Ứng xử trong quan hệ anh chị em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa (Trang 68 - 71)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Ứng xử trong quan hệ anh chị em

Gia đình là tổ ấm thiêng liêng của mỗi người. Gia đình là nơi con người tìm về mỗi khi vấp ngã khổ đau, bởi ở đó không chỉ có tình cảm vợ chồng, tình cha nghĩa mẹ mà còn có tình máu mủ ruột già giữa anh chị em với nhau. Tình cảm thiêng liêng ấy đã được Ma Văn Kháng tái hiện trong các tiểu thuyết viết về gia đình của ông qua cách ứng xử đầy yêu thương tình nghĩa, sự bao bọc che chở

chị ngã em nâng” giữa các thành viên với nhau.

Đến với Mùa lá rụng trong vườn, người đọc thật sự xúc động trước tình cảm mà các nhân vật trong gia đình ông Bằng dành cho nhau. Đó chính là truyền thống xem trọng huyết thống của người Việt Nam. Bên cạnh đó, ông Bằng luôn cố gắng gìn giữ tôn ti trật tự trong gia đạo. Chính vì vậy, cung cách ứng xử cũng phải có sự khác biệt. Làm anh, chị bao giờ cũng phải biết nhường nhịn, lo lắng cho các em. Ngược lại, các em cũng phải kính trên, giữ gìn cho đúng bổn phận của mình. Tác phẩm mở ra bằng khung cảnh gia đình ông Bằng những ngày giáp Tết. Ở đó, người đọc có thể cảm nhận được những điều tốt đẹp từ các mối quan hệ gia đình: anh chị em ruột, chị dâu - em chồng, hai chị em dâu. Họ tỏ ra hiểu nhau, gần gũi và sẵn sàng sẻ chia với nhau những vấn đề của đời sống gia đình để cùng dựng xây một tổ ấm.

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ông Bằng vốn thuận hòa, tốt đẹp. Và đến ngày Tết cổ truyền, họ lại đầm ấm sum vầy bên nhau, yên vui và bình dị. Chị Hoài dù đã đi bước nữa vẫn luôn luyến lưu gia đình chồng cũ. Chính chị đã tâm sự với Lý: “Cô Lý ạ, tôi quý nhất gia đình ta ở cái nghĩa, cái tình” [32, 136]. Chính vì “cái nghĩa, cái tình” mà dẫu hoàn cảnh đã đổi thay, người phụ nữ nông thôn đẹp người đẹp nết ấy vẫn xem mình là một thành viên trong gia đình chồng cũ. Chị vẫn viết thư cho ông Bằng, vẫn dõi theo gia đình một thời là máu thịt cuộc đời chị. Không chỉ quan tâm lo lắng cho sức khỏe của người cha chồng, chị Hoài còn luôn dành sự yêu thương tới các em, các cháu. Dẫu chín năm trời xa cách, từ ngày lên dự đám cưới Luận - Phượng, hôm nay mới có dịp trở về chốn cũ, nhưng người phụ nữ hồn hậu ấy nắm rõ cuộc sống

của các em: từ việc Phượng chuyển công tác về thành phố để hợp lý hóa gia đình trước rồi đón con và mẹ đẻ về sau, chuyện Cần sẽ về nước để cưới vợ, cho tới chuyện Cừ vượt biên đi nước ngoài… Rõ ràng, người phụ nữ ấy “vẫn giao

cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này” [32,

106]. Lời chị Hoài dặn Đông, Luận, Phượng về cách ứng xử đầy bao dung với đứa em sa ngã chính là minh chứng cho tình máu mủ ruột già: “Cừ nó hư thật. Nhưng nó là ruột thịt, có điều kiện gần gụi thì phải bảo ban nó. Trẻ tuổi, nó dại

dột, lại dễ phẫn. Một mai nó nghĩ lại thì cũng nên rộng lòng tha thứ” [32, 159].

Chính vì vậy, kết thúc tác phẩm, là hình ảnh anh em, vợ chồng Luận ngồi lại bên nhau, sau cái chết của người cha, để bàn về việc hàn gắn vết thương gia đình. Cái cách mà họ đưa ra chính là sự yêu thương, bao dung và tha thứ. Chính tình thương sẽ níu giữ lại cho họ một mái nhà, sau tất cả những đổ vỡ, đắng cay.

Thương yêu, đùm bọc nhau chính là lối ứng xử đầy nhân ái giữa anh chị em trong gia đình. Mặc dù mỗi người đã có mái ấm riêng, nhưng trước hoàn cảnh đáng thương của vợ con Cừ thì Luận, Phượng, chị Hoài đều mở rộng cánh cửa gia đình để cưu mang họ…Mối quan hệ anh chị em không chỉ là tình, mà còn là nghĩa. Chị Hoài trước khi chia tay đã dặn Phượng: “Còn vợ con Cừ, nếu có khó khăn gì, em biên thư cho chị. Giúp được việc gì, chị sẽ cố. Thương người

như thể thương thân, em ạ” [32, 159]. Biết Phượng bị mất xe đạp, lại mới

chuyển về thành phố nên còn khó khăn, chị Hoài muốn giúp em chút tiền lúc hoạn nạn. Nhưng thương chị, Phượng cũng không nỡ nhận. Hình ảnh hai chị em dâu giằng đẩy nhau trên sân ga đã đánh thức mỗi chúng ta niềm thiêng liêng sâu kín về tình cảm gia đình. “Chị ngã em nâng”, “Lá lành đùm lá rách” luôn là bài học về tình nghĩa anh chị em giữa vòng xoáy xô bồ của cuộc sống hiện đại. Tình cảm ấy khiến cho Phượng mỗi khi nghĩ về tất cả những điều đã xảy ra, chị lại thấy rưng rung: “Thương quá ba mẹ con Cừ và chị Hoài. Thương quá bác Đông. Thương quá anh Luận. Và với Cừ, Phượng có lúc chợt sa nước mắt xót xa. Riêng Lý, Phượng vẫn canh cánh thương nhớ trong lòng...Với mọi sự sa sẩy lầm

Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình còn được nhen lên từ những tâm hồn trẻ thơ. Trong Côi cút giữa cảnh đời, Ma Văn Kháng cũng đã nhiều lần nhắc đến tình thương của bé Duy dành cho đứa em bé bỏng của mình. Nhà văn đã nhiều lần để nhân vật của mình thốt lên: “Ôi, tôi thương em Thảm của tôi lắm” [29, 145]; “Trời! Tôi thương em gái tôi quá” [29, 167]. Thương bà gần bảy chục tuổi đầu rồi mà vẫn phải hai lần nuôi cháu nhỏ, Duy cũng thương đứa em bé bỏng đã thiếu thốn hơi ấm của mẹ. Duy hiểu vì sao em Thảm hay khóc nhiều hơn những đứa trẻ khác: “Em nhớ mẹ, em tủi phận đấy. Và đêm nào cũng vậy, không ít hơn một lần, đang ngủ bỗng dưng bừng thức với tiếng khóc hờn dỗi kéo dài khoảng gần một giờ đồng hồ. Khóc vì đói thì chỉ cần cho em ăn là em nín. Vì rét thì ủ thêm chăn cho em. Vì nóng thì bế em ra sân cho em thoáng. Còn vì tủi thì dỗ

thế nào em cũng không nguôi” [29, 150]. Có lúc thấy cái Thảm ốm quá, cậu bé

ước có thể ốm thay em mình. Cuộc sống khốn khó cơ cực dường như đã dạy Duy trưởng thành trước tuổi. Cậu bé bỏ ăn để dành phần ấy cho em. Tám tuổi, Duy đã biết vá quần áo. Người đọc không khỏi xót xa trước nỗi buồn, nỗi lo của một cậu bé còn đang ở tuổi ăn, tuổi chơi: “Tôi chỉ tiếc không biết cách nào làm ra tiền để

mua sữa, mua đường cho em Thảm đáng thương của tôi thôi” [29, 145].

Từ những mối quan hệ gia đình ấy, phải chăng Ma Văn Kháng muốn khẳng định rằng: “Xã hội dù phát triển tới mức nào cũng không thể coi nhẹ những quan

hệ gia đình. Gia đình vẫn tồn tại như một thực thể xã hội” [64, 13]. Với cảm quan

hiện thực, nhà văn thấy sự cần thiết phải duy trì, củng cố quan hệ gia đình:

Thiêng liêng thay cái tế bào xã hội nhỏ nhoi này! Nhỏ nhoi vậy mà là nền móng,

mà kết hợp trong nó bao quan hệ. Tình cha con, vợ chồng, anh em, những quy tắc luân lý bất thành văn, bám rễ sâu vào huyết mạch, tâm cảm, giằng níu mọi người

trong những giao kết, liên hệ vừa nghiêm chỉnh vừa thân mật” [32, 119].

Có lẽ, phải gần gũi, yêu thương lắm với con người, nhà văn mới có thể phát hiện và khẳng định sự tinh tế trong cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Rõ ràng, quan hệ hôn nhân trong gia đình Việt hiện đại vẫn mang những dấu ấn truyền thống. Tuy không còn mang nặng tư tưởng thiết chế gia trưởng:

cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ nhưng nó cũng trở thành phép ứng xử trong hôn nhân. Điều đáng quý là Ma Văn Kháng đã cho ta thấy sự bền vững của gia đình bắt đầu từ những mối quan hệ cơ bản ấy:

Chao ôi! Sự bền vững của các mối quan hệ tình cảm gia đình là tự nhiên, vốn

có. Chồng quý vợ, cha yêu con. Cái tình đương nhiên ấy cũng ngàn năm tồn tại, vĩnh hằng tồn tại, như tình yêu đất nước giống nòi vậy. Vì trên thế gian này người thì có hàng tỷ nhưng mỗi người chỉ thuộc về một dân tộc, một quốc gia và

sinh ra, lớn lên từ một gia đình duy nhất mà thôi” [32, 352].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)