, anh em họ hàng vạch mặt chỉ trán nhau, đạp lên nhau để giành “quả thực”. Một sự đổ vỡ, tang thương, bi hài không hề nhỏ, như cơn “cuồng phong” cuốn trôi và lật đổ, phá vỡ nhiều giá trị văn hóa gia đình, hủy hoại cương thường đạo lý ở cái thời mà sau này người ta gọi là “Thời của thánh thần” (Hoàng Minh Trường), di chứng và hậu họa của nó còn khủng khiếp, ám ảnh và thật khôn lường. Nó từng khiến cho nhà văn Nguyễn Khải sau này khi viết Một người Hà Nội còn nhắc đến những kỉ niệm buồn về mối quan hệ gia đình, về lối sống sinh hoạt xô bồ, thô lỗ của những người mang danh chiến thắng và đại diện cho những người chủ tương lai của đất nước.
Thế rồi, thời cuộc đã cuốn hút sự quan tâm của toàn xã hội bởi những biến cố lịch sử, bởi giá trị độc lập tự do của dân tộc, bởi sự sống còn, trải suốt mấy thập niên. Chúng ta cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành liên tiếp những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Toàn là những công cuộc vĩ đại “thay sông đổi núi”, dữ dội và khủng khiếp. Trong suốt chặng đường ấy, văn hóa gia đình không phải không được phát huy, đề cao. Thực ra nó không bị lu mờ, nhưng nó chỉ được tận dụng, khuyến cáo, tuyên truyền và đề cao những nội dung, những đặc điểm và thành tố nào đó cần thiết nhất, lợi ích nhất và phục vụ trực tiếp cho những cuộc kháng chiến và kiến quốc vĩ đại như đã nói ở trên. Ví dụ, có một thời không ai hạn chế sinh đẻ, rồi đến lúc lại cổ vũ cho phong trào
“Ba khoan” (khoan yêu - khoan cưới - khoan có con) để thực hiện cho khẩu hiệu
“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”. Và cũng thời
ấy, câu khẩu hiệu: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” luôn được dán trong phòng tân hôn của các đôi trai gái. Chúng ta vẫn luôn đề cao truyền thống yêu nước và cách mạng của gia đình và dòng tộc. Tất cả những gì của gia đình bé nhỏ được đặt trong mối quan hệ về yêu cầu cấp bách của cộng đồng xã hội, của nhân dân, đất nước rộng lớn. Cái riêng phải hòa trong hoặc tôn thờ cái ta chung. Tất cả không được ra ngoài quỹ đạo ấy. Những đặc điểm khác của văn hóa gia đình bỗng trở nên nhỏ bé so với nhiệm vụ chính trị của quốc gia dân tộc. Nhiều khát vọng nhân bản, nhân văn bị coi nhẹ hoặc lờ đi, thậm chí bị quy kết thành quan điểm tư tưởng tiêu cực…
Sau chiến tranh, đất nước bước vào thời kì đổi mới. Biết bao những khó khăn chất chồng về kinh tế, sự khủng hoảng về đường lối xây dựng đất nước kéo dài nhiều thập kỉ, cộng với những rối bời trong mối quan hệ quốc tế đã tác động sâu sắc đến văn hóa gia đình. Các mối quan hệ, các tiêu chí đạo đức không còn như xưa nữa. Khi đường lối kinh tế được xác lập, nhiều người trong chúng ta vừa như bừng cơn tỉnh giấc, thấy ánh sáng cuối đường hầm. Tất cả ào ào xông lên như muốn chiếm lĩnh thị trường, làm ra sản phẩm hàng hóa, buôn bán hàng hóa và biến hàng hóa thành tiền. Kẻ không có gì và không thể có gì để có hàng
hóa thì bán thân, bán sức lao động trong và ngoài nước miễn sao có được ánh sáng và sức nặng kim tiền. Văn hóa xã hội - trong đó có văn hóa gia đình có một giai đoạn bị mất định hướng. Có thể thấy: làm kinh tế mà không quan tâm đến văn hóa gia đình và văn hóa cộng đồng thì đó là một nguy hại.