Nỗi cô đơn của con người trong gia đình hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa (Trang 81 - 86)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Nỗi cô đơn của con người trong gia đình hiện đại

Nền kinh tế thị trường đã có những tác động không hề nhỏ tới mỗi gia đình Việt. Giữa nhịp sống mới xô bồ, gấp gáp, các thành viên trong gia đình dường như ít có sự quan tâm đến nhau hơn. Để rồi có lúc lắng lòng lại, con người nhận ra nỗi cô đơn của chính mình. Trong tiểu thuyết sau 1975 của Ma Văn Kháng, nhà văn cho ta thấy: như một hệ quả tất yếu của sự rạn nứt gia đình bởi mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thị dân, chính khoảng cách giữa các thế hệ: giữa cha mẹ với con cái, giữa anh chị em với nhau, sự “lệch pha” trong đời sống vợ chồng đã dẫn đến sự cô đơn của mỗi cá nhân trong đời sống gia đình.

Trước hết phải kể đến nỗi cô đơn của Đông trong Mùa lá rụng trong vườn trong chính gia đình anh đang sống. Với suy nghĩ giản đơn, cách sống thụ động, anh như bị tách mình ra khỏi gia đình, tách ra khỏi nhịp sống hối hả của thời đại kim tiền. Trở về từ cuộc chiến, anh cảm nhận rất rõ sự lạc lõng của bản thân. Nhất là với Lý, anh chỉ là một người sống vô trách nhiệm. Đông không tìm được tiếng nói chung với vợ, với cha và các em. Và khi Lý phản bội anh, bỏ nhà đi theo người đàn ông khác, Đông rơi vào trạng thái suy sụp hoàn toàn: “Mùa đông tới với những đợt gió mùa tràn về như những lớp sóng dồi. Đông co ro trong giá lạnh…nỗi đau mỗi ngày một ngấm thêm. Đông hiểu, anh

vừa mất một cái gì hệ trọng và thân thiết quá” [32, 373]; “Chưa đầy hai tháng

mà Đông đã biến thành một ông già, mỗi ngày một nặng nề, thụ động, buồn

nản thêm” [40, 363]. Phượng sửng sốt khi thấy chỉ sau một đêm mà tóc Đông

bạc trắng: “Đông sa vào buồn tủi thật vì nhiều lúc thấy mình cô lẻ, trơ trọi giữa trống vắng. Và sự trống vắng đã ở nhãn tiền càng ghê sợ xiết bao khi

Đông đã ở vào cái tuổi này” [32, 364].

Trong gia đình ông Bằng, không chỉ có Đông là người sống với bi kịch cô đơn, mà các thành viên khác, ở những phương diện khác nhau cũng có những tâm sự không thể san sẻ cùng ai. Đó còn là nhân vật Cừ - một đứa con sớm lầm

lạc trong gia đình, một người không được miêu tả trực tiếp, chỉ được gợi lên qua một vài chi tiết và sự bàn luận của các thành viên khác trong nhà. Nhà văn đã đặt Cừ vào những điểm nhìn khác nhau để làm nổi bật nỗi cô đơn của nhân vật. Trong mắt cha mẹ, Cừ là đứa con hư hỏng, chơi bời lêu lổng. Trong mắt Đông và Luận, Cừ là đứa em ngỗ nghịch, không biết nghe lời. Trong khi ba người anh và em trai được cả nhà cưng chiều, tự hào, thì Cừ như đứa trẻ lạc loài, mọi sự đối xử của mẹ cha cũng vì thế mà thiên lệch. Cừ sớm ý thức được điều đó, anh sống cô độc và trơ trọi chính trong vòng tay của mẹ cha và anh em ruột: “Ôi!

Người ta chỉ quý trọng kẻ nào đem lại lợi ích, danh vọng cho người ta thôi!”

[32, 264]. Cũng chính vì suy nghĩ đầy mặc cảm ấy mà Cừ càng rơi vào lối sống buông thả, bất cần đời. Việc yêu đương, lấy vợ, sinh con với anh chỉ là chuyện sinh hoạt vặt vãnh thường ngày. Cừ bỏ việc, trốn ra nước ngoài kiếm tìm một tương lai mới, nhưng dù đi tới một chân trời đầy hứa hẹn anh vẫn là kẻ hoàn toàn cô độc: “Con đã oán giận một cái gì đó, cay cú một cái gì đó. Rồi lại ước

ao một cái gì đó (...). Bây giờ thì vỡ mộng, phản tỉnh với cái ước ao, tiếc nuối

cái đã oán giận, cay cú. Con đã thất vọng hoàn toàn (...). Đời con lung tung thế.

Sướng có, khổ có. Hưởng thụ lắm, đau đớn nhiều” [32, 269]. Cuối cùng Cừ đã

tự phán quyết số phận mình, kết thúc tất cả những chuỗi ngày đau khổ của bản thân bằng cái chết tha hương nơi xứ người: “Con đã đi tới cái đích và thấy rằng chỉ có cái chết mới nói lên được giá trị của sự khám phá đó của con. Sống nữa

cũng bằng thừa!” [32, 269].

Cũng cần phải nói tới sự cô đơn của Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú. Anh là một giáo viên giỏi, một cán bộ nhiệt huyết, tài năng nhưng ngay trong môi trường sư phạm, chính tại trường học của mình, Tự luôn là người cô độc. Anh phải đối diện với những đồng nghiệp luôn ganh ghét với mình, những kẻ nắm quyền cậy thế luôn tìm cách hạ thấp anh. Anh lạc lõng với lối sống giả tạo chạy theo đồng tiền và quyền hành của xã hội, xa lạ với chính đám học trò

lỗ mãng, trâng tráo, đểu giả, lưu manh”. Nhưng đau đớn tủi cực hơn nữa, Tự bị

cặp vợ chồng có nhiều điểm khác biệt. Họ đến với nhau có lẽ không phải xuất phát từ sự rung động mãnh liệt của tình yêu: “Anh quen Xuyến khi anh đã ngoài ba mươi tuổi, và Xuyến đã hăm bảy, vừa từ nông thôn lên, sau mấy năm bế con, nội trợ cho vợ chồng một người anh họ, học qua một lớp sơ cấp, về làm nhân

viên thư viện ở một khu phố. Anh hay đến đấy mượn sách và đọc sách” [33,

378]. Họ mến nhau, anh theo cô về thăm bà mẹ thân sinh ra cô. Và lần ấy, anh bị cuốn vào sự chủ động, táo bạo của một cô gái thôn quê, ít học nhưng có vẻ đẹp

vừa sơ khởi, vừa pha trộn, lôi kéo con người nghiêng về phía nhục cảm” [33,

384]; “Cái ổ rơm nhặm nhuội rối bời, nhàu nát trong cuộc quần thảo do chính

cô khởi xướng” [33, 378] hôm ấy mãi mãi để lại trong Tự một dư vị đặc biệt.

Rồi nên vợ nên chồng. Thời gian tìm hiểu nhau không dài nên khi về chung một nhà, giữa Tự và Xuyến bắt đầu nảy sinh những bất đồng trong nhận thức, cách sống. Tự vốn dĩ là một thầy giáo hiền lành, ít nói, thiên về sống nội tâm, thậm chí hơi thụ động, nhu nhược: “Anh vốn là kẻ phóng tâm coi nhẹ việc ăn uống,

may mặc. Vả lại, đã quen nếp sống đạm bạc như tu hành, ép xác (…), trong

quan niệm nhân cách, rất yêu vẻ đẹp của kẻ quân tử, ăn không cần no, ngủ

chẳng cần yên…” [33, 58]. Với anh, niềm đam mê khó cưỡng là sách. Giữa thời

buổi thóc cao gạo kém, khi gánh nặng kinh tế gia đình đè trĩu lên vai Xuyến,

Tự thấy mình là một thằng hèn” [33, 60]. Trong khi đó, Xuyến thừa tinh nhanh,

nhạy bén với thời cuộc nhưng lại thiếu tính kiên nhẫn, dịu dàng, mềm mỏng của một người vợ, người mẹ. Thậm chí, trong ý nghĩ, lời nói và hành động, không ít lần Xuyến tỏ thái độ khinh thường chồng: “Một lần, Xuyến đã vứt toẹt mấy trăm

bạc anh đưa xuống đất, dài mồm khinh bạc: “Tưởng báu lắm đấy, hả?”. Thái độ

ấy khúc xạ như một sự thật nhưng vẫn làm Tự đau lòng. Cái lúc cơ khổ như thế

này, giá mà vợ chồng biết an ủi nhau, biết yêu thương nhau!” [33, 61].

Sống cùng một mái nhà nhưng Tự không thể tìm được tiếng nói chung với Xuyến. “Đồng sàng dị mộng”, hai người đã trở thành hai kẻ hoàn toàn xa lạ. Tự không thể san sẻ những tâm tư, tình cảm cùng Xuyến, thậm chí thấy mình như một cái bóng, một người thừa trong mắt vợ. Anh như cố co mình lại trên căn gác

nhỏ, quay lưng với thực tại để quên hết những đắng cay, chua chát trong cuộc sống thường ngày. Tại căn gác xép này, “Tự thực sự đóng vai ông chủ, thiết lập một bầu không khí, một thế giới tinh thần theo ý hướng riêng, có hiệu suất cho mục đích, hoạt động của mình. Căn gác xép, thánh đường tôn nghiêm, tháp ngà cao quý, câu lạc bộ văn hóa, phân xưởng rèn đúc năng lực và ý chí của Tự, nơi

tuổi bốn mươi ba của Tự trú ngụ tháng ngày” [33, 13].

Buồn thay, nếu như Đông như một bác Xiến Tóc già “mũ ni che tai” trong văn Tô Hoài, tự cho mình cái quyền gác bỏ, thờ ơ giữa gia đình, thì Tự vừa chống chọi, né tránh, khinh bạc ngạo nghễ với thói đời ô trọc vừa phải cố thủ trong căn gác xép chật chội, lộn xộn với đầy sách vở và những thứ giáo lý mà anh tôn thờ. Con người Tự như chia làm hai. Một ở trường là thầy giáo nhiệt thành với học sinh, nghiêm túc trong chuyên môn và ít va chạm với đồng nghiệp. Khi về nhà, Tự sống thật với chính mình ở cái không gian nhỏ bé “hình

vuông, mỗi chiều dài ba mét ấy. Ở đây, Tự xa lánh cái phồn tạp, trần ai, tách ra

khỏi đời sống đang bị tước dần những giá trị đích thực, không giao tiếp với

những chuyện tầm phào, thói sùng bái đồng tiền và sự tráo trở thô bạo (...).

đây, từ sáng đến tối, Tự có thể giành hết tâm lực cho việc nghiên cứu, soạn bài, chấm bài, lặn ngụp thỏa chí trong cái dại dương mênh mông của nghề sư phạm và nghệ thuật ngôn từ. Đây là nơi Tự trốn tránh những cuộc viếng thăm xã giao

và xin xỏ, biếu xén của cha mẹ học trò” [33, 13].

Không chỉ có những công việc của cá nhân, mà cả những nỗi đau riêng tư nhất Tự cũng chịu đựng một mình trên căn gác nhỏ ấy: “Cả cơn sốt rét rừng, di

chứng của tám năm đi bộ dội ở Trường Sơn, cũng được Tự giấu kín ở trên này

[33, 14]. Tự hoàn toàn cô độc giữa dòng đời và ngay chính trong gia đình mình. Cái cô đơn của Tự mang vẻ đẹp nhân cách một con người vượt lên trên những xấu xa tầm thường, quyết không hòa mình với cái hèn hạ, thấp kém để đánh mất mình. Nỗi đau mà Tự phải chịu đựng khiến người đọc không khỏi xót xa cho số phận nhỏ bé của con người trước cơn lốc của thời đại.

Tiểu kết chương 2

Từ việc tìm hiểu những tiểu thuyết viết về đề tài gia đình của Ma Văn Kháng sau 1975, có thể khẳng định: Ma Văn Kháng đã nhìn thấy những nét đẹp trong văn hóa gia đình thời kỳ hiện đại. Đó là những giá trị bền vững từ tình cảm thiêng liêng đến những nét ứng xử chuẩn mực trong từng mái nhà. Bên cạnh đó, nhà văn còn thẳng thắn và cay đắng nhìn nhận những đổ vỡ, rạn nứt của nhiều mái ấm thời mở cửa. Nó khiến chúng ta phải suy ngẫm về sự suy đồi của một bộ phận không nhỏ con người trong xã hội. Song với cái nhìn đầy nhân ái, nhân văn, nhà văn đã khẳng định: mặc dù có những điều đáng buồn nhưng gia đình người Việt vẫn giữ được những giá trị vĩnh hằng đáng trân trọng. Giữ vững những giá trị truyền thống của gia đình người Việt, con người Việt Nam vẫn đối diện với cái mới, không phủ nhận những mặt tích cực của gia đình hiện đại. Từ những suy ngẫm, trăn trở của nhà văn về văn hóa gia đình người Việt thời mở cửa, chúng ta thấy Ma Văn Kháng đã kế tục và phát huy quan niệm “văn dĩ tải đạo” của ông cha ta ngàn đời. Giữa những biến cố của thế cuộc trên con đường đổi mới hội nhập và phát triển, khi những giá trị cũ - mới còn đang dang dở, ngổn ngang, nảy sinh những suy vi, tha hóa, những nhà văn như Ma Văn Kháng với lập trường tư tưởng vững vàng, kinh nghiệm trường đời dày dặn, nhãn quan sắc bén, tấm lòng ưu ái, nhân văn sẽ tái tạo những hình tượng nghệ thuật lay động lòng người. Chính vì cậy, Ma Văn Kháng cũng như rất nhiều cây bút cùng thời xứng đáng được coi là người chiến sỹ ngoan cường trên mặt trận văn hóa - tư tưởng. Họ vừa duy trì vừa gây dựng những giá trị đạo đức xã hội, được bắt đầu từ thành trì và pháo đài gia đình.

Chương 3.

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG SAU 1975

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài gia đình trong tiểu thuyết của ma văn kháng sau 1975 từ góc nhìn văn hóa (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)