7. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng
Ông cha ta từng nói: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Rõ ràng từ xa xưa, thuận hòa là một trong những điều căn cốt để xây nên một mái ấm gia đình. Và điều đó cũng là một nét đẹp của văn hóa ứng xử trong gia đình. Tiếp nối quan niệm nhân sinh truyền thống tích cực ấy của ông cha, trong Mùa lá rụng trong vườn, nhà văn đã khẳng định và ca ngợi tình vợ chồng hòa hợp giữa Luận và Phượng. Tình yêu của họ giản dị, chân tình mà đằm thắm, sâu sắc. Luận và Phượng đã qua thời yêu đương tuổi trẻ, bây giờ đã là một gia đình hoàn chỉnh: “Sau chín năm xa cách, Luận đi bộ đội, Phượng về tỉnh nhỏ, đây là lần
đều cố gắng biết lắng nghe chân thành để hiểu những suy nghĩ và tình cảm của nhau, sau đó tìm cách trao đổi một cách hiệu quả những ý kiến và cảm xúc riêng của họ. Thông qua sự đồng cảm, họ xây đắp một mối quan hệ sâu sắc về lòng tin và tình yêu. Căn buồng của Luận và Phượng chính là biểu tượng cho sự hài hòa của đời sống vợ chồng: “Nơi đây, họ sống cần kiệm, giản dị mà không thô sơ, nghèo nàn…Đây là vũ trụ thu nhỏ, ở đó sống chung hai con người hiểu nhau, tôn trọng nhau và dắt dìu nhau. Ở đây có cả chăn gối thân mật mà không suồng sã, thô bạo. Ở nơi đây chị là sự dịu dàng, êm ái, bản năng nhân từ, tinh tế, bền bỉ, sâu kín. Anh thông minh, khách quan, ý chí, duy ngã, mạnh mẽ…Trên cái nền chung, hai người đắp đổi, bù trừ cho nhau, tạo nên một mối liên hệ bền vững hơn tất cả các hợp đồng, khế ước giàng buộc, chi phối nhau; tới mức tình trạng
tinh thần người này quyết định âm điệu cuộc sống của người kia” [32, 192]. Gia
đình Luận là hình ảnh mẫu mực của gia đình hiện đại nhưng lại có sự kế thừa và tiếp nối truyền thống.
Trong Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng cũng dành không ít những lời kể khá ngọt ngào về tình cảm vợ chồng giữa Đông và Lý, trước khi hôn nhân của họ bị rạn nứt. Họ đến với nhau và nên vợ nên chồng cũng xuất phát từ tình yêu. Tình yêu giữa cô thợ may tập sự với anh bộ đội người thành phố đi kháng chiến chín năm, giờ đóng lon quan ba trở nên thắm thiết ngay sau khi thành phố sạch bóng quân thù được hai tháng, nhưng phải tới năm 1960 đám cưới của họ mới được tổ chức. Cưới nhau xong, “Đông gần như xa nhà suốt từ năm 1961 cho tới tận khi hòa bình lập lại. Anh chỉ được sống bên vợ trong những ngày
nghỉ phép năm hoặc về Thủ đô họp hành, học tập” [32, 147]. Lấy Lý, Đông
hoàn toàn mãn nguyện. Lý xinh đẹp, ít học nhưng thông thạo thực tiễn và đảm đang. Trong mắt Đông, Lý hiện lên với vẻ đẹp rạng ngời khi chị thực hiện thiên chức phụ nữ, biết chăm sóc, vun vén cho gia đình: “Tựu trung, Lý vẫn là một phụ nữ thông minh, quyền biến, đầy ý chí tự lập. Chị một mình nuôi con, ngay từ lúc thằng Dư còn trứng nước, nhất định không hé răng nhờ cậy sự giúp đỡ của
của bà mẹ. Bà đòi nọc anh ra vì tội nghe vợ, và ông thiếu tá lúc đó cũng đã chấp nhận để giữ được mọi sự thuận hòa. Và Lý đã không phụ lòng Đông. Có một người chồng như Đông, Lý cũng rất mãn nguyện. Chị yêu chồng, quý con. Quãng thời gian ấy đối với Lý và Đông, đẹp dung dị biết bao: “Trong những năm ấy, chị có cái tâm lý của người phụ nữ đã yên bề gia thất, một người mẹ đã có một đứa con trai kháu khỉnh, một người vợ đang có một ông chồng sỹ quan…” [32, 149].
Những năm tháng chiến đấu, cuộc sống của người lính cho Đông một nếp sống nếp nghĩ lành mạnh, giản dị: “Trong khi bạn bè không ít người đi chiến trường mà lòng dạ không ngớt lo âu cho cuộc sống gia đình thì Đông gần như là
một kẻ vô lo...” [32, 148]. Và sau những tháng ngày bom đạn gian khổ, Đông trở
về như một người anh hùng trong mắt gia đình và vợ con. Mỗi khi kể về chồng với bạn bè, Lý vẫn bảo: “Ông Trung tá nhà tao được cái đức ăn, đức ngủ là không ai bằng. Một cân gạo một bữa, tao không nói ngoa. Còn ngủ, đặt mình
chưa đầy một phút đã thành chiến sĩ thi đua kéo gỗ ngành lâm nghiệp rồi!” [32,
149]. Trong lời kể ấy, ta thấy niềm kiêu hãnh và tự hào về chồng của Lý. Đó cũng là biểu hiện cho tình yêu mà một người vợ dành cho chồng. Còn Đông, sống đơn giản và thụ động nhưng không có nghĩa anh không yêu Lý. Sau khi Lý bỏ nhà vào Sài Gòn, Đông vẫn có một lối ứng xử đúng mực, nhưng nỗi đau thì giằng xé trong tâm can: “Đông vẫn khóc thầm và Phượng đã thấy nhiều đêm anh đi tha thẩn như vô định trong vườn cây bên nhà. Anh vẫn nhớ Lý, Lý vẫn
sống trong anh, với những bản sắc riêng không thể phai nhòa” [32, 409].
Trong Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn cũng khẳng định mối quan hệ vợ chồng của Tự và Xuyến không phải là không có những điều tốt đẹp, đáng trân trọng, nhất là tình nghĩa vợ chồng. Xuyến không phải là mối tình đầu của Tự. Anh không yêu Xuyến bằng những tình cảm thánh thiện, trong sáng như với Phượng. Tự đến với Xuyến, mến cô bởi tính tình bộc trực và vẻ đẹp thôn nữ thuần phác. Cô thô mộc, xù xì, chẳng được mài giũa, đẽo gọt bao giờ. Khi đã là vợ Tự, “Tính nết Xuyến cũng như nhan sắc Xuyến thô vụng, giàu thực tiễn,
nhưng biến động dồi dào. Chị chăm chỉ, tằn tiện, chi ly tính toán. Mang trong mình cái nghèo khó thâm căn, chị chỉ có một nguyện vọng là giàu có, sung
sướng” [33, 384]. Vợ chồng ăn ở với nhau, quen hơi quen tiếng rồi thương nhau.
Tự không giỏi giang gì trong cuộc sống mưu sinh, vì vậy, khi thấy Xuyến thèm khát vật chất, ao ước no đủ sung sướng, Tự không dè bỉu, chê trách vợ mà anh rất cảm thông và thương Xuyến. Tự hiểu: Xuyến là đàn bà, mà lo toan đời sống bản thân, gia đình là thiên chức của đàn bà. Nhìn cô hân hoan trước cái tủ ly mới sắm, “Tự bỗng thấy không chỉ là thương, là thông cảm, anh càng phải tha thứ
và yêu quý Xuyến. Xuyến dẫu thế nào vẫn hết sức hấp dẫn anh” [33, 402].
Bóng hình Phượng cùng mối tình đầu vẫn lưu dấu, không phai mờ, nhưng sống bên cạnh Xuyến, ở Tự cũng nảy sinh những cảm xúc vợ chồng. Công bằng mà nói, Xuyến có vẻ đẹp riêng: “Thể chất Xuyến khỏe mạnh, không bao giờ hao mòn ngay cả lúc phải sống kham khổ. Ba mươi tám tuổi, chị nở nang hết độ...Ngực chị căng và eo hông chị thì giàu có ý nghĩa phồn thực nguyên sơ. Đường nét khuôn mặt chị không thanh nhã, như cuộc sống thô mộc chưa hề qua
bào giũa, nhưng óng ả cái hình sắc của tự nhiên phôi thai” [33, 384]. Vẻ đẹp
của Xuyến vừa tự nhiên, vừa pha trộn, lôi kéo con người nghiêng về phía nhục cảm. Và Tự, cũng như mọi kẻ đàn ông khác, cũng có nhu cầu về mặt này. Những lần bên Xuyến, Tự đều cảm nhận được rằng: “Đời sống vợ chồng, cái quan hệ lạ lùng biết bao. Dẫu có trải qua bao xô đẩy, động chạm đắng cay, cuối cùng thì vẫn khó có thể lãng quên. Đã có lúc bỏ qua tất cả khác biệt, họ như hai con vật, quấn quýt nhau vì nhu cầu nhục thể thúc bách và mong muốn hòa hợp
để an ủi nâng đỡ nhau…” [33, 63]. Nhưng anh đến với Xuyến đâu phải chỉ là do
sự thôi thúc của bản năng mà còn do khát vọng về sự hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn. Với Tự, “Vợ chồng là cái quan hệ trao xương gởi thịt cho nhau. Là sự dính liền, cộng sinh của hai nửa cơ thể. Là sự gửi gắm thể xác và linh hồn cho nhau. Là mối quan hệ thiêng liêng, độc quyền, cá biệt cao độ. Là sự tồn tại
mang tính người đặc sắc” [33, 402]. Vì vậy, trước sự tha hóa mỗi ngày một trầm